Lựa chọn các Test đánh giá hiệu quả kỹ thuật hai bước lên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam trường THPT phan châu trinh TP đà nẵng (Trang 71)

rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.

Kỹ thuật hai bước lên rổ có tầm quan trọng rất lớn trong việc giảng dạy và huấn luyện bóng rổ.

Khi thực hiện kỹ thuật hai bước lên rổ người tập muốn có thành tích tốt thì phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa sự hoàn thiện về thể lực, trạng thái tâm lý, sự chú ý cao độ và sự hoàn thiện động tác. Sự hoàn thiện này có sự quyết định rất lớn đến sự thắng bại của một đội cho dù kỹ thuật khác có tốt đến mấy, do đó việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ là hết sức quan trọng.

Để đảm bảo chính xác hiệu quả thực nghiệm, trước khi bước vào tập luyện chúng tôi tiến hành kiểm tra hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng qua đó so sánh thành tích hai bước lên rổ của hai nhóm.

Những test được lựa chọn để phỏng vấn dựa trên các nội dung huấn luyện vận động viên bóng rổ U16 của TP Hồ Chí Minh năm 2012 - 2013 vì vậy các test này là phù hợp và đáng tin cậy. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 5 giáo viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm để lựa chọn ra những test phù hợp nhất với học sinh để tiến hành kiểm tra. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 9.

Bảng 9: Kết quả phỏng vấn các tets kiểm tra đánh giá hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ. (n = 5)

STT Nội dụng test Tổng số phiếu Kết quả phỏng vấn Số người không đồng ý Số người đồng ý Tỷ lệ %

1 Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ. (Số lần) 5 0 5 100

2 Dẫn bóng tốc độ qua người thực hiện hai bước lên rổ. (Số lần) 5 2 3 60

3 Chạy biến hướng thực hiện hai bước lên rổ. (Số lần) 5 2 3 60

4

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ. (Số

lần) 5 0 5 100

Qua bảng 9 chúng tôi đã lựa chọn được hai test với kết quả phỏng vấn có số phiếu tán thành 100%. Đây là những test chiếm ưu thế có thể sử dụng làm bài tập kiểm tra, đánh giá hiệu quả kiểm tra kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.

Đồng thời các test được lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Các test phải đặc trưng cho đặc điểm vận động môn bóng rổ, phải đánh giá được kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.

- Các test phải đảm bảo các yêu cầu về test.

+ Test 1: Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

Cách kiểm tra: Mỗi học sinh thực hiện tổng cộng 6 lần (bên phải rổ 3 lần bên trái rổ 3 lần) kỹ thuật hai bước lên rổ ở vị trí cách rổ 3m và chếch với rổ một góc 45°, xác định thành tích bằng cách tính số lần bóng vào rổ và đúng kỹ thuật.

+ Test 2: Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

Cách kiểm tra: Mỗi học sinh thực hiện tổng cộng 6 lần ( bên phải 3 rổ lần, bên trái rổ 3 lần) dẫn ở vị trí ngoài và cách vòng ném 3 điểm 3m sau đó thực hiện hai bước lên rổ, xác định thành tích bằng cách tính số lần bóng vào rổ và đúng kỹ thuật.

 

* Thành tích thực hiện test kiểm tra trước thực nghiệm.

Bảng 10:Thành tích thực hiện test kiểm tra trước thực nghiệm.

STT

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ. (6 lần)

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

(6 lần) Nhóm thực

nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

1 4 3 2 4 2 3 2 2 3 3 2 3 2 2 4 2 1 2 2 5 3 2 3 2 6 2 3 1 2 7 2 4 3 3 8 5 2 3 5  B A

STT

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ. (6 lần)

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

(6 lần) Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 9 2 3 2 3 10 2 1 2 2 11 3 4 3 3 12 4 2 2 3 13 2 5 4 2 14 3 3 3 2 15 1 2 3 2 16 3 3 2 2 17 2 4 3 3 18 3 3 2 2 19 2 2 2 1 20 3 2 2 2

* Đánh giá kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm. (nA= nB= 20)

Để đánh giá một cách khách quan chính xác trình độ của 2 nhóm, chúng tôi tiến hành kiểm tra toàn bộ số học sinh nam tham gia thực nghiệm bằng 2 test đã lựa chọn ở trên. Sau khi kiểm tra trước thực nghiệm kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 11.

Bảng 11: Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. (nA= nB= 20)

Chỉ số toán thống

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải

rổ. Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng x 2.65 2.7 2.4 2.5 δ 0.93 1.03 0.68 0.89 ttính 0.17 1.67 tbảng 2.086 P 0.05

Qua bảng 11 chúng tôi thấy kết quả kiểm tra thực nghiệm đều có ttínhlần

lượt bằng 0.17 và 1.67 < tbảng= 2,086.

