4.1.1.1. Vị trí địa lý
Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây bắc. Huyện có các mặt tiếp giáp như sau:
- Phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ. - Phía Tây Nam giáp thành phố Yên Bái.
- Phía Tây Bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên. - Phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang
- Phía Bắc giáp huyện Lục Yên
Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Lào Cai chạy qua trung tâm của các xã từ Thịnh Hưng tới Tân Nguyên dài 60 km, tuyến tỉnh lộ 170 bắt đầu từ xã Đại Minh tới xã Xuân Long của huyện dài gần 70 km và hơn 20 km đường tỉnh lộ khác. Huyện có gần 400 km đường liên xã, liên thôn. 100% số xã đều đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra, trên địa bàn còn có các tuyến đường thuỷ quan trọng trên lòng hồ Thác Bà, nối liền các xã, thị trấn ven hồ.
4.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai
Địa hình của huyện Yên Bình khá phức tạp, với đặc điểm địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc được tạo bởi hai dãy núi: Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (phía Đông hồ Thác Bà) và Con Voi nằm phía hữu ngạn sông Chảy (phía Tây hồ Thác Bà).
Huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.319,67 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp có 57.690,43 ha chiếm 74,61% tổng diện tích tự nhiên.
Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng của Yên Bình là nhiều loại đất, nhóm đất đỏ vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong huyện (61%) gồm nhiều loại đất có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, cây ăn quả), cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía,
đậu tương,...) và phát triển đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc. Nhóm đất dốc phân bố rải rác ở các thung lũng sông suối có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ sông Chảy có đặc tính độ phì cao của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây màu và cây lương thực. Ngoài ra, một phần diện tích lòng hồ Thác Bà vào mùa cạn nước cũng được nhân dân vùng hồ sử dụng để trồng lúa và một số hoa màu khác như ngô, lạc, đậu tương. Đất ở lòng hồ tương đối nhiều dinh dưỡng, cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao. Riêng cây lúa, mỗi năm cấy được trên 170 ha cấy lấn hồ Thác Bà.
4.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu, thủy văn
Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng hơn 2200 mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Độ ẩm trung bình là 80% và không có sương muối. Do đặc điểm có diện tích mặt nước hồ Thác Bà trên 15.000 ha nên khí hậu trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng lớn của kiểu khí hậu vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ.
Bảng 4.1: Tình hình khí tượng thuỷ văn huyện Yên Bình năm 2013 Tháng Nhiệt độ (TB) 0C Độ ẩm (TB) % Lượng mưa (mm) Số ngày mưa 1 15,3 72 27,1 5 2 20,1 80 41,5 9 3 19 86 82,4 15 4 23,6 85 123 12 5 27 74 147,8 7 6 29,6 81 367,2 15 7 29,8 78 330,4 16 8 27,4 81 589 17 9 25,8 74 379 16 10 23,2 83 101 9 11 19,6 76 131 10 12 15,0 81 34 7 Tổng cả năm 275,4 951 2353,4 138 Trung bình 22,95 79,25 196,12 11,5 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Khí hậu Yên Bình có 2 mùa rõ rệt gồm:
- Mùa lạnh: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa lạnh thường kéo dài 115 - 125 ngày, nhiệt độ trung bình ổn định khoảng 180C, thấp nhất có thể xuống tới 50C vào các đợt rét đậm, rét hại, cuối mùa thường có mưa phùn.
- Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ổn định trên 250C, tháng nóng nhất 37 - 380C. Mùa nóng cũng chính là mùa mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.200 mm/năm. Mưa nhiều khiến lượng nước trong hồ Thác Bà dâng cao, do vậy, diện tích lúa, hoa màu của huyện giảm do diện tích cấy lúa và trồng màu trên lòng hồ không canh tác được. Khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp do lượng mưa lớn nhưng ít gây lũ quét, sạt lở. Mùa lạnh hầu như không có sương muối, mưa đá, nhiệt độ không quá thấp như một số huyện khác trong tỉnh như Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên,…
Do ảnh hưởng của hồ Thác Bà nên độ ẩm tương đối cao, trung bình năm khoảng 86% (đo tại trạm Yên Bái), cao hơn từ 3- 5% so với độ ẩm đo tại các trạm Văn Chấn và Mù Cang Chải. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch, do độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ nhiệt, tháng có độ ẩm lớn nhất là các tháng từ tháng 2 đến tháng 7 từ 80 -89%, những tháng có độ ẩm thấp là tháng 11, 12, 1 có độ ẩm từ 77 - 81%.
Yên Bình có lượng mưa hàng năm lớn, độ ẩm tương đối cao nên thảm thực vật xanh tốt quanh năm, thể hiện rất rõ tính chất gió mùa.