ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ cầu trùng và hiệu quả phòng, trị bệnh của hai loại thuốc Hancoc và Bio – anticoc ở gà Lương Phượng Hoa tại trại gà thương phẩm huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 47)

2.3.1. Đối tượng

- Gà Lương Phượng hoa nuôi tại trang trại gà thương phẩm xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2. Địa điểm

- Xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

2.3.3. Thời gian

- Từ ngày 15/12/2013 đến ngày 31/5/2014.

2.3.4. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng trên đàn gà Lương Phượng hoa nuôi tại trang trại gà thương phẩm xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Ảnh hưởng của hai thuốc Hancoc và Bio – anticoc đến tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng hoa tại trại gà thương phẩm xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Hiệu quả điều trị và hiệu quả kinh tế của hai loại thuốc Hancoc và Bio – anticoc.

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5.1. Sơđồ b trí thí nghim.

Bảng 2.2. Thí nghiệm trên gà Lương Phượng

Nội dung Lô I Lô II

Giống gà thí nghiệm Gà Lương Phượng Hoa

Số lượng gà 510 con 510 con

Tính biệt Gà mái

Tuổi gà thí nghiệm 1 – 90 ngày tuổi

Phương thức nuôi Nền + đệm lót bằng trấu

Thức ăn sử dụng Cám Agriviet

Yếu tố thí nghiệm Hancoc Bio - anticoc

Thành phần Sulfaquinoxalin (dạng muối Natri) 50 mg Pyrimethamin 15 mg Vitamin K3 0,2 mg Tá dược vừa đủ 1 ml Sulfadimidine 21,3g Diaverdine 2,6g Vitamin A 200.000UI Vitamin K3 40mg Lactose vừa đủ 100g Phòng bệnh

Liều dùng 1 ml/ lít nước uống 1 g/ lít nước uống

Liệu trình Dùng 3 ngày, nghỉ 3 ngày, dùng tiếp 2 ngày

Dùng 3 ngày, nghỉ 3 ngày, dùng tiếp 2 ngày

Trị bệnh Liều dùng 2 ml/ lít nước uống 1 g/ lít nước uống

Liệu trình Dùng liên tục 5 ngày. Dùng liên tục 5 ngày

2.3.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi

- Theo dõi số gà đầu kì và cuối kì theo từng tuần tuổi và cả 12 tuần tuổi. - Ảnh hưởng của hai thuốc Hancoc và Bio – anticoc đến tỷ lệ và cường

độ nhiễm cầu trùng của gà thí nghiệm 1 – 12 tuần tuổi.

- Tỷ lệ nhiễm cầu trùng của gà Lương Phượng qua kiểm tra phân. - Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi gà.

Phương pháp theo dõi

- Theo dõi tình trạng sức khỏe đàn gà.

- Quan sát lâm sàng phát hiện bệnh cầu trùng.

- Phương pháp lấy mẫu phân: Tiến hành lấy mẫu phân của gà nuôi tại trang trại thải ra vào lúc sáng sớm ở các tuần tuổi 1,2,3...12, đảm bảo nguyên tắc ngẫu nhiên, lấy từ nhiều vị trí trong ô chuồng, để riêng từng mẫu phân vào túi nilon có ghi rõ nhãn bao gồm: Tuổi gà, ngày tháng, trạng thái phân.

Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang cầu trùng

* Phương pháp phù nổi của Fulleborn.

Nguyên lý của phương pháp này là lợi dụng tỷ trọng của nước muối bão hòa lớn hơn tỷ trọng của noãn nang Cầu trùng, làm noãn nang Cầu trùng nổi lên bề mặt của dung dịch. Phương pháp này có độ chính xác cao và được áp dụng rộng rãi trong thực tế.

* Cách pha nước muối bão hoà:

Đun sôi nước, cho muối vào từ từ, khuấy đều, đến khi muối không tan được nữa, khi để nguội có lớp muối kết tinh, lọc qua lớp bông để bỏ cặn thu được dung dịch muối bão hòa.

* Cách tiến hành:

Lấy từng mẫu phân cần xét nghiệm cho vào cốc nhỏ, dùng đũa thủy tinh nghiền nát, vừa nghiền vừa đổ nước muối bão hòa vào (khoảng 40- 50ml) sau đó lọc qua lưới lọc, lấy nước đó cho vào các lọ penicilin đã được rửa sạch và khô, cho đến khi đầy miệng rồi đặt phiến kính sao cho tiếp xúc với bề mặt dung dịch, để yên trong 30 phút thì lấy phiến kính ra soi dưới kính hiển vi quang học với độ phóng đại 100 lần (vật kính 10, thị kính 10) để tìm noãn nang Cầu trùng.

