Về cơ cấu xuất khẩu, để nâng cao uy tín của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế, định hướng quan trọng đối với ngành sản xuất cây công nghiệp là cải tiến cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng các mặt hàng chế biến, giảm tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm thô, nguyên liệu. Phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản nhằm tăng khối lượng và chất lượng hàng chế biến xuất khẩu là hướng đi cần thiết của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nó góp phần biến nước ta từ một nước xuất khẩu 70% hàng thô và sơ chế thành nước chủ yếu xuất khẩu hàng đã qua chế biến; nâng tỉ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bên cạnh đó, do đặc điểm của cây công nghiệp là mỗi loại cây phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi vùng khác nhau. Để mặt hàng cây công nghiệp đạt chất lượng và hiệu quả cao cần tiếp tục hình thành các vựng chuyên môn hoá sản xuất cây công nghiệp xuất khẩu. Bên canh việc xác định các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, việc tìm ra một cơ cấu thị trường thích hợp cũng không kém phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Thị trường Việt Nam trong thời gian tới có xu hướng chuyển dịch từ Đông sang Tây, từ châu Á sang châu Âu và Bắc Mĩ. Theo số liệu của Bộ Thương mại, dự báo cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo châu lục đến năm 2010 sẽ như sau: Bảng 25: Thị trường xuất khẩu Việt Nam đến năm 2010
Đơn vị:%
Châu lục 1991-1995 2000 2010
Châu á-TBD 80 50 45
Châu Mỹ 2 20 25
Châu Phi 3 5 5
(Nguồn: Điểm tin kinh tế-số 232 ngày 24/10/1998)
2. Định hướng về sản xuất và xuất khẩu cao su:
2.1. Định hướng sản xuất:
Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam đến năm 2005 đã được phê duyệt ngày 5/2/1996 trong đó có đề ta những định hướng về sản xuất cao su ở Việt Nam. Đến năm 2000, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành rà soát lại tổng quan cao su. Báo cáo rà soát tổng quan cao su của Viện đã đưa ra một số thay đổi trong định hướng phát triển cao su ở nước ta.
Nghị quyết 09/2000/NQ-CP cũng đã chỉ rõ quan điểm chung để phát triển cao su đến năm 2010 là: “Tập trung thâm canh 400 nghìn ha cao su hiện có đạt năng suất cao, tiếp tục phát triển cao su ở những nơi thích hợp, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chủ yếu ở Miền Trung và Tây Nguyên, nhất là vùng biên giới, trong tương lai sản lượng cao su mủ khô đạt khoảng 600 nghìn tấn vào năm 2010, phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su và ngành công nghiệp gỗ cao su nhằm nâng cao hiệu quả của cây cao su”.
Cụ thể, về bố trí diện tích cao su, căn cứ vào Báo cáo rà soát tổng quan, có 2 phương án thực thi đến năm 2010:
Bảng 26: Bố trí sản xuất cao su đến 2010
Đơn vị: ha
Vùng Hiện trạng 2000 2005(PAI) 2010(PAII)
Cả nước 402 755 500 000 700 000
Duyên hải miền Trung 42 609 90 000 120 000
Tây Nguyên 89 321 140 000 280 000
Đông Nam Bé 270 845 270 000 300 000
(Nguồn: Viện Quy hoạch và TKNN, 2000)
Trong phương án I, cao su tư nhân và tiểu điền chiếm tỉ trọng 35,4%, trong phương án II chiếm tỉ trong 50%, bình quân phượng án I phải trồng mới 98 nghìn ha, ở phương án II là 200 nghìn ha. Tổng diện tích trồng mới và tái canh trong phương án I là 130,6 nghìn ha, trong phương án II là 226 nghìn ha. Để thực hiện định hướng này, từ nay đến năm 2005 cần phấn đấu đạt diện tích vườn cao su là 500 nghìn ha, còn diện tích 700 nghìn ha là qui mô khung của cao su Việt Nam và sẽ phấn đấu đạt được mức này vào năm 2010.
nước sản xuất cao su chính như Thái lan, Malaixia, Indonexia. Để nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng cao su chóng ta sẽ phải ứng dụng nhanh tiến bộ kỹ thuật về sinh học trước hết là giống, tập trung thâm canh vườn cây hiện có, mở rộng diện tích phù hợp với khả năng của vốn và với phương châm vườn cây phải được thâm canh ngay từ đầu. Dự kiến đến năm 2010, năng suất cao su bình quân cả nước đạt 15 tạ/ha.
Về sản lượng, năm 2000 Việt Nam đạt sản lượng 220 nghìn tấn, chiếm hơn 3% sản lượng thế giới. Dự kiến đến năm 2005 sản lượng sẽ đạt 320 nghìn tấn và năm 2010 đạt 400 nghìn tấn.
