Quá trình dạy học động tác là một tiên đề của dạy học trong giáo dục thể chất. Trước khi dạy một động tác nào đó phải xem người tập đó sẵn sàng để tiếp thu chưa. Có thể phát hiện sự sẵn sàng đó bằng cách các bài tập kiểm tra (thử nghiệm), các thông tin về kinh nghiệm trước đây của người tập, các bài tập chuẩn bị, dẫn dắt. Sự chuẩn bị thường biểu hiện 3 yếu tố: mức độ phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng vận động, và yếu tố tâm lý.
Việc giáo dục các tố chất thể lực bằng các bài tập chuẩn bị chung và chuyên môn có vai trò quyết định để đảm bảo sự sẵn sàng dạy học những động tác đỏi hỏi các tố chất có biểu hiện ở mức độ cao.
Muốn chuẩn bị dạy học tốt các động tác phức tạp, nói chung phải dựa trên cơ sở biết hoàn thiện khéo léo các nguyên tắc thích hợp và cá biệt hóa, hệ thống và phát triển từ từ yêu cầu.
trên các giai đoạn tương ứng của quá trình hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động. Muốn học thành kỹ xảo tương đối hoàn thiện thì phải trải qua 3 giai đoạn tiêu biểu khác nhau cả về nhiệm vụ sư phạm cũng như phương pháp giảng dạy.
Giai đoạn 1: Là dạy học ban đầu về động tác.
Mục đích của giai đoạn này là dạy học các nguyên lý kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng hoàn thiện nó, mặc dù dưới dạng thô thiển. Các nhiệm vụ để đạt mục đích trên:
Tạo kỹ năng chung và động tác và tân thế tốt để tiếp thu động tác đó.
Học từng phần (từng giai đoạn hay yếu lĩnh) của kỹ thuật động tác mà trước đây chưa biết.
Ngăn ngừa hoặc loại trừ những cử động không cần thiết và những sai phạm lớn trong kỹ thuật động tác.
Hình thành nhịp điệu chung của động tác.
Việc dạy học động tác thường được bắt đầu từ hình thành kỹ năng chung về các cách thực hiện hợp lý động tác đó và hình thành tâm thế tốt để tiếp thu cách thức thực hiện. Trước hết thường dùng phương pháp sử dụng lời nói cũng như các phương pháp làm mẫu động tác… Trước khi mô tả bằng lời nói cần làm mẫu một lần hoàn chỉnh. Làm chính xác và đẹp mắt sẽ gây hứng thú ham muốn học động tác.
Việc phân chia động tác trong dạy học ban đầu là hoàn toàn hợp lý vỡ việc hoàn thiện một hệ thống chức năng phức tạp luôn gây cho hệ thần kinh một khó khăn lớn nên phải giảm nhẹ nhiệm vụ vận động về mặt tâm lý, tránh được sự củng cố những sai lầm trong vận động cơ bản nảy sinh ngay từ những lần đầu hoàn thiện mà không kịp uốn nắn cùng một lúc ở tất cả các khâu của hệ vận động;
giảm bớt được sự tiêu hao sức lực. Nhưng, việc chia nhỏ như thế có thể làm lệch lạc các phần bị chia đó, bởi vỡ mối liên quan hợp nhất chúng thành một cấu trúc nhịp điệu và động lực học bị phá hủy. Do đó cần phải tiến hành trên cơ sở phân tích với trính độ chuyên môn cao về kỹ thuật. Động tác đó sao cho có thể tách chúng ra thành những phần tương đối độc lập mà vẫn đảm bảo tính logic hoàn chỉnh của những nhiệm vụ vận động ở đây theo một trính tự chặt chẽ nhất.
Tùy theo mức độ tiếp thu các phần chia nhỏ đó mà cách thức hợp nhất chúng có thể khác nhau tùy theo đặc điểm của động tác. Điều quan trọng trong tất cả các trường hợp là khi hính thành những kỹ năng kỹ xảo riêng lẻ thì không tách rời nhau, như thế sẽ cản trở việc hợp nhất chúng thành động tác nguyên vẹn. Các phần chia nhỏ cần đơn vị hợp nhất với nhau ngay từ lúc vừa có khả năng thực hiện đúng các phần đó khi chúng được gắn với nhau.
Trong dạy học ban đầu bao giờ cũng có những lệch lạc đáng kể trong làm động tác so với hình mẫu quy định. Do đó, cần phải để phòng và loại trừ ở mức cú thể những lệch lạc lớn nhất làm lệch lạc nhiều đối với kỹ thuật động tác. Những lệch lạc tiêu biểu nhất trong giai đoạn này: Thêm những động tác phụ, không cần thiết; Động tác bị lệch lạc về phương hướng và biên độ; Nỗ lực cơ bắp không đúng mức và nhiều nhóm cơ bắp bị căng thẳng quá mức; Nhịp độ chung của cơ bắp bị sai.
Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các sai lầm lớn trong động tác ở giai đoạn ảnh hưởng ban đầu thường là: Thể lực chưa đầy đủ; Sợ hãi; Hiểu nhiệm vụ vận động chưa đúng; Tự kiểm tra động tác chưa đủ mức; Sai sót khi thực hiện các động tác trước đó; Mệt mỏi; Chuyển xấu các kỹ xảo vận động; Các điều kiện không thuận lợi đối với việc hoàn thiện động tác.