* Để đánh giá được cường độ nhiễm ta tiến hành đếm số noãn nang Cầu trùng trên một vi trường.

Nếu trên vi trường có:

1 – 5 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm nhẹ (+)

5 – 10 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm trung bình (++) 10 – 20 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm nặng (+++) > 20 noãn nang: Quy định cường độ nhiễm rất nặng (++++) Tỷ lệ nhiễm (%)

Cường độ nhiễm (%)

Tỷ lệ nhiễm theo lứa tuổi (%)

Tỷ lệ có bệnh tích (%)

Hiệu lực điều trị của thuốc (%)

Tỉ lệ nuôi sống (%)

* Phương pháp mổ khám bệnh tích:

Khi có gia cầm bị cầu trùng chết, chúng tôi đã mổ khám sau khi đã quan sát kỹ trạng thái bên ngoài cơ thể gà chết: Lông, da, bụng, mào, tích ta cho gà lên khay mổ khám. Dùng dao rạch khớp xương ở cánh và háng rồi ép cho gãy sau đó lột da, dùng dao mổ tách toàn bộ phần cổ để lấy khí quản, thực quản, diều. Sau đó dùng kéo cắt đứt xương sườn bộc lộ các cơ quan nội tạng bên trong, tách riêng cơ quan tiêu hóa để quan sát biểu hiện bệnh tích ở ruột non, ruột già manh tràng, dùng kéo cắt dọc theo ruột non, lấy chất chứa bên

trong cho vào cốc để xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn. Quan sát bệnh tích ở niêm mạc đường tiêu hóa.

2.3.5.3 . Phương pháp x lý s liu

Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, với các tham số thống kê như sau:

Số trung bình cộng:

Trong đó: : Là giá trị trung bình mẫu n: Dung lượng mẫu x1, x2...xn: Giá trị mẫu

2.4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

2.4.1. Ảnh hưởng của thuốc Hancoc và Bio – anticoc đến tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng của gà Lương Phượng

Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sức sống, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm. Tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào yếu tố di truyền, mỗi giống khác nhau có sức sống và khả năng kháng bệnh khác nhau nên tỷ lệ nuôi sống cũng khác nhau. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi, tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Tỷ lệ nuôi sống cao sẽ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết được tiềm năng di truyền. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm lô I và lô II được so sánh ở bảng 2.3.

Bảng 2.3 Tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng qua các tuần tuổi

Tuần tuổi

Lô I (Hancoc) Lô II (Bio – anticoc) Số gà đầu kì (con) Số cuối (con) Tỉ lệ nuôi sống/ tuần (%) Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) Số gà đầu (con) Số gà cuối (con) Tỉ lệ nuôi sống/ tuần (%) Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) 1 510 510 100 100 510 510 100 100 2 510 509 99,80 99,80 510 509 99,80 99,80 3 509 507 99,61 99,41 509 508 99,80 99,61 4 507 503 99,21 98,63 508 506 99,61 99,22 5 503 500 99,40 98,04 506 503 99,41 98,63 6 500 496 99,20 97,25 503 500 99,40 98,04 7 496 493 99,40 96,67 500 497 99,40 97,45 8 493 490 99,39 96,08 497 495 99,60 97,06 9 490 486 99,18 95,29 495 493 99,60 96,67 10 486 482 99,18 94,51 493 490 99,39 96,08 11 482 481 99,79 94,31 490 486 100 96,08 12 481 480 99,79 94,12 490 489 99,8 95,88

Bảng 2.3 cho thấy, tỷ lệ nuôi sống của gà lương phượng khá cao, dao động từ 94,12 – 95,88%. Tương đương vơi nhiều giống gà nội và nhập nội nuôi tại Việt Nam, như : Gà Ri, Tam Hoàng, Ross – 208, ISA JA57…Ở tuần đầu tiên tỷ lệ sống của 2 lô là 100%, không có con nào bị chết. Sang tuần thứ 2 , tỷ lệ sống của 2 lô là 99,80%, do mỗi lô bị chết 1 con, hai tuần đầu tiên là giai đoạn gà con dễ bị cảm nhiễm bệnh do chức năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh, nhưng do chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh nên cả hai lô có đều có tỷ lệ sống cao. Ở tuần thứ 3 tỷ lệ sống của lô I là 99,41% thấp hơn lô II (99,61%) là 0,2%.

Ở tuần thứ 4, tỷ lệ sống của lô I là 98,63% thấp hơn ở lô II (99,22%) là 0,59%.Tuần thứ 5 tỷ lệ sống của lô I là 98,04 % thấp hơn ở lô II (98,63%) là 0.59%. Tuần thứ 6, tỷ lệ sống của lô I là 97,25% thấp hơn ở lô II (98,04%) là 0,79%, gà chết ở giai đoạn từ 4 – 6 tuần tuổi chủ yếu do bệnh cầu trùng.

