Đẩy mạnh hoạt động “marketing” Quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 75)

III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU

3. Nhóm biện pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu

3.3. Đẩy mạnh hoạt động “marketing” Quốc tế

doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cả hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đó là: các yếu tố hạn chế và các yếu tố kích thích trao đổi quốc tế. Nhóm yếu tố hạn chế bao gồm các vấn đề nh-: thuế xuất nhập khẩu tại nước xuất và nước nhập, hạn ngạch và cấm vận, kiểm soát tỷ giá, hàng rào phi thuế quan, tính đa dạng của thị trường bờn ngoài... Nhóm nhân tố thúc đẩy trao đổi quốc tế bao gồm: các tổ chức quốc tế, nhất là các tổ chức có liên quan đến cao su trên thế giới như Hội đồng Cao su Quốc tế, Tổ chức Cao su Thiên nhiên Quốc tế (INRC, INRO)..., các thực thể kinh tế (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, EU, ASEAN...), các chính sách và qui định của từng quốc gia, xu hướng phát triển của nhu cầu thị trường, công nghệ mới, thông tin và vận tải...

Để củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, việc nghiên cứu kỹ môi trường kinh tế của nước nhập khẩu là quan trọng. Môi trường này quyết định sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu thông qua việc phản ánh tiềm năng thị trường và hệ thống hạ tầng cơ sở thương mại của một quốc gia. Việc xác định và đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường có thể căn cứ vào ba yếu tố là dân số, cơ cấu kinh tế và mức sống của dân cư, Những đặc trưng này của môi trường kinh tế có thể được sử dụng là tiêu thức phân nhóm các thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó môi trường luật pháp chính trị cũng có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng tới cả nước nhập và xuất khẩu. Hiện nay các nước nhập khẩu cao su chủ yếu trên thế giới như Mỹ, Hàn quốc đang bắt đầu ổn định lại sau cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - chính trị, tuy nhiên dư âm của nó vẫn còn ảnh hưởng nặng nề đến thị trường xuất nhập khẩu cao su thế giới. Vậy để có được nguồn xuất khẩu cao su ổn định, các doanh nghiệp cần lưu ý:

- Tìm hiểu môi trường luật pháp - chính trị tại nước XK: Môi trường này có ảnh hưởng thông qua việc tạo cơ hội xuất khẩu, áp dụng các chính sách và biện pháp bảo vệ xuất khẩu, hình thành các khu chế xuất. Từ đó học hỏi, rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn của nước mình/ doanh nghiệp mình.

- Môi trường luật pháp - chính trị tại nước nhập khẩu: Môi trường này có ảnh hưởng rất khác nhau đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước nhập khõủ khác nhau. Khi nghiên cứu môi trường này cần chú ý tới các yếu tố sau:

+ Thái độ đối với các nhà đầu tư, xuất khẩu nước ngoài + Sù ổn định về hệ thống chính trị.

+ Thủ tục và quy định hành chính.

- Môi trường luật pháp quốc tế: Cần nghiên cứu và nắm vững các nguyên tắc pháp lý chi phối các hoạt động thương mại quốc tế. Hầu hết các nguồn luật quốc tế đều xuất phát từ các công ước, hiệp định hay tập quán, thông lệ buôn bán quốc tế.

Việc lùa chọn thị trường xuất khẩu là vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng trong quá trình quyết định chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Đây là khâu then chốt liên quan trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp cũng như cho phép tiết kiệm thời gian, kinh phí để thâm nhập và phát triển thị trường bên ngoài. Mục đích của việc lùa chọn thị trường xuất khẩu là xác định các thị trường có triển vọng và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp cũng như xác định được các đặc điểm của từng thị trường để có thể đề ra được chiến lược tiếp cận một cách có hiệu quả nhất.

Các chiến lược marketing đóng góp một phần không nhỏ vào việc thu hút sự chú ý cùng nh- đầu tư của các nước nhập khẩu nh- các chính sách về sản phẩm, về giá, chính sách phân phối hoặc các chính sách xúc tiến bán hàng...

Cao su là loại sản phẩm mang tính đặc thù, vì vậy tính đa dạng và tiện lợi của sản phẩm là cần thiết. Bên cạnh đó giá cả cũng quyết định một phần lớn vào việc thâm nhập thị trường quốc tế, phát triển thị phần và doanh số bán, hay tối đa hoá lợi nhuận. Chiến lược giá cũng có thể được sử dụng nhằm kích thích tiêu dùng đối với các nhóm đối tượng tiêu dùng khác nhau trên thị trường.

