Cường độ đẻ trứng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Egg Stimulant đến khả năng sản xuất trứng của gà Ai Cập lai nuôi tại trại gà giống Thịnh Đán tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)

Cường độđẻ trứng là sức đẻ trứng trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này có thể loại trừảnh hưởng của môi trường. Thời gian kéo dài sự đẻ có liên quan tới chu kỳđẻ trứng. Chu kỳ đẻ kéo dài hay ngắn phụ thuộc cường độ và thời gian chiếu sáng. Đây là cơ sở để áp dụng chiếu sáng nhân tạo trong chăn nuôi gà đẻ. Giữa các trật đẻ, gà thường có những khoảng thời gian đòi ấp. Sự xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền vì ở các giống khác nhau có bản năng đòi ấp khác nhau, (Trịnh Đình Đạt, 2002) [1].

- Chu kỳđẻ trứng: Chu kỳđẻ trứng được tính từ khi đẻ quả trứng đầu tiên đến khi ngừng đẻ và thay lông, đó là chu kỳ thứ nhất. Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ khi gia cầm bắt đầu đẻ lại (sau khi thay lông) tới khi ngừng đẻ và thay lông lần thứ hai. Cứ

vụ nở gia cầm con mà bắt đầu và kết thúc ở các tháng khác nhau thường ở gà là một năm. Nó có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp độđẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳđẻ trứng, yếu tố này do hai gen P và p điều hành. Sản lượng trứng phụ thuộc vào thời gian kéo dài chu kỳđẻ trứng (Kushner K. F., 1974) [48].

* Các yếu tốảnh hưởng đến cường độđẻ trứng

Thời gian nghỉ đẻ ngắn hay dài có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm. Gà thường hay nghỉđẻ mùa đông do nguyên nhân giảm dần về cường độ và thời gian chiếu sáng tự nhiên. Ngoài ra sự nghỉ đẻ này còn do khí hậu, sự thay đổi thức ăn, chu chuyển đàn.

- Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính dục

Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến sản lượng trứng trong chu kỳđể đầu và chu kỳđẻ tiếp theo. Gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ với thời gian dài, ảnh hưởng xấu tới giá trị kinh tế vì không thu được trứng giống. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến sản lượng trứng, gà đẻ

năm thứ hai sản lượng trứng giảm khoảng 10-20 %, (Nguyễn Mạnh Hùng và cs

1994) [11].

- Ảnh hưởng của bản năng đòi ấp

Bản năng đòi ấp là một đặc tính bẩm sinh của gia cầm để duy trì nòi giống. Sự

xuất hiện bản năng đòi ấp phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, ở các dòng, các giống khác nhau thì tỷ lệ xuất hiện bản năng đòi ấp cũng khác nhau, Các giống gà chuyên dụng qua quá trình lai tạo và chọn lọc thì bản năng đòi ấp hầu như không còn (Trương Thúy Hường, 2005) [13]. Riêng đối với các giống gà địa phương bản năng đòi ấp vẫn còn và có tỷ lệ rất cao, ở gà Ri tỷ lệđòi ấp trên 30%, chính vì vậy mà sản lượng trứng thấp hơn, Gà Ri nuôi đại trà trong nông thôn hộ chỉđẻ 86,99 quả/mái (Hồ Xuân Tùng, 2009) [39], trong khi đó ở gà Lương Phượng là 168,73 quả/mái (Trần Công Xuân và cs, 2004) [41] .

- Ảnh hưởng của sự thay lông

Sự thay lông của gà là một quá trình sinh lý tự nhiên. Ở gia cầm hoang dã thì thời gian thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài, sản lượng trứng càng thấp. Sức đẻ trứng giảm ngay sau khi gà rụng lông. Trong thời kỳ thay lông buồng trứng bị thoái hóa và khối lượng của buồng trứng bị giảm đi khoảng đi khoảng 5% so với khối lượng lúc trước (Bùi Đức Lũng và cs, 2002) [15].

- Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết với sản lượng trứng. Nhiệt độ cao hoặc thấp đều ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu thụ thức ăn. Khi được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 20oC nhu cầu về năng lượng là thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, mức tiêu thụ thức ăn này sử dụng cho việc sưởi ấm cơ thể, do vậy tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn nhiều cho quá trình hô hấp, lượng thức ăn

ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và sản lượng trứng sẽ giảm (Lê Thị Nga, 2005) [19].

