Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Egg Stimulant đến khả năng sản xuất trứng của gà Ai Cập lai nuôi tại trại gà giống Thịnh Đán tỉnh Thái Nguyên. (Trang 34)

Để duy trì và phát triển đàn gia cầm thì khả năng sinh sản là yếu tố cơ bản quyết định đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất đối với gia cầm. Sản phẩm chủ yếu là thịt và trứng, trong đó sản phẩm trứng được coi là hướng sản xuất chính của gà hướng trứng. Còn với gà hướng thịt (cũng như gà hướng trứng) khả năng sinh sản hay khả năng đẻ trứng quyết định đến sự nhân đàn di truyền giống mở rộng quy mô đàn gia cầm. Từ đó, nó quyết định tới năng suất, sản lượng sản phẩm của chăn nuôi gia cầm. Con người chú trọng đến sinh sản của gia cầm, vì không những chức năng đó liên quan đến sự sinh tồn của loài cầm điểu mà từ đó con người mới có số lượng đông đảo gia cầm để sử dụng 2 sản phẩm quan trọng trứng và thịt. Sinh sản là chỉ tiêu cần được quan tâm trong công tác giống nói chung và công tác giống gia cầm nói riêng. Ở các loại gia cầm khác nhau thì đặc

điểm sinh sản cũng khác nhau rõ rệt.

* Tuổi đẻđầu

Đó là tuổi bắt đầu hoạt động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình sinh sản. Đối với gia cầm mái tuổi thành thục sinh dục là tuổi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên.

Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất trứng. Đối với một đàn gà cùng lứa tuổi thì tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là thời điểm tại đó đàn gà đạt tỷ lệđẻ 5 %. Tuổi đẻ quả trứng đầu của gà Lương Phượng Hoa trong khoảng 157-160 ngày (Trần Công Xuân và cs, 2004) [45], của gà Isa color là 154 ngày (Phùng Đức Tiến và cs, 2004) [30], gà Kabir giao động từ 179-187 ngày (Lê Thị Nga 2004) [22], gà lai TP1 (trống LV3 x mái SA31) là 172 ngày (Phùng Đức Tiến và cs, 2007) [29] Theo Brandsch H. và cs (1978) [1] tuổi đẻ quả trứng đầu tiên và khối lượng cơ thể có tương quan với nhau.

Tuổi gà đẻđạt 50 % :

Tuổi gà đẻđạt đỉnh cao: Đây là chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của đàn gia cầm.

Đỉnh cao của tỷ lệđẻ cho biết mối tương quan với năng suất trứng. Tỷ lệđẻ cao, thời gian đẻ kéo dài trong thời kỳ sinh sản chứng tỏ là giống tốt. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo thì năng suất sinh sản sẽ cao và ngược lại. Gà chăn thả sẽ có tỷ lệđẻ

tuần tiếp theo rồi giảm dần ở cuối kỳ sinh sản. Năng suất trứng trên năm của một quần thể gà mái cao sản được thể hiện theo quy luật, cường độ đẻ trứng đạt cao nhất vào tháng thứ hai, thứ ba sau đó giảm dần đến hết năm đẻ (Khavecman (1972) [16].

* Những yếu tốảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính

Thời gian chiếu sáng cũng ảnh hưởng lớn đến tuổi thành thục về tính dục. Thí nghiệm của Morris T. R. (1967) [49] trên gà Legohrn được ấp nở quanh năm cho biết, những gà được ấp nở vào tháng 12 và tháng 1 thì nó có tuổi thành thục về

tính là 150 ngày. Những gà được ấp nở từ tháng 4 đến tháng 8 thì tuổi thành thục trên 170 ngày. Những gà nở sau đó có tuổi thành thục về tính ngắn hơn vì thời gian sinh trưởng giai đoạn hậu bị của chúng diễn ra trong những ngày có thời gian chiếu sáng giảm dần, sau đó ánh sáng lại tăng dần lên, do vậy sẽ kích thích cơ quan sinh dục phát triển và rút ngắn tuổi thành thục về tính dục.

Tuổi đẻ trứng đầu phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng các yếu tố môi trường

đặc biệt là thời gian chiếu sáng; thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ

sớm. Tuổi đẻ đầu sớm hay muộn liên quan đến khối lượng cơ thểở một thời điểm nhất định. Những gia cầm thuộc giống có khối lượng cơ thể nhỏ, tuổi thành thục sinh dục thường sớm hơn những gia cầm có khối lượng cơ thể lớn. Trong cùng một giống, cơ thể nào được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, điều kiện thời tiết khí hậu và độ

dài ngày chiếu sáng phù hợp sẽ có tuổi thành thục sinh dục sớm hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tuổi thành thục sinh dục sớm là trội so với tuổi thành thục sinh dục muộn, Nguyễn Huy Đạt và cs (2002) [2].

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Egg Stimulant đến khả năng sản xuất trứng của gà Ai Cập lai nuôi tại trại gà giống Thịnh Đán tỉnh Thái Nguyên. (Trang 34)