Trên thế giới, bệnh cầu trùng gà được rất nhiều các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đặc biệt là những nước có nền chăn nuôi phát triển. Kết quả của các công trình nghiên cứu cho thấy bệnh cầu trùng gà thật sự rất đáng lo ngại vì bệnh lay lan nhanh và tỷ lệ chết cao.
Kolapxki và Paskin (1980) [7], bệnh cầu trùng gà là một bệnh ở gà con từ 10 – 18 ngày tuổi. Đôi khi bệnh cũng có ở gà 4 – 6 tháng tuổi. Trong điều kiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 – 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao.
Theo Orlow (1975) [15], bệnh cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non.
E.tenella là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi.
E.maxima gây bệnh cho gà từ 1,5 – 2 tháng tuổi. Gia cầm non mắc bệnh, gia
cầm lớn là vật mang trùng. Chuồng trại chật, ẩm ướt, thức ăn thiếu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến bệnh nặng thêm. Các ổ dịch cầu trùng thường thấy vào mùa xuân và mùa thu.
Archie Hunter (2000) [1] cho biết: Để phòng chống bệnh cầu trùng cho gà tốt, nhất là gà con không tiếp xúc với số lượng noãn nang lớn trong môi trường. Điều này có thể thực hiện được nhờ vệ sinh tốt, ngăn ngừa sự tích tụ phân trong chuồng, giữ cho môi trường luôn luôn khô. Ví dụ như: Máng nước
không bị rò rỉ, tác giả còn nhấn mạnh: Đối với gà thịt nên nuôi trên đệm lót, đây là điều kiện lý tưởng cho bệnh cầu trùng bùng phát nên biện pháp phổ biến là cho gà thịt uống thuốc diệt cầu trùng trong suốt đời sản xuất. Ông đưa ra một số thuốc sau: Quinolones, Ionphores, Sulphonamides... tác giả còn cho biết ở Mỹ Vacxin sống đã phát triển là hỗn hợp noãn nang Eimeria phổ biến nhất. Cách sử dụng là pha vào nước cho gà từ 5 – 9 ngày tuổi uống và thuốc có hiệu quả cho tất cả các loại gà như gà thịt, gà đẻ, gà giống.