- Ảnh hưởng của độẩm

Độ ẩm quá cao (>80%) làm cho chất độn chuồng bị ướt, ẩm độ cao tạo thành một lớp hơi nước bao phủ không gian chuồng nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, đặc biệt là cầu trùng; tình trạng này kéo dài sẽảnh hưởng đến năng suất trứng và mức độ tiêu tốn thức ăn. Độ ẩm quá thấp (<31%) làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh hưởng đến tỷ lệ hao hụt và khả năng sản xuất, tuy nhiên ở miền Bắc Việt Nam thì không bị ảnh hưởng của độ ẩm thấp (Nguyễn Tiến Sơn, 2010) [24].

- Ảnh hưởng của mùa vụ và chếđộ chiếu sáng

Mùa vụ với thời tiết, khí hậu, độ dài ngày chiếu sáng và nguồn thức ăn tự

nhiên giữ một vai trò quan trọng, nó chi phối và ảnh hưởng lớn sức đẻ trứng của gia cầm, đặc biệt đối với gia cầm nuôi theo phương thức quảng canh hoặc bán thâm canh.

Ngoài ra yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Đối với gà đẻ, chế độ chiếu sáng ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính dục, cường độ đẻ trứng và độ dài trật đẻ (Phùng Đức Tiến và cs, 2003) [28].

- Ảnh hưởng của dinh dưỡng và chếđộ nuôi dưỡng

Thức ăn không chỉ ảnh hưởng tới khối lượng cơ thể, tỷ lệ hao hụt trong giai

đoạn nuôi dưỡng mà còn ảnh hưởng đến tuổi đẻ quả trứng đầu tiên cũng như sản lượng trứng, khối lượng trứng và chất lượng trứng. Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản thì lipit, năng lượng, acid amin (arginine, methionine), vitamin (A, D, B1, B2, B6 và acid pantothenic), khoáng vi lượng (đặc biệt là Mn) cần được chú ý nhất, vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trứng (Jenl Paul Cortay và cs, 2003) [45].

2.2.2.3. Trật đẻ

Trật đẻ là khoảng thời gian mà gia cầm đẻ trứng liên tục. Độ dài trật đẻ phụ

thuộc vào giống, các yếu tố ngoại cảnh như thức ăn dinh dưỡng, thời gian và cường

độ chiếu sáng, v v ....

2.2.2.4. Năng suất trứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất trứng hay sản lượng trứng là số lượng trứng của một gia cầm mái

đẻ ra trên một đơn vị thời gian. Đối với gia cầm thì đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh trạng thái sinh lý và khả năng hoạt động của hệ sinh dục. Năng suất trứng là một tính trạng số lượng nên nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh. Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào loài, giống, hướng sản xuất, mùa vụ và đặc điểm của cá thể. Năng suất trứng được đánh giá qua sự phụ thuộc vào cường độ đẻ và thời gian kéo dài sựđẻ.

Sản lượng trứng là số lượng trứng của một gia cầm mái đẻ ra trong một chu kỳ đẻ hoặc trong một thời gian nhất định, có thể tính theo tháng hoặc theo năm, Fairful và cs, (1990) [47] cho biết: Khi điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng…) nhiều gen tham gia điều khiển quá trình liên quan đến sinh sản đều phát huy tác dụng, cho phép gia cầm phát huy được đầy đủ tiềm năng di truyền của chúng. Hệ số di truyền về sản lượng trứng của gà là: 0,12 - 0,3 (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [22].

* Các yếu tốảnh hưởng đến năng suất trứng

Ảnh hưởng của tuổi thành thục về tính

Tuổi thành thục về tính của gia cầm có ảnh hưởng rõ ràng đến năng suất

trứng trong chu kỳ đẻ đầu và các chu kỳđẻ tiếp theo. Đồ thị đẻ trứng của gia cầm

đạt đến đỉnh cao nhanh chủ yếu là do tuổi thành thục về tính của từng cá thể trong

đàn sớm. Gà thành thục về tính sớm sẽ đẻ nhiều trứng hơn trong một năm sinh học. Nhưng nếu gà thành thục về tính quá sớm sẽ đẻ trứng nhỏ kéo dài. Tuổi và năm đẻ của gia cầm có liên quan đến sản lượng trứng/năm. Khi gia cầm đẻ năm thứ hai thì sản lượng trứng giảm 10-20 % (Trần Đình Miên và cs, 1992) [16].

