Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi gà

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ cầu trùng và hiệu quả phòng, trị bệnh của hai loại thuốc Hancoc và Bio – anticoc ở gà Lương Phượng Hoa tại trại gà thương phẩm huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 55)

Kết quả theo dõi về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi được ghi tại bảng 2.5, 2.6 cho thấy: Ở tất cả các lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên gà thí nghiệm tuân theo qui luật giảm dần qua các giai đoạn tuổi.

Bảng 2.5. Ảnh hưởng của thuốc Hancoc đến tỉ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà Lương Phượng theo lứa tuổi

Tuần tuổi Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % 1 – 3 60 30 50,00 16 53,33 10 33,33 2 6,67 2 6,67 4 – 6 60 25 41,67 11 44,00 8 32,00 5 20,00 1 4,00 7 – 9 60 19 31,67 8 42,11 7 36,84 3 15,79 1 5,26 10 – 12 60 13 21,67 10 76,92 2 15,38 1 7,69 0 0,00 Tổng 240 87 36,25 45 51,72 27 31,03 11 12,64 4 4,60 Bàng 2.5 cho thấy: Lô I kiểm tra 240 mẫu, phát hiện 87 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 36,25%, trong đó có 45 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 51,72%, 27 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình (++) chiếm 31,03%, 11 mẫu nhiễm ở mức độ nặng (+++) chiếm 12,64%, 4 mẫu nhiễm ở mức độ rất nặng (++++) 4,6%.

Cụ thể lô I giai đoạn từ 1 – 3 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu thì có 30 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 50%. Trong đó có 16 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 53,33 %, 10 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 33,33%, 2 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 6,67%, 2 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 6,67 %. Giai đoạn 4 – 6 tuần tuổi, chúng tôi kiểm tra 60 mẫu thì có 25 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 41,67%. Trong đó có 11 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 44%, 8 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 32%, 5 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 20%, 1 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 4%. Giai đoạn 7 – 9 tuần tuổi, chúng tôi kiểm tra 60 mẫu thì có 19 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 31,67%. Trong đó có 8 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 42,11%, 7 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 36,84%, 3 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 15,79%, 1 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 5,26%. Giai đoạn 10 – 12 tuần tuổi, chúng tôi kiểm tra 60 mẫu thì có 13 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 21,67%. Trong đó có 10 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 76,92%, 2 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm

15,38%, 1 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 7,69%, không có mẫu nhiễm mức độ rất nặng.

Bảng 2.6. Ảnh hưởng của thuốc Bio – anticoc đến tỉ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà Lương Phượng theo lứa tuổi

Bảng 2.6 cho thấy: Lô II kiểm tra 240 mẫu, phát hiện 78 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm 32,5%, trong đó 43 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 55,13%, 23 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình (++) chiếm 29,49%, 9 mẫu nhiễm ở mức độ nặng (+++) chiếm 11,54%, 3 mẫu nhiễm ở mức độ rất nặng (++++) 3,85%.

Cụ thể: Giai đoạn từ 1 – 3 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu có 27 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 45%. Trong đó, có 14 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 51,85%, 8 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 29,63%, 3 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 11,11%, 2 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 7,41%. Giai đoạn 4 – 6 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu có 24 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 40%. Trong đó, có 12 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 50%, 8 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 33,33%, 2 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 12,5%, 1 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 4,17%. Giai đoạn 7 – 9 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu có 16 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 26,67 %. Trong đó, có 9 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 56,25%, 5 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 31,25%, 2 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 12,5%, không có mẫu nhiễm mức rất nặng (++++). Giai đoạn 10 – 12 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu có 11 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 18,33%. Trong đó, có 8 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 72,73%, 2 mẫu nhiễm mức trung

Tuần tuổi Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % 1 – 3 60 27 45,00 14 51,85 8 29,63 3 11,11 2 7,41 4 – 6 60 24 40,00 12 50,00 8 33,33 3 12,5 1 4,17 7 – 9 60 16 26,67 9 56,25 5 31,25 2 12,50 0 0,00 10 – 12 60 11 18,33 8 72,73 2 18,18 1 9,09 0 0,00 Tổng 240 78 32,50 43 55,13 23 29,49 9 11,54 3 3,85

bình (++) chiếm 18,18%, 1 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 9,09%, không có mẫu nhiễm mức rất nặng (++++).

Từ kết quả trên chúng tôi đưa ra nhận xét sau: Mặc dù gà ở cả lô thí nghiệm đều sử dụng một lịch trình thuốc phòng cầu trùng từ 5 -140 ngày tuổi như nhau, nhưng ở các lứa tuổi khác nhau có tỷ lệ và cường độ nhiễm khác nhau giữa các lô. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở cả 2 lô thí nghiệm đều giảm dần theo tuổi, ở giai đoạn từ 3 – 6 tuần tuổi là nặng nhất sau đó giảm dần.

Theo tôi gà con giai đoạn từ 3 – 6 tuần tuổi có tỷ lệ và cường độ nhiễm nặng nhất là do giai đoạn này hệ thông miễn dịch của gà chưa được hoàn thiện, khả năng chống đỡ bệnh tật còn kém, do đó gà rất mẫn cảm với bệnh, đặc biệt là bệnh cầu trùng. Khi gà lớn dần (7 – 10 tuần tuổi) hệ thống miễn dịch hoàn chỉnh dần, sức đề kháng của cơ thể đối với mầm bệnh cao, hơn nữa do quá trình tiếp xúc với mầm bệnh từ trước nên cơ thể gà đã tạo được kháng thể miễn dịch với bệnh cầu trùng, do đó tỷ lệ nhiễm giảm dần, cường độ nhiễm nhẹ, bệnh thường ở thể ẩn, không biểu hiện rõ triệu chứng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của nghiên cứu của tác giả Dương Công Thuận (1995) [20]; Lê Văn Năm (1999) [12]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8] và nhiều tác giả khác cho rằng: Bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh và là nguồn gieo rắc căn bệnh làm ô nhiễm môi trường và làm cho bệnh lây lan.

Khi so sánh tỷ lệ nhiễm cầu trùng của các lô thí nghiệm qua các giai đoạn cho thấy là lô I cao hơn lô II cụ thể là:

- Giai đoạn từ 1 – 3 tuần tuổi: Tỷ lệ nhiễm của lô I (50%) cao hơn lô II (45%) là 5%.

- Giai đoạn từ 4 – 6 tuần tuổi: Tỷ lệ nhiễm của lô I (41,67%) cao hơn lô II (40%) là 1,67%.

- Giai đoạn từ 7 – 9 tuần tuổi: Tỷ lệ nhiễm của lô I (31,67%) cao hơn lô II (26,67%) là 5%.

- Giai đoạn từ 10 – 12 tuần tuổi: Tỷ lệ nhiễm của lô I (21,67 %) cao hơn lô II (18,33%) là 3,34%.

Kết quả thu được cho thấy: Sử dụng thuốc Bio – anticoc trong phòng và trị bệnh cầu trùng có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng thấp hơn so với sử dụng thuốc Hancoc.

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ cầu trùng và hiệu quả phòng, trị bệnh của hai loại thuốc Hancoc và Bio – anticoc ở gà Lương Phượng Hoa tại trại gà thương phẩm huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)