Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 47)

III. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM 1 Quy mô xuất khẩu

5. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam

Thị trường xuất khẩu trước đây của Việt Nam là Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, là những thị trường truyền thống, nhưng sau đó có những biến động về chính trị ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, thị trường cao su Việt Nam tiếp cận và chuyển sang thị trường mới, nhất là các nước trong khu vực. Hiện nay cao su Việt Nam đã có mặt ở 30 nước trên thế giới, trong đó nước nhập nhiều như: Pháp, Đức , Ý, Hà Lan, Anh, Ai len, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc...

được xuất khẩu lên đến 346000 tấn. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc và Nam Á.

Từ năm 1995, cao su Việt Nam được xuất nhiều sang châu Âu nhưng tỷ lệ vẫn ở mức dưới 2% nếu so với tổng nhập khẩu của khu vực châu Âu. Thị trường Bắc á bao gồm Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Hồng Kông là một thị trường có tiềm năng lớn nhưng ta chỉ mới cung cấp được 1,5% tổng nhu cầu. Riêng đối với thị trường Bắc Mỹ, với tổng nhu cầu luôn luôn giữ ở mức trên 1 triệu tấn cao su thiên nhiên, cao su Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 0,02%. Nam Á với sự tiến triển ngày càng vững chắc của ngành công nghiệp cao su của Malaixia đã tăng mức tiêu thụ lên trên 700000 tấn nhưng tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa đến 4%.

Bảng 21: Thị trường tiêu thụ cao su xuất khẩu của Việt Nam

Đơn vị: % Thị trường 1995 1996 1997 1998 1999 2000 1.Châu á 92,76 93,12 85,22 78,90 77,24 70,17 Đông nam á 7,63 78,7 19,61 12,42 26,61 12,79 Bắc á 85,12 85,25 65,61 66,48 50,63 57,39 2.Châu Âu 7,08 6,80 14,13 19,11 21,28 27,17 Đông Âu 0,79 1,66 0,47 0,33 3,14 10,76 Tây Âu 6,29 5,15 13,66 18,78 18,13 16,41 3.Châu Mỹ 0,16 0,07 0,46 0,87 1,14 1,16 4.Châu óc 0,00 0,00 0,02 0,48 0,25 0,18 5.Trung Đông 0,00 0,00 0,17 0,64 0,08 1,32 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Vô NS-Ban Vật giá Chính phủ)

Trong thời gian qua, xuất khẩu cao su của Việt Nam chủ yếu là sang thị trường Trung quốc (trung bình trong 5 năm qua thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 58,6% tổng lượng xuất khẩu, trong đó năm 1995, 1996 tỷ lệ này chiếm tới trên 75%). Chính vì vậy, giá cao su Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thị trường nhập khẩu cao su của Trung Quốc.

Trước đây việc buôn bán cao su giữa Việt Nam và Trung quốc chỉ thông qua con đường tiểu ngạch nên giá cao su của Việt Nam ở thị trường này rất không ổn định vì thường bị phía Trung Quốc Ðp giá và thấp hơn giá xuất khẩu của Thái lan và Indonexia tới 70-100 USD/tấn. Hiện nay chính phủ hai nước đó có Hiệp định thương mại chính thức, việc mua bán cao su đã có thể thông qua con đường chính ngạch, do đó xuất khẩu cao su sang thị trường này có nhiều thuận lợi, giá cả ổn định hơn.

Singapore hiện cũng tiêu thụ khoảng 10-15% sản lượng cao su Việt Nam, xuất khẩu cao su của ta ở thị trường Singapore theo phương thức xuất khẩu thông qua trung gian,

hơn nữa chất lượng cao su của ta cũn kộm nờn bị xuống cấp so với cao su cùng loại tương đương cuả các nước khác. Do vậy, xuất khẩu cao su của Việt Nam bao giờ cũng thấp hơn giá bình quân thị trường 10-20%.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)