Một vài nét về gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ cầu trùng và hiệu quả phòng, trị bệnh của hai loại thuốc Hancoc và Bio – anticoc ở gà Lương Phượng Hoa tại trại gà thương phẩm huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)

Gà Lương Phượng

Gà Hoa Lương Phượng gọi tắt là gà Lương Phượng, có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng Trung Quốc. Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp gà thành phố Nam Ninh – Quảng Tây – Trung Quốc lai tạo thành công sau 10 năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương với gà nhập nội. Giống gà Lương Phượng đã được nhiều nước nhập và lai tạo để nuôi thả vườn, nuôi bán chăn thả. Qua thử nghiệm ở trong và ngoài nước như Việt Nam, Lào, Thái Lan... xí nghiệp giống Nam Ninh đã đưa ra một số chỉ tiêu sản xuất của gà Lương Phượng.

Gà Lương Phượng được nhập khẩu vào nước ta qua của khẩu quốc tế Quảng Ninh năm 1998. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập 1900 con nuôi tại trại thí nghiệm và được nhân dân ta nuôi ở nhiều nơi.

Gà Lương Phượng hoa có dáng bề ngoài gần giống gà Ri của Việt Nam. Màu lông đa dạng, màu vàng tuyền, vàng đốm hoa hoặc đen đốm hoa. Sở dĩ gọi là gà Lương Phượng hoa vì trong đàn gà có nhiều màu lông khác nhau, như một vườn hoa. Gà trống có mào đơn, ngực nở, lưng phẳng, lông đuôi cong, chân cao vừa phải màu vàng, thịt mịn, thơm ngon. Về năng suất, khối lượng gà thịt lúc 65 ngày tuổi đạt 1,5 – 1,6 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là 2,4 – 2,6 kg, tỷ lệ nuôi sống trên 95%. Sản lượng trứng đạt 177 quả/mái/66 tuần. Ở tuổi trưởng thành, gà trống có khối lượng 2,7 kg, gà mái có khối lượng 2,1 kg.

Theo tài liệu Nguyễn Duy Hoan và cs (1998) [6] thì gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt, bán công nghiệp hay thả vườn. Do

có những ưu điểm trên, hiện nay gà Lương Phượng đã được nuôi nhiều ở các trang trại và hộ gia đình nông thôn cũng như ở thành thị và được người chăn nuôi ưa chuộng.

Kể từ khi nhập vào nước ta, gà Lương Phượng đã được chú ý, quan tâm, nghiên cứu, nhất là trong việc dùng làm con lai để lai tạo với các giống gà khác, tạo ra con lai có sức sản xuất cao hơn.

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ cầu trùng và hiệu quả phòng, trị bệnh của hai loại thuốc Hancoc và Bio – anticoc ở gà Lương Phượng Hoa tại trại gà thương phẩm huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)