Như vậy thông qua bảng 11 cho thấy thành tích kiểm tra các test giữa hai nhóm không có sự khác biệt ở ngưỡng xác xuất P > 0,05 hay nói cách khác trình độ kỹ thuật hai bước lên rổ của hai nhóm là tương đương nhau. Kết quả chúng tôi trình bày ở biểu đồ 1.

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và

bên phải rổ

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

Biểu đồ 1:So sánh kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. 3.2.3.2. Xây dựng tiến trình thực nghiệm.

Căn cứ vào trình độ của đối tượng, căn cứ vào nội dung, mục đích, khối lượng, yêu cầu bài tập, đồng thời căn cứ vào thời gian và chương trình đào tạo. Qua tham khảo ý kiển của các thầy trong bộ môn, chúng tôi đã xây dựng tiến trình thực nghiệm như trình bày ở phụ lục. Thời gian thực nghiệm gồm 2 tháng: Bao gồm 8 tuần, mỗi thuần tập 2 tiết, mỗi tiết 45 phút.

Bảng 12:Thành tích thực hiện test kiểm tra sau 2 tháng thực nghiệm.

STT

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ. (6 lần)

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

(6 lần) Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 1 5 3 3 5 2 3 3 2 3 3 3 3 3 2 4 2 2 3 2 5 3 3 3 3 6 2 3 2 3 7 3 4 2 3 8 5 3 3 5 9 2 3 3 3 10 3 2 3 3 11 2 4 3 3 12 4 2 3 3 13 3 4 5 2 14 2 3 3 2 15 3 3 3 2 16 2 2 3 4 17 3 2 3 2 18 2 2 3 2

STT

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ. (6 lần)

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

(6 lần) Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 19 3 2 3 2 20 3 2 3 2

* Đánh giá kết quả kiểm tra sau 2 tháng thực nghiệm. (nA= nB= 20)

Để đánh giá một cách khách quan chính xác trình độ của 2 nhóm, chúng tôi tiến hành kiểm tra toàn bộ số học sinh nam tham gia thực nghiệm bằng 2 test đã lựa chọn ở trên. Sau khi kiểm tra sau 2 tháng thực nghiệm kết quả thu được chúng tôi trình bày ở bảng 13.

Bảng 13: Kết quả kiểm tra sau 2 tháng thực nghiệm. (nA= nB= 20)

Chỉ số toán thống kê

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải

rổ. Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng x 2.9 2.75 2.95 2.8 δ 0.91 0.71 0.61 0.95 ttính 2.9 2.5 tbảng 2.086 P 0.05

Qua bảng 13 chúng tôi nhận thấy sau 2 tháng thực nghiệm các test kiểm

tra kết quả thu được có ttính > tbảngở ngưỡng xác suất P < 0,05.

Cụ thể:

Ở bảng 13 chúng tôi thấy thành tích các tets đều có ttínhlần lượt bằng 2.9

và 2.5 lớn hơn tbảng= 2.086.

Điều này có nghĩa là sau 2 tháng thực nghiệm đã có sự chênh lệch về hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Kết quả chúng tôi trình bày ở biểu đồ 2. 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và

bên phải rổ

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

Biểu đồ 2:So sánh kết quả kiểm tra sau 2 tháng thực nghiệm.

Để làm sáng tỏ hơn hiệu quả của các bài tập bổ trợ kỹ thuật hai bước lên rổ, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả của các test kiểm tra trước và sau thực nghiệm để thấy được nhịp tăng trưởng của học sinh 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. Kết quả thu được chúng tôi trình bày tại bảng 14 và bảng 15.

Bảng 14: Kết quả nhịp tăng trưởng của nhóm đối chứng sau 2 tháng tập luyện. (nA= nB= 20)

Chỉ số Test

Ban đầu Sau hai tháng

X X W%

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

2.7 1.03 2.75 0.71 1.83

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

2.5 0.89 2.8 0.95 11.32

Kết quả bảng 14 cho thấy thành tích ở cả 2 test đánh giá hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ của nhóm đối chứng sau 2 tháng tập luyện đều có sự tăng trưởng. Cụ thể:

- Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ 6 lần sau 2 tháng tập luyện có sự tăng trưởng là 1.83%.

- Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ 6 lần sau 2 tháng tập luyện có sự tăng trưởng là 11.32%.

Bảng 15: Kết quả nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm sau 2 tháng tập luyện. (nA= nB= 20)

Chỉ số Test

Ban đầu Sau hai tháng

X X W%

Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

2.65 0.93 2.9 0.91 9

Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ.