Giai đoạn 2: Giai đoạn dạy học đi sâu.
thiển ” đối với kỹ thuật động tác lên mức tương đối hoàn thiện. Các nhiệm vụ cơ bản của giai đoạn này là: Hiểu các quy luật vận động của động tác cần học sâu hơn; Chính xác hóa kỹ thuật động trác theo các đặc tính không gian, thời gian và động lực của nó, sao cho tương ứng với các đặc điểm cá nhân của người tập; Hoàn thiện nhịp điệu động tác, hoàn thiện động tác tự nhiên liên tục; Tạo tiền đề để hoàn thiện động tác biến dạng; Các phương pháp tập luyện nguyên vẹn, có chọn lọc, đi sâu vào những chi tiết kỹ thuật là cơ sở phương pháp dạy học ở giai đoạn này.
Trong dạy học động tác đòi hỏi biểu hiện cao nhất các tố chất thể lực thì lúc này tốt nhất nên kích thích động viên được hết khả năng vận động tất nhiên không làm sai lệch kỹ thuật hoàn thiện động tác. Nói chung việc nắm vững kỹ thuật động tác ở giai đoạn này đòi hỏi phải chú ý đến các đặc điểm riêng của người tập.
Các phương pháp sử dụng lời nói dùng trong dạy học đi sâu, trước hết nhằm cung cấp những kiến thức chi tiết về các cơ chế kỹ thuật động tác để các nguyên nhân nảy sinh và tìm chọn con đường hoàn thiện động tác.
Vai trò của “ tập luyện vận động bằng tư duy ” càng tăng theo mức độ tiếp thu kỹ thuật động tác và định hướng cảm giác vận động. Việc tập luyện này phối hợp với các bài tập cơ bản sẽ giúp chuẩn xác hóa động tác để chuẩn xác hóa kỹ thuật động tác, người ta cũng sử dụng rộng rãi các phương pháp phân tích khi trình diễn sách báo trực quan ảnh, phim và làm mẫu thực hay theo mô hình cơ thể.
Các phương pháp định hướng theo cảm giác, dùng người hay vật dẫn dắt, kèm cặp vận động cũng vẫn giữ nguyên ý nghĩa của mình trong giai đoạn này.
Mức kịp thời và độ chuẩn xác trong tự kiểm tra đối với động tác khi dạy học cần phải tăng lên, muốn thế phải tính toán đến các điều kiện sau: Thứ nhất, khả năng của giáo viên, huấn luyện viên đánh giá bằng mắt thường mức độ động tác chuẩn xác của người tập bị hạn chế, hơn nữa sự thông tin của giáo viên không
phải lúc nào cũng hoàn toàn khớp với cảm giác của bản thân người tập. Thứ 2, sự phản ánh các cảm giác vào trong ý thức thường không ngay lập tức và không được hoàn toàn thường có sự không phù hợp đáng kể giữa thực tế của động tác với sự phản ánh chủ quan động tác đó ở người tập.
Giai đoạn 3: Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện.
Mục đích dạy học ở giai đoạn này là đảm bảo tiếp thu và vận dụng động tác hoàn thiện trong thực tế. Muốn vậy cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau: Củng cố kỹ xảo kỹ thuật động tác; Mở rộng biến dạng của kỹ thuật động tác để có thể thực hiện nó hợp lý trong các điều kiện khác nhau, kể cả lúc phải biểu hiện các tố chất thể lực ở mức cao nhất; Hoàn thiện sự cá biệt hóa kỹ thuật động tác cho phù hợp với đặc điểm và các năng lực cá nhân; Nếu cần cấu tạo lại kỹ thuật động tác rồi tiếp tục hoàn thiện nó trên cơ sở phát triển các tố chất thể lực.
Ở giai đoạn thứ 3 này cần phải củng cố định hình động lực vừa hình thành, đồng thời tăng tính linh hoạt của nó. Cái đó quyết định khả năng thích nghi của hoạt động đối với sự thay đổi khác nhau của môi trường bên ngoài.
Đầu giai đoạn này, cần chú ý đặc biệt đến việc củng cố kỹ năng đó hình thành. Quá trình củng cố kỹ xảo diễn ra thống nhất nguyên vẹn. Cần phải sử dụng các phương pháp trên sao cho chuẩn xác hóa đúng hướng đối với cơ sở thông tin ngược trong điều khiển động tác và trong bản thân các thông số của động tác.
Tính biến dạng của động tác thể hiện trong tập luyện lặp lại nhiều lần ở các điều kiện khác nhau. Động tác phải được thực hiện với sự thay đổi các chi tiết về đặc tính động học, động lực học và nhịp điệu của động tác trong các tình huống.
Khi phức tạp hóa các điều kiện bên ngoài (điểm tựa, không gian bị hạn chế, thời tiết không thuận lợi …).
Khi sự nỗ lực thể chất tăng lên.
Trong giai đoạn củng cố và hoàn thiện động tác đó có các quá trình hoàn thiện kỹ thuật kết hợp hữu cơ với giáo dục các tố chất thể lực nhằm đảm bảo tính hiệu quả tối đa của động tác.
CHƯƠNG II
MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU