CỦA BOSCH LẮP TRÊN CÁC XE DU LỊCH KIA-HUYNDAI. 4.1. Những kiến thức chung về kỹ thuật kiểm tra, chẩn đoán
4.1.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra, chẩn đoán.
- Nâng cao độ tin cậy của xe và an toàn giao thông nhờ phát hiện kịp thời và dự đoán trước các hư hỏng trong khi kinh tế phát triển các loại xe có tốc độ trung bình tăng dần. Tải trọng chuyên chở tăng , giảm ô nhiễm, giảm tai nạn giao thông....
- Tăng độ bền sử dụng các chi tiết, cụm máy, giảm chi phí về phụ tùng thay thế, giảm hao mòn chi tiết do không phải tháo rời...
- Giảm tiêu hao nhiên liệu dầu nhờn dẫn đến tính kinh tế tăng. - Giảm giờ công lao động trong công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
4.1.2 .Các phương pháp kiểm tra chẩn đoán.
* Theo phương pháp chẩn đoán gồm: Xác suất thống kê, theo kinh nghiệm thông qua các cảm quan của con người, phương pháp tìm dấu vết, nhận dạng, mô hình hóa.
* Theo công cụ chẩn đoán gồm: đơn giản, tự chẩn đoán, chẩn đoán bằng hệ chuyên gia chẩn đoán máy.
* Theo công nghệ chẩn đoán gồm:
- Chẩn đoán theo tiêu chuẩn pháp lý: Chủ yếu mang tính cộng đồng, bắt buộc thực hiện, phương pháp này để đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.
- Chẩn đoán đánh giá tuổi thọ còn lại: Mục đích xác định mức độ tin cậy của ô tô để tiếp tục khai thác từ đó lập kế hoạch vận chuyển, kinh doanh hay chuyển nhượng, dùng thiết bị tổng hợp hay chuyên gia.
- Chẩn đoán để xác định tính năng hay phục hồi tính năng: tiến hành ở mức độ tổng thể, cụm hay nhóm chi tiết bằng chuyên gia và thiết bị chuyên dụng thực hiện ở GARA sửa chữa , cơ sở dịch vụ tốt hơn cả là ở các trạm chẩn đoán thông thường. Kết quả chẩn đoán phải chỉ ra các hư hỏng cụ thể của ô tô, các cụm, các chi tiết.
- Chẩn đoán dùng trong nghiên cứu quy luật : tiến hành trên các thiết bị hiệ đại có đủ độ chính xác với số lượng lớn, thực hiện trong một thời gian dài thì các chẩn đoán này được tiến hành và do các viện nghiên cứu an toàn giao thông, tập đoàn công nghiệp mạnh có uy tín sản xuất với số lượng lớn với sự tài trợ của nhà nước hoặc các tập đoàn kinh tế.
Các phương pháp chẩn đoán đơn giản chủ yếu dựa vào các cảm quan của con người, sử dụng các thiết bị đo lường thông dụng.
Tự chẩn đoán và công nghệ chẩn đoán tiên tiến, có từ lâu, đến nay phát triển và hữa ích, đặc biệt trên các hệ thống phức tạp của ô tô.
Chẩn đoán trên thiếta bị chuyên dùng và hệ chuyên gia chẩn đoán máy ngày càng phát triển, hữa hiệu khi chẩn đoán số lượng lớn cho cùng một đại lượng.
4.2. Quy trình kiểm tra hệ thống phun nhiên liệu diesel điện tử.4.2.1. Kiểm tra vùng thấp áp. 4.2.1. Kiểm tra vùng thấp áp.
- Tháo ống mềm ở lọc nhiên liệu và nối với đồng hồ thấp áp ( CRT- 1051 ) hoặc đồng hồ chân không ( CRT- 1050 ) tùy thuộc vào hệ thống động cơ :
Hình 51: Đối với loại bơm điện – Động cơ kiểu D.
- Nổ máy và cho chạy không tải khoảng 5 giây, sau đó tắt máy. - Đọc áp suất nhiên liệu hoặc độ chân không trên đồng hồ. - Bảng thống số và đánh giá.
Loại bơm điện ( Động cơ kiểu D )
Tổng hợp Áp suất ( Bar) Đánh giá
2 4 6÷ Đường nhiên liệu hoặc lọc bị tắc
3 0 1.5÷ Bơm hoặc đường nhiên liệu bị rò rỉ
Hình 52: Kiểm tra bơm thấp áp kiểu A/U
Loại bơm hút ( Động cơ kiểu A/J/U )
Tổng hợp Chân không Đánh giá 1 8 19÷ cmHg Hệ thống bình thường
2 20 60÷ cmHg Đường nhiên liệu hoặc lọc bị tắc
3 0 7÷ cmHg Lọt gió vào đường nhiên liệu hoặc bơm hỏng
4.2.2. Quy trình kiểm tra bơm cao áp
4.2.2.1. Quy trình sửa chữa bơm cao áp CP1 (kiểu BOSCH).a) Kiểm tra cơ bản . a) Kiểm tra cơ bản .
- Kiểm tra bằng mắt xem có bị rò rỉ không.
- Kiểm tra tải trọng ban đầu của bơm bằng cách: Xoay trục bơm trước khi tháo bơm ra khỏi dộng cơ. Nếu quay trơn là bình thường.