2.4 0.68 2.95 0.61 20.5

Kết quả bảng 15 cho thấy thành tích ở cả 2 test đánh giá hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ của nhóm thực nghiệm sau 2 tháng tập luyện đều có sự tăng trưởng. Cụ thể:

- Thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ 6 lần sau 2 tháng tập luyện có sự tăng trưởng là 9%.

- Dẫn bóng thực hiện hai bước lên rổ ở bên trái và bên phải rổ 6 lần sau 2 tháng tập luyện có sự tăng trưởng là 20%.

Để đánh giá được hiệu quả của các bài tập giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tiến hành so sánh sự tăng trưởng của 2 nhóm sau 2 tháng tập luyện. Kết quả chúng tôi trình bày tại biểu đồ 3.

0 5 10 15 20

Thực hiện hai bước lên rổ ở

bên trái và bên phải rổ bước lên rổ ở bên trái và Dẫn bóng thực hiện hai bên phải rổ

Nhóm thực nghiệm

Nhóm đối chứng

Biểu đồ 3:So sánh nhịp tăng trưởng sau 2 tháng thực nghiệm.

Qua biểu đồ 3 chúng tôi thấy sau hai tháng thực nghiệm thì nhịp tăng trưởng của 2 nhóm đều tăng. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm tăng cao hơn so với nhóm đối chứng. Kết quả khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa. Kết quả này hoàn toàn khách quan vì cả 2 nhóm đều chịu sự tác động của điều kiện khách quan như nhau.

Do vậy chúng tôi có thể khẳng định một lần nữa những bài tập mà chúng tôi lựa chọn có tác dụng nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Sau quá trình nghiên cứu với những kết quả thu được ở trên chúng tôi đưa ra các kết luận sau:

- Thực trạng sử dụng và phân bố lượng vận động các bài tập bổ trợ kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ áp dụng cho học sinh nam khối 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng còn nhiều vấn đề bất cập như: Các bài tập bổ trợ vận dụng trong luyện tập kỹ thuật còn ít so với điều kiện sân bãi, các bài tập bổ trợ còn đơn giản, mật độ vận động chưa cao. Dẫn đến ít có tác dụng hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động và phát triển thể lực cho học sinh. Vì vậy việc quan tâm và lựa chọn các bài tập bổ trợ nhằm nâng cao hiệu quả của kỹ thuật hai bước lên rổ là rất cần thiết.

- Bằng những cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn chúng tôi đã lựa chọn được những bài tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng. Thể hiện thông qua thực nghiệm: Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt đáng kể, hiệu quả tập luyện và thi đấu của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn so với nhóm đối chứng.

- Đề tài nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống bài tập như sau:

* Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ.

1. Tại chỗ bật nhảy liên tục và với tay vào vật trên cao hoặc vào bảng rổ. 2. Dẫn bóng với tốc độ cao.

3. Dẫn bóng qua cọc thực hiện hai bước lên rổ. 4. Di chuyển hai bước và đưa bóng lên.

5. Nhận bóng từ đường chuyền thực hiện hai bước lên rổ có người phòng thủ.

6. Chuyền bóng và nhận bóng từ đường chuyền thực hiện hai bước lên rổ. 7. Hai người chuyền bắt bóng từ cuối sân bên này đến rổ bên kia rồi thực hiện hai bước lên rổ.

8. Hai người chuyền bóng từ sân bên này đến sân bên kia thì đổi lại một người phòng thủ, một người tấn công thực hiện kỹ thuật hai bước lên rổ.

9. Dẫn bóng luồn qua cọc theo tín hiệu. 10. Thi đấu.

* Nhóm bài tập phát triển thể lực.

1. Bật cóc.

2. Nhảy lò cò đổi chân. 3. Chạy con thoi.

2. Kiến nghị:

Các bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh lớp 10 trường THPT Phan Châu Trinh - TP Đà Nẵng năm học 2013 - 2014 được chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu phù hợp với đối tượng và điều kiện của nhà trường. Vì vậy có thể làm tài liệu tham khảo, sử dụng để giảng dạy các kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi mong được góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu khoa học và tìm ra những điều bổ ích, mới lạ phục vụ chuyên môn nhằm nâng cao hơn nữa kết quả tập luyện cho các em học sinh.

Với thời gian nghiên cứu ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Do vậy quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiết sót. Rất mong thầy cô góp ý kiến bổ sung và đưa vào ứng dụng trên nhiều đối tượng để chất lượng vấn đề nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy và huấn luyện.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU PHỎNG VẤN 1

Kính gửi: Thầy (cô): Chức vụ: Nơi công tác:

Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và huấn luyện, nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập bổ trợ chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật hai bước lên rổ trong môn bóng rổ cho học sinh nam trường THPT phan châu trinh TP đà nẵng (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)