- Tạo điều kiện thuận lợi cho các CBKN đi học nâng cao trình độ chuyên môn của mình, vừa tăng hiệu quả công việc, vừa tăng thu nhập cho CBKN do được nâng bậc lương, vì vậy có thể yên tâm và nhiệt tình hơn trong công việc được giao.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng khuyến nông cho đội ngũ CBKN cơ sở, các lớp tập huấn đào tạo các lĩnh vực khác so với chuyên ngành được đào tạo của CBKN, đáp ứng yêu cầu chuyên môn về nhiều lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp.
- Bố trí nơi làm việc cho CBKN cơ sở để làm việc thuận tiện.
- Xã hội hóa công tác khuyến nông: huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội trong công tác khuyến nông, thực hiện liên kết giữa các cơ quan nông nghiệp khác để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, muốn làm tốt công tác khuyến nông thì CBKN cơ sở phải biết phối hợp với các đoàn thể xã hội và chính quyền địa phương.
- CBKN cơ sở cùng với TKN, địa phương tích cực tìm kiếm các nguồn lực để đầu tư sản xuất nông nghiệp, lấy nguồn kinh phí duy trì, thành lập mới và nâng cao hiệu quả của các CLB khuyến nông tại cơ sở mình phụ trách.
- Bố trí các CBKN cơ sở cho phù hợp, gần gia đình để yên tâm công tác, thuận tiện đi lại.
- Đầu tư các loại máy móc phục vụ cho công tác chuyển giao KHKT thuận tiện, dễ dàng, hiệu quả cao hơn.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Huyện Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Yên Bái, có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình nhiều đồi núi, nhiều dân tộc cùng sinh sống với những tập quán canh tác khác nhau nên việc chuyển giao KHKT còn gặp nhiều khó khăn.
Do điều kiện địa hình, dân số của huyện phức tạp nên các CBKN cơ sở có vai trò quan trọng nhất là trong công tác chuyển giao các tiến bộ KHKT.
Đội ngũ CBKN cơ sở tại huyện Yên Bình đều không được đào tạo về chuyên ngành khuyến nông nên các kỹ năng khuyến nông còn yếu. Số CBKN cơ sở đa số tuổi đời còn trẻ mới tham gia công tác khuyến nông nên kinh nghiệm và khả năng chuyển giao các tiến bộ KHKT mới đến với người dân còn hạn chế.
Phẩm chất, kỹ năng, thái độ làm việc của các CBKN cơ sở khá tốt được nông dân và các cán bộ lãnh đạo đánh giá khá cao.
Các CBKN cấp xã phần lớn đã hoàn thành nhiệm vụ làm tốt vai trò của mình trong công tác chuyển giao các tiến bộ KHKT tới người nông dân, bên cạnh đó còn một số CBKN xã chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.
Đồng lương ít ỏi, đi lại khó khăn, thiếu trang thiết bị, nơi làm việc là những nguyên nhân chính dẫn tới hiệu quả làm việc của đội ngũ KNV cơ sở chưa cao.
5.2. Kiến nghị
Số CBKN không đúng theo quy định của tỉnh về trình độ chuyên môn mà chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cần bố trí công việc khác trong xã và tuyển chọn CBKN khác thay thế theo đúng chuyên ngành khuyến nông hoặc thuộc các ngành nông lâm nghiệp
Các CBKN xã có bằng cấp không đúng chuyên môn nhưng có kỹ năng làm việc tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao có nhu cầu tiếp tục làm công tác khuyến nông thì huyện xem xét tạo điều kiện để họ có thể vừa học vừa làm.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các CBKN đi học nâng cao trình độ chuyên môn của mình, vừa tăng hiệu quả công việc, vừa tăng thu nhập cho CBKN do được nâng bậc lương, vì vậy có thể yên tâm và nhiệt tình hơn trong công việc được giao.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng khuyến nông cho đội ngũ CBKN cơ sở, các lớp tập huấn đào tạo các lĩnh vực khác so với chuyên ngành được đào tạo của CBKN, đáp ứng yêu cầu chuyên môn về nhiều lĩnh vực trong sản xuất nông nghiệp.
Tích cực đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông, kết hợp nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện công tác khuyến nông trên địa bàn huyện.
Bố trí các CBKN cơ sở cho phù hợp, gần gia đình để yên tâm công tác, thuận tiện đi lại.
