Nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mặt hàng cao su xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 63)

III. MỘT SỐ BIỆP PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KHẨU

1.Nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mặt hàng cao su xuất khẩu:

1.1. Giải pháp khoa học công nghệ:

Theo đánh giá của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khoa học công nghệ đã đóng góp tới 30-40% tăng trưởng sản lượng nông nghiệp trong thời gian vừa qua và ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị trí quan trọng như là yếu tố động lực trực tiếp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới, ngành cao su cần tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cây cao su:

- Tập trung đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nhằm tạo một bước có tính “đột phá” về năng suất, chất lượng cho cây cao su, đồng thời tiến hành nghiên cứu kinh tế, nghiên cứu thị trường. Để thực hiện mục tiêu này cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động của Viện nghiên cứu cao su theo hướng bám sát các ứng dụng thực tế trong ngành bao gồm từ lĩnh vực giống, phân bón, chế độ khai thác, công nghệ chế biến sản phẩm (chuẩn hoá quy trình và tạo ra sản phẩm mới)...

- Có cơ chế chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất: như nâng dần tỷ trọng của nguồn vốn quỹ dành cho khoa học kỹ thuật trong tổng doanh thu của ngành; đầu tư mở rộng mạng lưới thí nghiệm cỏc vựng duyên hải miền Trung hiện nay vẫn còn khá mỏng để làm cơ sở cho việc phát triển vững chắc cao su ở trong vùng.

- Tăng cường công tác khuyến nông, đưa nhanh và trực tiếp đến người sản xuất (hộ nông dân).

- Kiện toàn và sắp xếp hệ thống nghiên cứu khoa học để huy động và phát huy được sức mạnh trí tuệ của đội ngò cán bộ khoa học kỹ thuật. Tăng cường đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học.

1.2 . Các giải pháp về mặt kỹ thuật:

Để sản xuất cao su đạt hiệu quả cao, chóng ta không chỉ cần đầu tư cho việc nghiên cứu mà vấn đề quan trọng là chúng ta phải biết áp dụng những biện pháp hợp lý, đồng bộ và toàn diện trong suốt quá trình sản xuất từ khâu gieo trồng, chăm sóc tới thu hoạch, bảo quản và chế biến để có thể nâng cao năng suất trong khi vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Các biện pháp có thể áp dụng là:

- Tập trung nghiên cứu và quản lý chương trình giống của ngành. Trong 3-5 năm phải xác định được một cơ cấu bộ giống mới để đưa vào sản xuất.

- Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cây địa phương có phẩm chất tốt, lai tạo các giống cây mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với từng vùng sinh thái nông nghiệp, có khả năng tạo ra được các loại cây tốt, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu người tiờu dùng.

- Hợp tác trao đổi với các nước khỏc trờn thế giới nhằm học hỏi các kỹ thuật tiên tiến cũng như nhập khẩu các giống có hiệu quả kinh tế cao đưa vào trồng thử nghiệm và nhân rộng nếu có hiệu quả.

- Cải tạo các vườn cao su đã già cần thanh lọc giống, cõy kém chất lượng, đồng thời tuyển chọn giống cao su cho cỏc vựng mới.

- Nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản và tăng cường tính đồng đều để phát huy ưu thế của giống mới.

/ Về chăm sóc và thu hoạch:

- Nghiên cứu và ban hành khuyến cáo cho từng vùng trong việc sử dụng phân xanh, phân hữu cơ, với chế độ bón phân theo hướng tận dụng những thành tựu về công nghệ sinh học và bón phân theo chuẩn đoán dinh dưỡng. Mục tiêu bón phân không chỉ làm ổn định sản lượng, không ảnh hưởng đến sinh thái mà còn gia tăng sản lượng gỗ. - Nghiên cứu xác định chế độ khai thác với từng bộ giống để tối ưu hoá chu kỳ khai

thác. Nghiên cứu xác định quy trình chuẩn đoán sinh lý để có cơ sở điều chỉnh chế độ cạo và kích thích; nghiên cứu sâu bệnh ảnh hưởng đến sản lượng.

/ Về chế biến:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chế biến cho từng loại sản phẩm, tận dụng mọi nguồn vốn sẵn có trong nước như từ ngân sách nhà nước, của các ngành hữu quan hay nguồn vốn nhàn rỗi trong dân...