Ảnh hưởng của sự thay lông

Sự thay lông là một quá trình sinh lý học tự nhiên. ở gia cầm hoang thì thời gian thay lông thường phụ thuộc vào mùa. Thông thường, chúng thay lông vào mùa thu. Thời gian thay lông càng dài thì sản lượng trứng càng thấp. Sự thay lông là kết quả hoạt động tương tác phức hợp của các hoóc môn Gonadotropin. Các hormon khác như thyroxine và

prolactin cũng hoạt động tương tác với hormon gonadotropin. Sức đẻ trứng giảm ngay khi gà rụng lông. Thời gian rụng lông kéo dài trong vòng 10 ngày và sau khoảng 15 ngày thì lông mới được mọc ra. Gia cầm có thểđẻ trở lại trước khi bộ lông mới mọc đầy đủ (Phùng Đức Tiến và cs, 2007) [24].

Ảnh hưởng của bệnh tật thông qua việc làm giảm đầu con, giảm khả năng

đẻ trứng.

* Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài

- Ảnh hưởng của nhiệt độ: Gia cầm trưởng thành chịu đựng nhiệt độ thấp tốt hơn với nhiệt độ cao. Sự thay đổi nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu tốn thức

ăn. Khi gia cầm được nuôi trong điều kiện nhiệt độ trung bình (200C) thì nhu cầu về

năng lượng là thấp nhất. Sự thay đổi nhiệt độ môi trường sẽ ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn liên quan đến sự thay đổi hoạt động của tuyến giáp trạng.

Nhiệt độ cao hoặc thấp ảnh hưởng đến sản lượng trứng thông qua mức độ tiêu tốn thức ăn. ở nhiệt độ thấp, mức tiêu thụ thức ăn cao, lượng thức ăn này được sử

dụng cho việc sưởi ấm của cơ thể, do vậy tiêu tốn thức ăn cho việc sản xuất ra một quả trứng là cao. Trong khi đó nhiệt độ cao sẽ làm giảm mức tiêu thụ thức ăn, lượng thức ăn ăn vào không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và như vậy sản lượng trứng sẽ bị

giảm đi (Phùng Đức Tiến, 2007) [24].

- Ảnh hưởng của độ ẩm: Khi độ ẩm quá cao làm cho chất độn chuồng bị ướt, tạo thành một lớp hơi nước bao phủ không gian của chuồng nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự hô hấp của gia cầm và làm ảnh hưởng đến năng suất và tiêu tốn thức ăn.

Độẩm quá thấp sẽ làm cho gia cầm mổ lông và rỉa thịt nhau, ảnh hưởng đến tỷ

lệ hao hụt và khả năng sản xuất (Phùng Đức Tiến, 2004) [24]. - Ảnh hưởng của mùa vụ và ánh sáng:

Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1994), Trong tất cả các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sản lượng trứng thì yếu tố về thời gian chiếu sáng đóng một vai trò quan trọng. Đối với gia cầm đẻ thì chếđộ chiếu sáng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính, ánh sáng ảnh hưởng đến bộ máy sinh dục của gia cầm theo cơ chế sau: ánh sáng tác động lên mắt, thông qua dây thần kinh lên não bộ từ đó tác động lên vùng dưới đồi giải phóng hooc môn LH đồng thời kích thích sự giải phóng hooc môn gonandotropin. Một mặt các hooc môn này kích thích sự phát triển của nang trứng,

mặt khác còn điều tiết quá trình rụng trứng. Lợi dụng ảnh hưởng của ánh sáng, người ta đã áp dụng các chương trình chiếu sáng thích hợp để nhằm các mục đích sau:

+ Đạt được tuổi thành thục về tính theo yêu cầu (đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế lớn).

+ Làm tăng cường độđẻ trứng

+ Kéo dài thời gian đẻ trứng

Quá trình hình thành trứng trong ống dẫn trứng do các hooc môn điều khiển trong chu kỳ 24 giờ sáng/tối. Khoảng cách giữa 2 lần rụng trứng thường dài hơn một chút chính vì vậy nếu gà đẻ vào sáng sớm hôm trước thì hôm sau sẽ đẻ muộn hơn một chút và cứ như vậy hôm sau lại muộn hơn hôm trước và cuối cùng sẽ có một ngày gà sẽ không đẻ trứng sau đó lại tiếp tục như vậy. Nếu gà đẻ hôm sau không muộn hơn hôm trước thì nó sẽ đẻ 365 trứng/năm theo lịch đúng với tiềm năng di truyền tối đa của chúng. Bằng phương pháp chọn lọc, ngày nay người ta đã tạo ra được những đàn gà thương phẩm có sản lượng trứng lên đến 300 trứng/năm hoặc có khi còn cao hơn nữa trong những điều kiện nuôi dưỡng tốt và môi trường thích hợp. Từ những đánh giá trên, người ta thấy có hai khả năng để làm tăng sản lượng trứng ở gia cầm là kéo dài chu kỳđẻ trứng thông thường hoặc sử dụng gà mái qua 2, 3 hoặc 4 chu kỳđẻ trứng và phá vỡ điểm giới hạn đẻ 1 trứng/ngày. Kéo dài chu kỳđẻ trứng hoặc sử dụng gà đẻ nhiều chu kỳ sẽ kéo dài khoảng cách thế hệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Fairful và cs (1990) [49]: để phá vỡ giới hạn hình thành trứng trong vòng 24 giờ yêu cầu cần thiết là làm thay đổi môi trường, chú trọng đến chế độ