Có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua việc tham gia và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế, ra nhập các Hiệp hội ngành hàng ở cấp quốc tế, tận dụng quan hệ hợp tác thương mại của Nhà nước... Ngoài ra, trong thời đại phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm của mình một cách có hiệu quả thông qua việc sử dụng các công nghệ mạng điện tử như:Internet,E-commerce,E-mail, xây dựng trang web riêng của doanh nghiệp...

KẾT LUẬN

Cho đến nay chóng ta có quyền tự hào về những thành tựu đáng phấn khởi của ngành cao su Việt Nam: tiềm lực cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có của ngành gấp khoảng 15 lần so với năm 1975; nhiều vùng đất hoang hoá trước đây trở thành vùng kinh tế mới; đã góp phần giải quyết tốt công tác định canh định cư của đồng bào các dân tộc ít người trên địa bàn và điều động, phân bổ dân cư trong phạm vi cả nước; đã sử dụng trên 15 vạn lao động, đảm bảo đời sống cho 30 vạn khẩu trong nông nghiệp; đã góp phần tích cực vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn, bảo vệ đất; đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân cao su không ngừng được cải thiện, đó xoỏ bỏ cảnh “cao su đi dễ khó về” đối với người công nhân trong các đồn điền cao su của chế độ cò.

Trong những năm qua, cây cao su đã khẳng định được vị trí của mình trong tập đoàn cây công nghiệp dài ngày và ngành sản xuất cao su thiên nhiên đã trở thành ngành sản xuất có hiệu quả toàn diện. Cây cao su và công nghiệp chế biến các sản phẩm của cây cao su đã trở thành một trong những ngành kinh tế mòi nhọn của đất nước. Cùng với một số mặt hàng khác cao su Việt Nam đã và đang trở thành mặt hàng chủ lực có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế.

Từ khi Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2010 được phê duyệt tháng 2/1995, sản xuất cao su trong nước không ngừng lớn mạnh: diện tích cao su tăng 7,9%/năm, sản lượng mủ tăng 15,8%/năm, và năng suất tăng 8,4%/năm. Bên cạnh đó, công nghiệp sơ chế mủ cao su cũng đã được đầu tư cải tiến công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, đưa công suất chế biến tăng nhanh từ 180 nghìn tấn năm 1994 lên 294 nghìn tấn năm 2000 để đảm bảo chế biến hết lượng mủ sản xuất ra. Đặc biệt, chủng loại sản phẩm có nhiều chuyển biến, trong đó tỷ lệ loại mủ SVR 10,20 tăng từ 9% lên 13-15% để phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới.

Trên thế giới, mặt hàng cao su của Việt Nam cũng bước đầu tạo được vị thế vững chắc. Hàng năm giá trị xuất khẩu đạt 120-180 triệu USD, có năm lên tới 190 triệu USD. Sản phẩm cao su đã được xuất khẩu sang nhiều thị trường, từ những thị trường truyền thống nh- Nga và các nước Đông Âu, tới những thị trường trong khu vực nh- Trung Quốc, Malaixia, hay những thị trường có tiềm năng lớn nh- Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc ỏ. Trờn cỏc thị trường này, sản phẩm cao su Việt Nam được ưa chuộng bởi giá thành khá rẻ. Song cũng còn những vấn đề như: chủng loại sản phẩm chưa phù hợp, phải đối mặt với hàng rào thuế

quan, phi thuế quan và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cao su thế giới đang làm xuất khẩu cao su của Việt Nam gặp không ít khó khăn, đặc biệt trong việc tiếp cận và mở rộng thị trường.

Tuy còn muôn vàn khó khăn trước mắt trong việc ổn định, phát triển và tìm được hướng đi đúng, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và nhà nước, được hỗ trợ và khích lệ nhiều mặt từ các chính sách tài chính, tín dụng, thuế, xúc tiến thương mại ... Chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng mục tiêu sản xuất và xuất khẩu cao su tới năm 2010 đề ra trong Tổng quan phát triển sẽ được hoàn thành xuất sắc. Trong tương lai, ngành cao su vẫn sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng cao và trở thành ngành mũi nhọn của nền nông công nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)