- Đối với các nhà máy chế biến, cần áp dụng khoa học công nghệ thích hợp, tiên tiến nhằm nâng cấp và hiện đại hoá các nhà máy chế biến hiện có trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu, xây mới một số nhà máy tại vùng nguyên liệu, đồng thời trong mỗi nhà máy cần cải tiến công nghệ, đổi mới thiết bị để nõng công suất các nhà máy chế biến. - Nghiên cứu hoàn thiện quy trình đỏnh đụng tại lô, tồn trữ nguyên liệu mủ đông và chế

biến mủ SVR 10, 20 từ nguyên liệu mủ đông.

tiện tiêu thu vì thị trường thế giới hiện nay phần lớn tập trung tiêu thụ 2 loại sản phẩm này, hạn chế chế biến các sản phẩm cao cấp như SVR 3L và 5L vì khó tiêu thụ.

- Áp dụng chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng bắt buộc đối với hàng xuất khẩu, để vừa thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến vấn đề công nghệ (đặc biệt công nghệ sạch) vừa nâng cao uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến bằng cách đưa ra các chính sách ưu đãi và đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kỹ thuật và chuyển giao công nghệ với các hiệp hội, nước sản xuất và xuất khẩu cao su trong khu vực và trên thế giới.

/ Về bảo quản:

- Cần phải tổ chức lại công tác bảo quản hàng hoá như sửa chữa, nâng cấp và xây dựng một hệ thống kho tàng an toàn và đảm bảo yêu cầu vệ sinh nhằm phục vụ công tác bảo quản và cất trữ cao su, khi giá cả trên thị trường thế giới biến động theo hướng xấu hoặc khi sản xuất trong nước được mùa nhưng lại gặp giá bán bất lợi.

- Đồng thời, cần hoàn thiện và hiện đại hoá quy trình bảo quản nhằm nâng cao điều kiện cất trữ và bảo quản hiện vẫn còn rất thiếu và lạc hậu ở nước ta, tránh tình trạng các doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu bằng mọi giá bất kể giá cao hay thấp, do thiếu hệ thống kho tàng cất trữ, bảo quản.

/ Trong vận chuyển:

- Tổ chức lại hệ thống vận tải cho phù hợp để đảm bảo an toàn, tránh gây nên hư hỏng làm giảm số lượng cũng như chất lượng thành phẩm hoặc sản phẩm xuất khẩu, tránh tình trạng phải tái chế lại hàng ở các cảng hoặc cửa khẩu sau khi chuyên chở.

- Tập huấn về kiến thức thương phẩm học cho lái xe và đội ngò cán bộ giao nhận. - Trang bị một cách đồng bộ từ khâu chuyên chở hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi chế

biến, từ nơi chế biến đến các nhà máy sản xuất ra các sản phẩm hoặc đến kho cảng để xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3. Giải pháp về chính sách sử dụng đất:

Một trong những khó khăn của chương trình phát triển cao su nước ta là vấn đề cấp quyền sử dụng đất cho hộ nông dân, các chủ trang trại để làm cơ sở vay vốn phát triển cao su tiểu điền còn chậm, gây ảnh hưởng tới tiến độ phát triển cao su. Bên cạnh đó, thủ tục giao đất giữa các địa phương với các doanh nghiệp nhà nước còn chưa nhất quán dẫn đến hiện tượng các hộ nông dân bao chiếm đất trống trọc xảy ra tương đối phổ biến ở một số

vùng, chủ yếu là Tây Nguyên gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp, các tổ chức mở rộng diện tích cao su. Giải pháp của vấn đề này là:

- Các địa phương đẩy nhanh tốc độ cấp sổ đỏ cho hộ nông dân.

- Có chính sách tạo điều kiện cho các chủ trang trại có quyền sử dụng đất theo Luật đất đai để hộ nông dân và chủ trang trại có cơ sở pháp lý để vay vốn trồng cao su.

- Có chính sách khuyến khích về lãi suất ngân hàng, thuế đất, thuế vốn... đối với các doanh nghiệp và các chủ đầu tư phát triển cao su vì đất mở rộng diện tích cao su hiện nay chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng khó khăn.

1.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý sản xuất:

Để đạt được hiệu quả sản xuất cao hơn, nhà nước cũng cần tiến hành hoàn thiện hơn nữa các mô hình tổ chức quản lý sản xuất cao su.

Đối với Tổng công ty cao su, điểm chưa thật hợp lý còn tồn tại chính là mối quan hệ giữa tổng công ty và các đơn vị thành viên. Tổng công ty chưa thực hiện được vai trò quản lý toàn bộ nguồn vốn được nhà nước giao. Trách nhiệm quản lý của Tổng công ty hiện tại nặng về quản lý đầu tư và hành chính nhưng nhẹ về quản lý kinh doanh, các Công ty là các chủ thể độc lập được quyền quyết định kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Để giải quyết được vấn đề, cần tăng cường thêm một số chức năng về tổ chức kinh doanh ở Tổng công ty, đồng thời đẩy nhanh cổ phần hoá các doanh nghiệp thành viên, lúc đó Tổng công ty là người thay mặt nhà nước quản lý số vốn ở các doanh nghiệp này, có trách nhiệm quản lý phần vốn góp, sử dụng hiệu quả cổ tức thu được để không làm giảm vốn, việc đầu tư không chỉ dừng lại ở đầu tư cho các doanh nghiệp thành viên mà sẽ mở rộng đầu tư vào những ngành có liên quan hoặc cho hiệu quả cao.

