Kết quảđược trình bày ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Ảnh hưởng của việc bổ sung Egg Stimulant đến một số thành phần hóa học của trứng gà thí nghiệm.
TTTN 31TT 35TT 40TT
Chỉ tiêu Lô TN Lô ĐC Lô TN Lô ĐC Lô TN Lô ĐC
VCK lòng trắng 12,16a 11,92a 12,20a 11,94a 12,36a 12,13a Protein lòng trắng 10,90 a 10,17 a 11,02 a 10,75 a 11,18 a 10,98a Lipit lòng trắng 0,07 a 0,061 a 0,09 a 0,076 a 0,094 a 0,087 a VCK lòng đỏ 48,45 a 48,23 a 48,56 a 48,34 a 48,65 a 48,45 a Protein lòng đỏ 23,93 a 23,64 a 23,94 a 23,75 a 24,06 a 23,63 a Lipit lòng đỏ 16,44 a 16,27 a 16,65 a 16,45 a 16,86 a 16,56 a
Ghi chú: Theo hàng ngang, các số trung bình mang chữ cái giống nhau thì sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê.
Kết quảở bảng 2.8. cho thấy:
Vật chất khô lòng trắng
Theo kết quả phân tích VCK của lòng trắng ở các tuần tuổi thí nghiệm như
sau: lô ĐC, tuần 31, 33, 40 là 11,92%; 11,94%; 12,13%; lô TN VCK của lòng đỏ
trứng ở tuần 31, 33, 40 là 12,16%; 12,20%; 12,36%. Qua kết quả phân tích chúng tôi nhận thấy, hàm lượng VCK trong mỗi lô thí nghiệm có xu hướng tăng dần qua các tuần tuổi, có sự chênh lệch không đáng kể giữa lô bổ sung và lô không bổ sung, sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, việc bổ sung Egg
Protein của lòng trắng
Hàm lượng Protein lòng trắng trứng gà thí nghiệm, lô ĐC ở các tuần 31, 33, 40 là 10,17 %, 10,75 %; 10,98 %; ở lô TN ở tuần 31; 33; 40 là 10,90 %; 11,02 %; 11,18 %., không có sự sai khác giữa lô bổ sung và không bổ sung chế phẩm. Như
vậy, việc bổ sung Egg Stimulant không làm tăng hàm lượng Protein lòng trắng của trứng gà thí nghiệm.
Lipit của lòng trắng
Hàm lượng Lipit trong lòng trắng của trứng gà thí nghiệm, lô TN ở các tuần 31; 33; 40 là 0,07%; 0,090%; 0,094%, lô ĐC ở các tuần 31; 33; 40 là 0,061%; 0,076%; 0,087%. Qua kết quả phân tích về hàm lượng Lipit ở bảng 3.6 chúng tôi nhận thấy hàm lượng Lipit ở các tuần tuổi có xu hướng tăng dần qua các tuần tuổi. Tại lô TN có hàm lượng Lipit cao hơn lô ĐC, tuy nhiên, sai khác không có ý nghĩa thống kê.
* Thành phần hóa học của lòng đỏ trứng ở các lô thí nghiệm tại thời điểm 31; 33; 40 tuần tuổi như sau:
Vật chất khô của lòng đỏ
Theo kết quả phân tích chúng tôi thu được hàm lượng VCK ở lô TN ở các tuần tuổi 31; 33; 40 là 48,45 %; 48,56 %; 48,65 % cao hơn so với lô ĐC là 48,23 %; 48,34 %; 48,45 %. Qua so sánh chúng tôi nhận thấy hàm lượng VCK của lô TN có xu hướng cao hơn lô ĐC, tuy nhiên sai khác không có ý nghĩa về thống kê. Như
vậy, việc bổ sung Egg Stimulant (Indonesia) không làm tăng hàm lượng VCK lòng
đỏ của trứng gà thí nghiệm.
Lipit của lòng đỏ
Hàm lượng lipit của lòng đỏ trứng gà ở lô ĐC ở các tuần 31; 33; 40 là 16,27%; 16,45 %; 16,56 %, lô TN là 16,41 %; 16,65 %; 16,86 %. Như vậy, việc bổ
sung Egg Stimulant (Indonesia) không làm tăng hàm lượng Lipit lòng đỏ của trứng gà thí nghiệm.
Protein lòng đỏ
Hàm lượng protein của lòng đỏ trứng gà ở lô ĐC ở lần lượt các tuần 31; 33; 40 là 23,64%; 23,75%; 23,63%; lô TN là 23,93 %; 23,94 %; 24,06 %. Chưa có sự
chệnh lệch về chỉ tiêu này ở lô được bổ sung với lô không bổ sung chế phẩm.
Như vậy, việc bổ sung Egg Stimulant không làm tăng hàm lượng Protein lòng đỏ của trứng gà thí nghiệm.
2.4.7. Ảnh hưởng của Egg Stimulant đến hàm lượng caroten và độ đậm màu của lòng đỏ trứng