Việc trực tiếp ứng dụng các TBKT vào phát triển kinh tế của gia đình đã góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của đội ngũ CBKN cơ sở, giúp họ yên tâm công tác hơn. Hơn nữa, đó cũng được coi như một mô hình trình diễn cho thấy kết quả của việc áp dụng các TBKT vào sản xuất, tác động tới người dân làm cho họ tin tưởng và làm theo. Các tiến bộđược các CBKN chuyển giao cho nông dân theo nhiều cách khác nhau và được nông dân địa địa phương đón nhận, áp dụng. Các tiến bộđược bà con áp dụng trong sản xuất nông nghiệp và đạt được hiệu quả khác nhau ở từng địa phương và có được sử dụng nhiều vụ sau hay không còn tùy thuộc vào hiệu quả đối với từng hộ. Có nhiều tiến bộ KHKT được hầu hết các hộ trong huyện áp dụng thành công và duy trì thường xuyên như làm mạ khay, che phủ nilon chống rét cho mạ, trồng ngô lai,...
Bảng 4.16: Các tiến bộ KHKT được các cán bộ khuyến nông trực tiếp đưa vào sản xuất
Tiến bộ KHKT được đưa vào
sản xuất
Hiệu quả áp dụng
Tác động tới người dân địa phương
Trồng ngô Syngenta trên nương đồi thấp
Tốt, ngô cho năng suất cao, chịu hạn tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Các giống ngô Syngenta trồng phổ biến trong toàn huyện
Ủ thức ăn xanh cho gia súc Tốt, dễ thực hiện, có thể cung cấp nguồn thức ăn cho mùa đông.
Nhiều hộ thực hiện, đặc biệt là các hộ có nhiều trâu bò
Che phủ nilon cho mạ Tốt, tăng thu nhập, giảm chi phí. Áp dụng trong toàn huyện Chăn nuôi theo hướng hàng hóa Tốt, tăng thu nhập, giảm chi phí, có đầu ra ổn
định hơn.
Nhiều hộ có điều kiện kinh tế làm theo Trồng các giống lúa lai Tăng thu nhập, giảm chi phí. Trồng phổ biến
Thụ phấn bổ sung cho bưởi, chăm sóc bưởi
Tăng năng suất, tăng thu nhập, hiệu quả rõ ràng so với các năm trước không thụ phấn bổ sung.
Các hộ trồng bưởi ở các xã Đại Minh, Hán Đà, xã có trồng bưởi Khả Lĩnh làm theo.
Bón phân dúi sâu cho lúa Giảm chi phí, công lao động, tăng thu nhập. Nhiều hộ thực hiện
Qua bảng 4.16 ta thấy: một số CBKN cơ sở đã áp dụng các TBKT mới vào sản xuất và đã đạt được hiệu quả cao hơn phương thức canh tác cũ. Kết quả điều tra các CBKN cơ sở và người dân cho thấy: khi sử dụng các giống mới và áp dụng các biện pháp canh tác mới thì năng suất, chất lượng tăng lên rõ rệt. Với điều kiện địa hình nhiều đồi núi thấp, trước đây thường trồng các loại cây ăn quả hoặc bỏ rậm và không đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Chính vì vậy, các giống ngô Syngenta như NK66, NK54, NK67, NK4300... có tính chịu hạn tốt, được thử nghiệm cho năng suất cao tại địa phương đã được đưa vào sản xuất đại trà đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân trong huyện. Đề án phục hồi vùng bưởi Khả Lĩnh trên địa bàn xã Đại Minh, Hán Đà đã được triển khai, các lớp tập huấn về chăm sóc, bón phân đặc biệt là thụ phấn bổ sung cho bưởi đã giúp tỷ lệ đậu quả cao hơn, bưởi ngon hơn, đang dần lấy lại danh tiếng cho giống bưởi Khả Lĩnh nơi đây, cũng như giúp cho thu nhập của các hộ từ trồng bưởi khoảng 40 - 60 triệu đồng/năm. Diện tích trồng bưởi cũng tăng lên nhanh chóng. Việc áp dụng đó không những cải thiện đời sống gia đình mà còn thúc đẩy người dân học tập làm theo. Bên cạnh đó việc trồng các giống lúa lai có chất lượng cao đã được CBKN trực tiếp thực hiện và đem lại hiệu quả nên ban đầu cũng đã có một số hộ học tập và làm theo.
Các CBKN cơ sở không những ứng dụng các TBKT vào sản xuất mà còn mở dịch vụ nông nghiệp cung cấp cho người dân địa phương, cung cấp các giống có chất lượng và các loại phân bón, thuốc BVTV, hướng dẫn người dân sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, giảm ô nhiễm môi trường, mặt khác, tăng thu nhập của gia đình góp phần chuyển giao các TBKT cho người dân địa phương.