chiếu sáng. Theo các tác giả thì có 4 chế độ chiếu sáng có thể sử dụng để làm thay

đổi nhịp đẻ (khoảng cách giữa hai trứng): đó là chế độ chiếu sáng đơn giản (14 giờ

sáng, 10 giờ tối), chếđộ chiếu sáng liên tục, chếđộ tối liên tục và chếđộ luân phiên tối sáng.

Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng:

Theo Vũ Duy Giảng (1998), [ ] cơ sở để xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm đẻ

phải căn cứ vào khẩu phần ăn của tất cả các giai đoạn chăn nuôi trước đó. Lượng thức

ăn trong giai đoạn nuôi dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể, tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn nuôi dưỡng mà còn ảnh hưởng đến tuổi dẻ quả trứng đầu tiên cũng như sản lượng trứng, khối lượng trứng, chất lượng trứng, khối lượng cơ thể và tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn gia cầm đẻ. Làm thế nào để có một khẩu phần ăn thích hợp đáp ứng đủ các yêu cầu trên đã được đặt ra cho các nhà chăn nuôi.

Đối với gà chăn thả (gà nội) chỉđẻ 50 - 80 trứng/năm thì ảnh hưởng của yếu tố

dinh dưỡng là không lớn lắm nhưng đối với gà nuôi nhốt thì nhu cầu dinh dưỡng lại cần được quan tâm chú ý. Nhu cầu dinh dưỡng của gà nuôi nhốt phải tăng gấp đôi về

protein, cacbonhydrate, lipit và phải bổ sung thêm khoáng so với gà chăn thả. Tác giả

cũng cho biết hàm lượng protein, Ca, P và lipit trong máu gà đang đẻ trứng cao gấp 2, 3, thậm chí đến 4 lần so với trong máu gà không đẻ trứng. Sự tăng lên về hàm lượng các chất này trong máu chứng tỏ gà cần protein để tạo noãn hoàng và lòng trắng; cần Ca, P để tạo vỏ trứng; cần lipit để lạo noãn hoàng. Khi gà ngừng đẻ thì hàm lượng các chất này trong máu lại giảm đi.

Theo Simensen (1982) [50]: ảnh hưởng của protein, năng lượng, axit amin, vitamin, khoáng vi lượng cần được chú ý quan tâm vì chúng có ảnh hưởng gián tiếp

đến sản lượng trứng.

Ảnh hưởng của năng lượng trong thức ăn:

Theo Vũ Duy Giảng (1998), [ ] gia cầm đẻ cần năng lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể và tạo trứng, ngoài ra còn cần để phát triển. Nếu thừa năng lượng sẽ gây nên hiện tượng tích lũy mỡ và gia cầm quá béo dẫn đến ảnh hưởng đến sản lượng trứng. Còn nếu thiếu năng lượng thì giảm tốc độ phát triển, giảm sản lượng trứng và ảnh hưởng đến khối lượng trứng. Nhu cầu về năng lượng tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá thể và tuỳ thuộc từng giai đoạn đẻ.

Ảnh hưởng của protein trong thức ăn: Gia cầm đẻ cần protein (axit amin) để

duy trì hoạt động, sản xuất trứng và tăng trọng, đặc biệt là trong việc hình thành trứng. Khác với nhu cầu về năng lượng, nhu cầu về protein không thay đổi trong suốt giai đoạn đẻ. Thiếu protein (axit amin) thì gia cầm sẽ huy động protein của cơ thểđể đáp ứng quá trình sản xuất dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình hình thành trứng (Đoàn Xuân Trúc và cs, 2004) [38].

Bên cạnh việc đáp ứng đầy đủ và hợp lý các nhu cầu về năng lượng và protein thì việc thiếu các axit béo no và không no cũng có ảnh hưởng đến sản lượng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Egg Stimulant đến khả năng sản xuất trứng của gà Ai Cập lai nuôi tại trại gà giống Thịnh Đán tỉnh Thái Nguyên. (Trang 35)