Tuần thứ 7, tỷ lệ sống của lô I là 96,67% thấp hơn lô II (97,45%) là 0,78%. Tuần thứ 8, tỷ lệ sống của lô I là 96,08% thấp hơn lô II (97,06%) là 0,98%. Tuần thứ 9, tỷ lệ sống của lô I là 95,29% thấp hơn lô II (96,67%) là 1,38%. Giai đoạn 7 – 9 tuần tuổi vẫn có gà chết, tuy nhiên nguyên nhân chết ở giai đoạn này không hoàn toàn là do bị bệnh cầu trùng mà con do nhiều nguyên nhân khác.

Tuần thứ 10, tỷ lệ nuôi sống của lô I là 94,51% thấp hơn lô II (96,08%) là 1,57%. Tuần thứ 11, tỷ lệ sống của lô I là 94,31% thấp hơn ở lô II (96,08%) là 1,77 %. Tuần thứ 12, tỷ lệ nuôi sống của lô I là 94,12% thấp hơn ở lô II (95,88%) là 1,76%.

Như vậy, việc sử dụng hai loại thuốc Hancoc và Bio – anticoc trong phòng, trị cầu trùng có ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm. Khi so sánh tỷ lệ nuôi sống giữa 2 lô, chúng tôi nhận thấy, gà lô II có tỷ lệ nuôi sống cao hơn gà ở lô I. Điều đó cho thấy, việc dùng thuốc Bio – anticoc có hiệu quả phòng trị tốt hơn thuốc Hancoc.

2.4.2. Ảnh hưởng của hai thuốc Hancoc và Bio- anticoc đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà Lương Phượng cường độ nhiễm cầu trùng của gà Lương Phượng

2.4.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà Lương Phượng qua kiểm tra phân kiểm tra phân

Bảng 2.4. Ảnh hưởng của hai thuốc Hancoc và Bio- anticoc đến tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng của gà Lương Phượng qua kiểm tra mẫu phân

Diễn giải thí nghiệm Số mẫu kiểm tra (mẫu) Tỷ lệ

nhiễm Cường độ nhiễm

n (%) + ++ +++ ++++ n % n % n % n % Lô I (Hancoc) 240 87 36,25 45 51,72 27 31,03 11 12,64 4 4,60 Lô II (Bio-anticoc) 240 78 32,5 43 55,14 23 29,49 9 11,54 3 3,85

Qua bảng 2.4 cho thấy: Qua kiểm tra 240 mẫu phân gà ở lô I có 87 mẫu nhiễm noãn nang cầu trùng, chiếm tỷ lệ 36,25%. Trong đó có 45 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm 51,72%, 27 mẫu nhiễm cường độ (++) chiếm 31,03%, 11 mẫu nhiễm cường độ (+++) chiếm 12,64%, 4 mẫu nhiễm cường độ (++++) chiếm 4,6%.

Kiểm tra 240 mẫu phân gà ở lô II phát hiện 78 mẫu phân nhiễm noãn nang cầu trùng, chiếm tỷ lệ 32,5% thấp hơn lô I là 3,75%. Trong đó có 43 mẫu nhiễm cường độ (+) chiếm 55,14% cao hơn ở lô I là 3,42%, 23 mẫu nhiễm cường độ (++) chiếm 29,49% thấp hơn ở lô I là 1,54%, 9 mẫu nhiễm cường độ (+++) chiếm 11,54% thấp hơn ở lô I là 1,1%, 3 mẫu nhiễm cường độ (++++) chiếm 3,85% thấp hơn ở lô I là 0,75%.

Từ kết quả trên tôi nhận xét như sau: Mặc dù hai lô gà thí nghiệm được nuôi tại cùng một khu vực, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng như nhau nhưng lô gà thí nghiệm I lại có tỷ lệ nhiễm cao hơn. Có sự sai khác trên là do gà ở lô thí

nghiêm I sử dụng thuốc phòng và trị cầu trùng là Hancoc còn lô thí nghiệm II sử dụng thuốc Bio – anticoc để phòng và điều trị. Sử dụng thuốc Bio – anticoc có hiệu quả phòng bệnh cao hơn Hancoc là do thuốc Bio – anticoc mới được đưa vào trại sử dụng với thời gian ngắn nên các loài cầu trùng chưa có khả năng kháng thuốc, còn Hancoc đã được sử dụng trong thời gian dài nên hiệu quả phòng bệnh thấp hơn.

