Dự báo xu thế phát triển của thị trường cao su trên thế giớ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 26)

Đến đầu thế kỷ 21, sản lượng cao su nhập khẩu của những nước tiêu thụ cao su chủ yếu trên thế giới sẽ tăng 1-2%. Riêng các nước Tây Âu ổn định ở mức hiện nay và tăng không nhiều. Việc tăng sản lượng cao su nhập khẩu này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng cao su thiên nhiên ngày càng tăng của ngành công nghiệp chế biến săm lốp oto và các sản phẩm từ cao su thiên nhiên khác. Trung Quốc cũng có kế hoạch tăng khối lượng nhập khẩu cao su thiên nhiên (chủ yếu ở dạng thô) trong thời gian tới. Nhu cầu về cao su thiên nhiên của Nhật Bản và một số nước công nghiệp phát triển cũng có chiều hướng tăng.

Những nước sản xuất và xuất khẩu cao su chủ yếu vẫn là Thái lan, Indonexia, Malaixia và tổng khối lượng xuất khẩu của ba nước này vẫn chiếm tới 80% thị trường xuất khẩu cao su thế giới. Thời gian gần đây, Việt Nam đã nổi lên trở thành một nước xuất khẩu cao su lớn, hiện đứng thứ tư thế giới và có khả năng chiếm vị trí số 3 của Malaixia. Dự kiến trong thời gian tới, sản lượng sản xuất và xuất khẩu cao su của các nước này có tốc độ tăng trưởng từ 2,5-3%/năm.

Thị trường trao đổi cao su của thế giới đã được phân định từ nhiều năm nay. Bên bán, bên mua, điều kiện trao đổi, số lượng, giá cả trao đổi ... đều đã được quy định chặt chẽ, vì vậy đã hình thành nên một sè kênh xuất nhập khẩu khá chặt chẽ, ví dụ: cao su Thái lan chủ yếu bán cho Nhật, Malaixia bán cho Tây Âu, Indonexia bán cho Mĩ, Sri Lanka và Việt Nam bán cho Trung Quốc... Những nước mới bắt đầu xuất khẩu cao su, nhất là xuất khẩu với khối lượng lớn, bước vào thị trường trao đổi cao su của thế giới chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

tổng hợp tăng mạnh. Nhưng giá cao su cáng ít triển vọng tăng trong ngắn hạn, do nhu cầu về cao su có thể giảm xuống nếu một số nước nhập khẩu cao su truyền thống có thể sẽ cắt giảm lượng nhập khẩu do tăng trưởng kinh tế chậm hoặc nếu một số hãng sản xuất ô tô có kế hoạch thu hẹp sản xuất, trong khi đó dự báo sản lượng cao su thế giới cũng sẽ tăng mạnh bởi một số nước sản xuất cao su mở rộng diện tích trồng cao su và một số diện tích trồng mới được đầu tư trong mấy năm qua ở các nước này nay đã đến lúc thu hoạch. Theo Ngân hàng thế giới, thời gian tới, giá cao su sẽ tăng từ mức giá hiện tại là khoảng 650 USD/tấn lên tới 948 USD/tấn vào năm 2005 và 1036 USD/tấn vào năm 2010. Một số dự báo lạc quan hơn còn dự đoán giá cao su trên thế giới sẽ lên tới trên 3000 Đola Singapore/ tấn vào năm 2020.

Cung và cầu cao su trên thị trường thế giới đến cuối thế kỷ XX sẽ không có những biến động hay sự mất cân đối lớn. Sản lượng cao su sản xuất của thế giới đến hết năm 2001 sẽ đạt khoảng 6,8 triệu tấn, sản lượng cao su tiờu dùng sẽ đạt xấp xỉ mức sản xuất, sản lượng cao su buôn bán sẽ khoảng 6,7 triệu tấn. Đến năm 2005 ước tính sản lượng cao su thế giới sẽ đạt khoảng 7 triệu tấn, mức sản xuất sẽ đạt xấp xỉ mức tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 26)