Các chỉ tiêu theo dõi
- Theo dõi số gà đầu kì và cuối kì theo từng tuần tuổi và cả 12 tuần tuổi. - Ảnh hưởng của hai thuốc Hancoc và Bio – anticoc đến tỷ lệ và cường
độ nhiễm cầu trùng của gà thí nghiệm 1 – 12 tuần tuổi.
- Tỷ lệ nhiễm cầu trùng của gà Lương Phượng qua kiểm tra phân. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi gà.
Phương pháp theo dõi
- Theo dõi tình trạng sức khỏe đàn gà.
- Quan sát lâm sàng phát hiện bệnh cầu trùng.
- Phương pháp lấy mẫu phân: Tiến hành lấy mẫu phân của gà nuôi tại trang trại thải ra vào lúc sáng sớm ở các tuần tuổi 1,2,3...12, đảm bảo nguyên tắc ngẫu nhiên, lấy từ nhiều vị trí trong ô chuồng, để riêng từng mẫu phân vào túi nilon có ghi rõ nhãn bao gồm: Tuổi gà, ngày tháng, trạng thái phân.
Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang cầu trùng
* Phương pháp phù nổi của Fulleborn.
Nguyên lý của phương pháp này là lợi dụng tỷ trọng của nước muối bão hòa lớn hơn tỷ trọng của noãn nang Cầu trùng, làm noãn nang Cầu trùng nổi lên bề mặt của dung dịch. Phương pháp này có độ chính xác cao và được áp dụng rộng rãi trong thực tế.
* Cách pha nước muối bão hoà:
Đun sôi nước, cho muối vào từ từ, khuấy đều, đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội có lớp muối kết tinh, lọc qua lớp bông để bỏ cặn thu được dung dịch muối bão hòa.
* Cách tiến hành:
Lấy từng mẫu phân cần xét nghiệm cho vào cốc nhỏ, dùng đũa thủy tinh nghiền nát, vừa nghiền vừa đổ nước muối bão hòa vào (khoảng 40- 50ml) sau đó lọc qua lưới lọc, lấy nước đó cho vào các lọ penicilin đã được rửa sạch và khô, cho đến khi đầy miệng rồi đặt phiến kính sao cho tiếp xúc với bề mặt dung dịch, để yên trong 30 phút thì lấy phiến kính ra soi dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 100 lần (vật kính 10, thị kính 10) để tìm noãn nang Cầu trùng.
* Để đánh giá được cường độ nhiễm ta tiến hành đếm số noãn nang Cầu trùng trên một vi trường.
Nếu trên vi trường có:
1 – 5 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm nhẹ (+)
5 – 10 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm trung bình (++) 10 – 20 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm nặng (+++) > 20 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm rất nặng (++++) Tỷ lệ nhiễm (%)
Cường độ nhiễm (%)
Tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi (%)
Tỷ lệ có bệnh tích (%)
Hiệu lực điều trị của thuốc (%)
Tỉ lệ nuôi sống (%)
* Phương pháp mổ khám bệnh tích:
Khi có gia cầm bị cầu trùng chết, chúng tôi đã mổ khám sau khi đã quan sát kỹ trạng thái bên ngoài cơ thể gà chết: Lông, da, bụng, mào, tích ta cho gà lên khay mổ khám. Dùng dao rạch khớp xương ở cánh và háng rồi ép cho gãy sau đó lột da, dùng dao mổ tách toàn bộ phần cổ để lấy khí quản, thực quản, diều. Sau đó dùng kéo cắt đứt xương sườn bộc lộ các cơ quan nội tạng bên trong, tách riêng cơ quan tiêu hóa để quan sát biểu hiện bệnh tích ở ruột non, ruột già manh tràng, dùng kéo cắt dọc theo ruột non, lấy chất chứa bên
trong cho vào cốc để xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn. Quan sát bệnh tích ở niêm mạc đường tiêu hóa.