Về thị trường:

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 74)

III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU

3. Nhóm biện pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu

3.2. Về thị trường:

*/Biện pháp mở rộng thị trường cao su nội địa:

- Cần nắm rõ thông tin về nhu cầu sử dụng cao su nguyên liệu cả về số lượng, chất lượng, phương thức mua hàng... của các doanh nghiệp sử dụng cao su nguyên liệu trong cả nước, có kế hoạch phân chia thị phần cho các công ty trong nội bộ ngành, tránh trường hợp tranh bán giữa các công ty.

- Nghiên cứu và tìm hiểu các dự án công nghiệp cao su có triển vọng để tham gia góp vốn bằng sản phẩm cho các doanh nghiệp sản xuất.

- Tài trợ hoặc trực tiếp nghiên cứu những đề tài ứng dụng sử dụng cao su thiên nhiên để gián tiếp kích thích nhu cầu sử dụng cao su nguyên liệu.

*/Tổ chức lại đầu mối xuất khẩu trong nội bộ ngành:

Để phát huy tính nhất quán trong giao dịch, sức mạnh tổng hợp của ngành cao su, cần tổ chức lại khâu xuất, nhập khẩu trong ngành cao su. Công tác xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị, nói chung tất cả các loại phục vụ cho sản xuất và kinh doanh đều phải tập trung vào một đầu mối.

*/ Đa dạng hoá sản phẩm, chuyển đổi chủng loại:

Là vấn đề cốt yếu cho sự vững bền của ngành cao su. Ngành vá xe sẽ tiếp tục sử dụng một phần rất lớn khoảng 70% sản lượng cao su thiên nhiên được sản xuất ra vì tính chất kỹ thuật sẵn có của cao su thiên nhiên so với cao su tổng hợp. Nhu cầu của ngành vá xe là loại TSR10, 20 & RSS3. Khuynh hướng tương lai là tỷ trọng RSS3 sẽ giảm xuống và được thay bằng TSR 20 & 10.

*/Cải thiện phương thức mua bán:

Sản lượng cao su thiên nhiên sẽ gia tăng với tốc độ 15%/năm do đó mở rộng thị trường xuất khẩu là mục tiêu hàng đầu của ngành trong những năm tới. Bên cạnh việc bảo đảm chất lượng, sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật của khách hàng, cần cải thiện các biện pháp mua bán. Các phương thức cần được xem xét là:

- Lập văn phòng, trạm giao dịch tại các nước mua hàng, trên quan điểm chủ đạo là thâm nhập vào các thị trường mới như Mỹ, Trung đông, nối lại quan hệ với thị trường cũ Nga, Đông âu, và củng cố các thị trường đó cú.

- Xúc tiến quảng bá và tiếp thị.

- Bảo đảm sự tin cậy của khách hàng bằng việc quản lý chất lượng: Các đơn vị cần làm chủ được khâu quản lý của mình và công cụ chứng minh với bên ngoài là chứng chỉ ISO 9000.

Ngoài ra cần có kế hoạch thâm nhập thị trường kỳ hạn: hiện nay cao su thiên nhiên chỉ mới được giao dịch tại thị trường hàng hoá, người sản xuất chưa được bảo vệ trước sự thăng trầm và rủi ro của giá cả. Trong tương lai gần, ta phải tìm cách bảo vệ hoặc với ngân hàng hoặc tại thị trường kỳ hạn.

Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường: nhà nước cần tăng cường đầu tư hệ thống thông tin hiện đại để nắm bắt giá cả hàng ngày tại các thị trường xuất nhập khẩu trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)