Trong tương lai, các tiểu điền và trang trại trong xu thế chung sẽ hình thành các hợp tác xã hoặc các hiệp hội để tự bảo vệ quyền lợi của mình trước doanh nghiệp, nhưng trước mắt các doanh nghiệp địa phương và đơn vị cơ sở sẽ là động lực thúc đẩy phát triển chính và khi có chủ trương, cơ chế cho phép, các doanh nghiệp có thể bỏ vốn để cao su tiểu điền phát triển. Từ những nhận định trên, việc giữ nguyên hình thức phát triển đại điền như hiện tại, trước mắt sẽ có hiệu quả hơn; đối với các công ty mới thành lập, tuỳ theo quy hoạch về đất đai của địa phương sẽ có một cơ cấu quy mô hợp lý cho từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ không phát triển với quy mô quá lớn nhưng phải vừa đủ lớn để bảo đảm nguồn nguyên liệu cho nhà máy chế biến ở quy mô có hiệu quả. Quy mô này tối thiểu là 3 nghìn ha ở những công ty nhỏ và không vượt quá 10 nghìn ha ở khu vực Tây

Nguyên.

Bên cạnh đó, cũng cần thiết phải hoàn thiện việc khoán vườn cây cao su: có những phương án khoán trên từng loại vườn cây cụ thể như: khoán vườn cây trồng lại trên đất thanh lý, khoán vườn cây kiến thiết cơ bản hiện có, khoán vườn cây khai thác.

1.5. Giải pháp về đầu tư:

Để đạt được mục tiêu sản xuất, xuất khẩu đã đề ra, Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý vào tất cả cỏc khõu trong quá trình sản xuất, chế biến nông sản. Vốn để thực hiện chiến lược đầu tư có thể được huy động từ nhiều nguồn như:

- Tạo vốn và thu hót đầu tư trong nước, trong đó huy động vốn tự có của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, huy động vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, sản xuất, chế biến... Cụ thể là tiến hành thu hót cổ phần cho các dự án công nghiệp có hiệu quả bằng cách thông qua công ty tài chính cao su phát hành trái phiếu công trình.

- Vay vốn tín dụng nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng phát triển nông thôn và ngân hàng thương mại.

- Huy động vốn nước ngoài và tham gia hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh doanh. Theo thoả thuận giữa TCty cao su và quỹ ADF về dự án phát triển cao su ở các công ty cao su, phía ADF sẽ tài trợ cho dù án với tổng mức vốn khoảng 38 triệu USD với lãi suất thấp cho trồng mới 26000 ha và chăm sóc các vườn cây hiện có. Tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo để có thể tiếp nhận nguồn vốn này trong năm 2001.

Tuy vậy, trước hết cần xây dựng được định hướng đúng đắn và phù hợp xuất phát từ thực trạng của nền nông nghiệp nước ta, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí. Trong thời gian tới, đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nên chú trọng vào các khâu sau:

/ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (như thuỷ lợi, điện lực, đường giao thông nông thôn, hệ thống dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp...) nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông thôn và thu hót vốn đầu tư nước ngoài.

/ Đầu tư xây dựng hệ thống các nhà máy, cơ sở chế biến cao su với trang thiết bị hiện đại và đồng bộ nhằm tạo ra sự đa dạng về chủng loại cũng như cải thiện chất lượng cao su xuất khẩu. Từ đó tăng hàm lượng sản phẩm đã qua chế biến trong cơ cấu xuất khẩu cao su

và nâng cao được hiệu quả kinh doanh.

/ Đầu tư xây dựng dịch vụ thị trường từ khâu thu mua, vận chuyển bảo quản cao su nguyên liệu đến khâu nghiên cứu, tiếp cận và thâm nhập các thị trường xuất khẩu tiềm năng.

/ Đầu tư đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp nhằm cải thiện được năng suất và chất lượng, tạo ưu thế cho hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam khi thâm nhập thị trường thế giới.

/ Đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực, nhằm xây dựng được đội ngò cán bộ kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh có trình độ để đưa nền nông nghiệp của ta bắt kịp nhịp phát triển của các nền nông nghiệp trên thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam (Trang 63)