Đối với các xã cần phối hợp hơn nữa với cán bộ KNV cơ sở, hỗ trợ CBKN trong công tác hoạt động nói chung và công tác chuyển giao tiến bộ KHKT nói riêng.
Có chế độ phụ cấp thích hợp đối với đội ngũ KN cơ sở và được hưởng lương theo bằng cấp và cho đóng bảo hiểm để họ có trách nhiệm trong công việc, giúp họ yên tâm công tác, gắn bó với khuyến nông lâu dài.
Do lực lượng KN còn mỏng nên cần xây dựng thêm lực lượng KNV thôn bản, phát huy vai trò của các CLB khuyến nông hiện có.
Trạm Khuyến nông tiếp tục thực hiện việc đánh giá hoạt động của hệ thống khuyến nông viên thật nghiêm túc, khách quan để có những tác động, điều chỉnh cần thiết thay thế KNV hoạt động không hiệu quả
Những xã KNV chưa được bố trí nơi làm việc, điều kiện làm việc chưa tốt, TKN sẽ can thiệp, thỏa thuận với UBND các xã tạo điều kiện bố trí cho KNV cấp xã có nơi làm việc ổn định, thuận lợi trong triển khai thực hiện nhiệm vụđược giao.
Tiếp tục, chú trọng, khuyến khích khuyến nông viên học tập nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụđể đáp ứng được yêu cầu sản xuất ngày một cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Bùi Thị Hiền (2009), Báo cáo khoá luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2. Nguyễn Duy Hoan, Tống Khiêm, Đinh Ngọc Lan, Phạm Kim Oanh, Dương Văn Sơn, Nguyễn Hữu Thọ (2007), Tài liệu tập huấn phương pháp Khuyến Nông, NXB Nông nghiệp.
3. Nguyễn Duy Hoan (2006), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu trong khuyến nông và phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
4. Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Hữu Hồng (2004), Giáo trình khuyến nông,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
5. Lê Bá Thăng (2005), Chuyên đề Một số vấn đề cơ bản về khuyến nông,
Trung tâm khuyến nông Quốc gia.
6. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp Khuyến nông, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
7. Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Mạnh Thắng (2007), Bài giảng Đào tạo huấn luyện trong Khuyến nông, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Dương Thanh Tùng (2012), Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên
9. Dương Văn Sơn (2007), Bài giảng Kế hoạch trong khuyến nông, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
10. Dương Văn Sơn (2007), Bài giảng Giám sát đánh giá trong khuyến nông,
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
11. Bài báo: “Mô hình mạng lưới Khuyến nông cơ sở Yên Bái”, đăng ngày
2/9/2009, Trên trang Web: http://www.baomoi.com.
12. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo tổng kết hoạt động 20 năm (1993 - 2013) và định hướng phát triển đến năm 2020 của hệ thống khuyến nông Việt Nam.
13. Phòng NN&PTNT (2012), Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc năm 2012.
14. Trạm khuyến nông huyện Yên Bình (2011), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước năm 2011, phương hướng nhiệm vụ và chương trình công tác năm 2012 .
15. Trạm khuyến nông huyện Yên Bình (2012), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2012, Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác Khuyến nông năm 2013.
16. Trạm khuyến nông huyện Yên Bình (2013), Báo cáo kiểm điểm kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2013, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2014.
17. Trạm khuyến nông huyện Yên Bình (2013), Báo cáo thành tích tập thể đề nghị UBND huyện Yên Bình tặng danh hiệu đơn vị lao động xuất sắc năm 2013.
18. Trạm khuyến nông huyện Yên Bình (2012), Quy chế hoạt động của khuyến nông cơ sở huyện Yên Bình.
19. Thủ tướng chính phủ (1993), Nghị định 13/CP ngày 02/03/1993 về công tác khuyến nông.
20. Thủ tướng chính phủ (2005), Nghị định 56/2005/NĐ-CP ngày 26/04/2005, về công tác khuyến nông, khuyến ngư.
21. Thủ tướng chính phủ (2010), Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 về khuyến nông.
22. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Báo cáo Tổng kết Nghị định 56/2005/NĐ-CP và triển khai Nghịđịnh 02/2010/NĐ-CP của chính phủ về khuyến nông;
23. UBND Huyện Yên Bình (2011) Báo cáo tổng kết sản xuất nông lâm nghiệp năm 2011 triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2011- 2012.
24. UBND Huyện Yên Bình (2013) Báo cáo tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới năm 2013 và triển khai sản xuất vụ đông xuân 2013 - 2014.