Chình vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc phòng và trị bệnh cầu trùng phải thay đổi thuốc thường xuyên (3 – 4 năm/ lần), bởi sử dụng thuốc trong thời gian dài cầu trùng sẽ có khả năng kháng thuốc.

87 45 27 11 4 78 43 23 9 3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Số mẫu nhiễm Nhiễm + Nhiễm ++ Nhiễm +++ Nhiễm ++++

Hình 2.1. Biểu đồ so sánh cường độ nhiễm cầu trùng qua kiểm tra mẫu phân lô I và lô II

Lô I Lô II

2.4.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi

Kết quả theo dõi về tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tuổi được ghi tại bảng 2.5, 2.6 cho thấy: Ở tất cả các lứa tuổi đều bị nhiễm cầu trùng, tỷ lệ nhiễm cầu trùng trên gà thí nghiệm tuân theo qui luật giảm dần qua các giai đoạn tuổi.

Bảng 2.5. Ảnh hưởng của thuốc Hancoc đến tỉ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà Lương Phượng theo lứa tuổi

Tuần tuổi Số mẫu kiểm tra Số mẫu nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm + ++ +++ ++++ n % n % n % n % 1 – 3 60 30 50,00 16 53,33 10 33,33 2 6,67 2 6,67 4 – 6 60 25 41,67 11 44,00 8 32,00 5 20,00 1 4,00 7 – 9 60 19 31,67 8 42,11 7 36,84 3 15,79 1 5,26 10 – 12 60 13 21,67 10 76,92 2 15,38 1 7,69 0 0,00 Tổng 240 87 36,25 45 51,72 27 31,03 11 12,64 4 4,60 Bàng 2.5 cho thấy: Lô I kiểm tra 240 mẫu, phát hiện 87 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 36,25%, trong đó có 45 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 51,72%, 27 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình (++) chiếm 31,03%, 11 mẫu nhiễm ở mức độ nặng (+++) chiếm 12,64%, 4 mẫu nhiễm ở mức độ rất nặng (++++) 4,6%.

Cụ thể lô I giai đoạn từ 1 – 3 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu thì có 30 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 50%. Trong đó có 16 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 53,33 %, 10 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 33,33%, 2 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 6,67%, 2 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 6,67 %. Giai đoạn 4 – 6 tuần tuổi, chúng tôi kiểm tra 60 mẫu thì có 25 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 41,67%. Trong đó có 11 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 44%, 8 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 32%, 5 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 20%, 1 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 4%. Giai đoạn 7 – 9 tuần tuổi, chúng tôi kiểm tra 60 mẫu thì có 19 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 31,67%. Trong đó có 8 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 42,11%, 7 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 36,84%, 3 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 15,79%, 1 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 5,26%. Giai đoạn 10 – 12 tuần tuổi, chúng tôi kiểm tra 60 mẫu thì có 13 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 21,67%. Trong đó có 10 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 76,92%, 2 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm

15,38%, 1 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 7,69%, không có mẫu nhiễm mức độ rất nặng.

Bảng 2.6. Ảnh hưởng của thuốc Bio – anticoc đến tỉ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà Lương Phượng theo lứa tuổi

Bảng 2.6 cho thấy: Lô II kiểm tra 240 mẫu, phát hiện 78 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm 32,5%, trong đó 43 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 55,13%, 23 mẫu nhiễm ở mức độ trung bình (++) chiếm 29,49%, 9 mẫu nhiễm ở mức độ nặng (+++) chiếm 11,54%, 3 mẫu nhiễm ở mức độ rất nặng (++++) 3,85%.

Cụ thể: Giai đoạn từ 1 – 3 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu có 27 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 45%. Trong đó, có 14 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 51,85%, 8 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 29,63%, 3 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 11,11%, 2 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 7,41%. Giai đoạn 4 – 6 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu có 24 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 40%. Trong đó, có 12 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 50%, 8 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 33,33%, 2 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 12,5%, 1 mẫu nhiễm mức rất nặng (++++) chiếm 4,17%. Giai đoạn 7 – 9 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu có 16 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 26,67 %. Trong đó, có 9 mẫu nhiễm ở mức độ nhẹ (+) chiếm 56,25%, 5 mẫu nhiễm mức trung bình (++) chiếm 31,25%, 2 mẫu nhiễm mức nặng (+++) chiếm 12,5%, không có mẫu nhiễm mức rất nặng (++++). Giai đoạn 10 – 12 tuần tuổi kiểm tra 60 mẫu có 11 mẫu nhiễm cầu trùng chiếm tỷ lệ 18,33%. Trong

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ cầu trùng và hiệu quả phòng, trị bệnh của hai loại thuốc Hancoc và Bio – anticoc ở gà Lương Phượng Hoa tại trại gà thương phẩm huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)