Trong công nghiệp mục tiêu của ngành công nghiệp sơ chế mủ cao su là tạo ra sản phẩm có chất lượng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời với việc đầu tư mới cho các cơ sở sản xuất hiện đại, cần phát triển các xưởng sản xuất nhở với các loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Để đảm bảo cho mủ được khai thác từ vườn cây được sơ chế hết, công suất thiết kế các nhà máy phải cao hơn nhu cầu sơ chế từ 10-20%. Dự kiến bố trí việc xây dựng thờm cỏc nhà máy ở các vùng như sau:
Bảng 27: Dự kiến xây dựng các nhà máy chế biến
Đơn vị: nhà máy
Vùng Số nhà máy
Phương án I Phương án II
1. Khu bốn cũ 9 14
2. Duyên hảI Trung Bé 5 7
3. Tây nguyên 7 12
4. Đông nam bé 17 17
Tổng cộng 38 50
(Nguồn: Tổng quan PT cao su đến năm 2005-2010, Viện QHTKNN)
Ngoài việc xây dựng mới cần tích cực cải tạo, nâng cấp và tận dụng hết công suất các nhà máy hiện có để giảm bớt chi phí đầu tư. Ước tính tổng công suất thiết kế của các nhà máy và xưởng sơ chế năm 2005 đạt 338-386 nghìn tấn , 2010 đạt 400-450 nghìn tấn. Bên cạnh đó cần quan tâm đến việc lùa chọn thiết bị công nghệ phù hợp cho từng giai đoạn, hoàn thiện từng bước cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến và bảo đảm chất lượng nguyên liệu.
2.2. Định hướng xuất khẩu:
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ cao su nguyên liệu hay còn gọi là cao su sống (mủ) ở trong nước vẫn còn thấp, chỉ vào khoảng 20% sản lượng cao su sản xuất hàng năm. Vậy chúng
ta còn phải xuất khẩu tới 80% sản lượng sản xuất hàng năm. Vào năm 1998, hoạt động xuất khẩu cao su đạt kim ngạch 134 triệu USD. Trong khi đó, nước ta cũng phải bỏ ra nhiều triệu USD để nhập khẩu các sản phẩm làm từ cao su như săm lốp xe ụtụ, xe máy, và các thiết bị khác... Trong thời gian tới, ta sẽ phải xây dựng được ngành chế biến cao su đủ mạnh để tận dụng nguồn nguyên liệu cao su trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ cao su trên thị trường nội địa và giảm tỷ trọng cao su sống trong cơ cấu xuất khẩu cao su. Theo dự báo đến năm 2010, nước ta sẽ xuất khẩu khoảng 250 nghìn tấn cao su, đạt kim ngạch xuất khẩu vào khoảng trên 500 triệu USD.
Trong những năm qua, Trung Quốc chính là thị trường tiêu thụ chính cho cao su nguyên liệu của ta. Gần đây, Trung Quốc lại xây dựng thêm 5 cơ sở chế biến cao su tại các tỉnh giỏp biờn với nước ta, nhằm khai thác nguồn nguyên liệu cao su sống bán qua biên giới qua con đường tiểu ngạch. Việc Hiệp định Thương mại Việt-Trung đã được ký kết tạo điều kiện cho chóng ta có thể xuất khẩu cao su theo con đường chính ngạch, giảm được rủi ro trong quan hệ giao dịch mậu biên. Như vậy, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho mặt hàng cao su của ta. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, mục tiêu lâu dài của chúng ta là xuất khẩu cao su thành phẩm chứ không phải là cao su nguyên liệu. Bên cạnh đó, ta cũng cần nghiên cứu thị trường tiêu thụ cao su của các nước công nghiệp phát triển vỡ cỏc nước này thường có nhu cầu tiêu thụ cao su rất lớn, đặc biệt là thị trường Mỹ và Nhật bản (là hai nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới). Do giá dầu lên cao, nên giá cao su tổng hợp (nhân tạo) cũng tăng mạnh và đõy chớnh là cơ hội cho cao su thiên nhiên chiếm lĩnh thị trường. Đồng thời, ta cũng cần khôi phục lại các thị trường truyền thống của mặt hàng cao su, đó là Liên bang Nga và các nước thuộc Liên Xô (cũ) cũng như các nước XHCN ở Đông Âu. Các thị trường này đã quen thuộc và dễ chấp nhận sản phẩm cao su của ta, không quá khắt khe như các thị trường mới tiếp cận.
Giá cao su quốc tế trong thời gian gần đây liên tục giảm, tuy có dấu hiệu hồi phục nhưng chắc chắn không thể tăng trong ngắn hạn. Hơn nữa, giá cao su xuất khẩu của ta lại thường thấp hơn giá quốc tế khoảng 15-20%. Như vậy, vấn đề thị trường và giá xuất khẩu sẽ là những vấn đề chính trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu của ngành cao su. Chỉ có việc thực hiện thành công các biện pháp này mới đảm bảo được quyền lợi cho người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu cũng như sự phát triển bền vững của ngành cao su Việt Nam.