Yên Bình - Yên Bái
Các kỹ năng cơ bản là vô cùng quan trọng của một người CBKN để họ có thể làm tốt vai trò của mình. Các kỹ năng ấy được vận dùng hàng ngày vào công việc của người CBKN: tập huấn chuyển giao KHKT, tiếp xúc với nông dân, với cấp trên,… và cả trong cuộc sống hàng ngày để có thể giao tiếp với những người khác một cách hiệu quả.
Bảng 4.5: Các kỹ năng chính của đội ngũ CBKN cơ sở
TT Tiêu chí Số ý kiến đánh giá (n = 82) Tỷ lệ (%) 1 Kỹ năng giao tiếp 69 86,3 2 Kỹ năng quan sát 67 83,8 3 Kỹ năng thuyết trình 52 65,0 4 Kỹ năng phản hồi 50 62,5 5 Kỹ năng lắng nghe 57 71,3 6 Kỹ năng thúc đẩy hỗ trợ 44 55,0 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Qua điều tra và đánh giá chủ quan của các CBKN cơ sở (15 CBKB cơ sở), đánh giá của các hộ nông dân và của các cán bộ làm việc tại trạm (7 người), các CBKN cơ sở đều có đầy đủ các kỹ năng chính cần thiết của người CBKN. Khoảng 50% số CBKN cơ sở cho rằng họ làm tốt các kỹ năng đó. Các lãnh đạo và cán bộ TKN huyện, ban lãnh đạo các xã trực tiếp chỉ đạo, làm việc với các CBKN xã cũng đánh giá khá cao về
năng lực, kỹ năng của các CBKN xã. Các hộ nông dân có tiếp xúc thường xuyên với CBKN cũng đánh giá cao về các kỹ năng chính này. Với mỗi kỹ năng của CBKN được hỏi thì trên 50% nông dân đánh giá CBKN đã làm tốt. Qua tìm hiểu thấy rằng CBKN xã chưa qua đào tạo theo đúng chuyên ngành khuyến nông, nhưng phần đa là đã làm công tác khuyến nông được một thời gian, họ trực tiếp làm việc với người dân và các lãnh đạo, thường xuyên được tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nên các kỹ năng theo năm tháng cũng được tích luỹ cùng với kinh nghiệm làm việc của các CBKN xã.
Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng đối với tất cả mọi người, thông qua giao tiếp giúp chúng ta hiểu biết lẫn nhau. Nếu người CBKN có kỹ năng giao tiếp tốt thì họ rất thuận lợi trong việc chuyển giao các TBKT cho nông dân và tìm hiểu nhu cầu nguyện vọng của nông dân, từđó tìm ra hướng giải quyết và đề xuất lên cấp trên. Qua bảng 4.5, có 86,3% số người được phỏng vấn cho rằng các KNV cơ sở có khả năng giao tiếp tốt, các CBKN đa số có thời gian làm công tác khuyến nông khá dài, tuy nhiên cũng có một số CBKN xã trẻ mới tham gia công tác khuyến nông được 3 - 4 năm nhưng lại có các kỹ năng khuyến nông khá tốt, họ luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao được nhân dân quý mến. Những người này hiện tại đang tham gia vào các tổ chức chính quyền đoàn thể địa phương như hội Phụ nữ, hội Nông dân, Đoàn thanh niên,...
Kỹ năng thuyết trình cũng là một kỹ năng hết sức quan trọng của người CBKN. Muốn chuyển giao được các tiến bộ KHKT tới người dân thì họ phải làm thế nào cho người dân hiểu được và làm theo. Ngoài việc tạo được lòng tin của nhân dân đối với mình họ còn phải làm thế nào truyền đạt lại những tiến bộ KHKT, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp - nông dân - nông thôn cho nông dân. Nhưng đối với một số CBKN mới nhận công tác, chưa có kinh nghiệm thực tiến, việc đứng trước nhiều người khiến họ không tự tin, nói không lưu loát, mất bình tĩnh nên chỉ có 6/15 CBKN được phỏng vấn cho rằng họ làm tốt kỹ năng này. Trong sốđội ngũ CBKN xã phần lớn chưa được đào tạo đúng chuyên ngành khuyến nông, các CBKN chưa từng học qua các lớp đào tạo phương pháp thuyết trình, phương
pháp đào tạo người lớn nhưng họ lại thường xuyên được huyện, tỉnh tổ chức đào tạo tập huấn nên các kỹ năng thường xuyên được trau dồi, hoàn thiện.
Các kỹ năng khác như phản hồi thúc đẩy hỗ trợ, lắng nghe, quan sát cũng quan trọng với người CBKN và các CBKN xã đa số thực hiện các kỹ năng này khá tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số CBKN chưa qua trường lớp đào tạo và chưa được thực hành nhiều nên chưa đủ năng lực truyền tải sâu đến với người dân nhất là vùng sâu, vùng xa nên đã ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
Bác Hồ từng nói: “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Do vậy phẩm chất đạo đức, thái độ là yếu tố hết sức quan trọng của con người.
Bảng 4.6: Những phẩm chất chính của đội ngũ CBKN cơ sở tại huyện Yên Bình
STT Tiêu chí Số ý kiến đánh giá
(n = 60)
Tỷ lệ (%)
1 Nhiệt tình, yêu nghề có trách
nhiệm cao trong công việc 58 96,67
2 Tôn trọng, tiếp thu ý kiến kinh
nghiệm của người dân 55 91,67
3 Thường xuyên bám sát cơ sở 49 81,67
4 Chịu khó, không ngại khó ngại khổ 55 91,67
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng 4.6 ta thấy: các CBKN cơ sở tại huyện Yên Bình có phẩm chất, thái độ làm việc khá tốt, được nông dân đánh giá khá cao. Mặc dù địa bàn rộng, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn và chế độđãi ngộ của nhà nước còn hạn hẹp nhưng các CBKN cơ sở vẫn thường xuyên bám sát địa bàn, gần gũi với nông dân vận động, tuyên truyền, hướng dẫn bà con phương thức chăm sóc cây trồng vật nuôi, ứng dụng những tiến bộ KHKT vào sản xuất không chỉ bằng lời nói mà bằng cả việc làm. Ngoài ra, hàng năm CBKN cơ sở còn tự xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ KHKT, tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, tuyên truyền để nhân dân học tập và làm theo các mô hình đạt kết quả tốt. Trong các lần tiếp xúc với nông dân, CBKN thường xuyên nhận được các câu hỏi về nông nghiệp, các đề
xuất lên cấp trên, CBKN luôn giải đáp các thắc mắc ngay hoặc ghi chép đầy đủ và trả lời bà con trong thời gian sớm nhất, đồng thời truyền đạt lại các đề xuất của bà con tới cấp trên, các ban ngành liên quan giải quyết, trả lời lại bà con. Bên cạnh đó còn một số CBKN xã còn yếu về trình độ chuyên môn do chưa được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc mới nhận công tác nên và CBKN xã vẫn chưa thực sự bám sát cơ sở, chưa thực hiện đúng nhiệm vụ chuyên môn, tận tâm với công việc, nhân dân và các cán bộ lãnh đạo đánh giá chưa cao. Do đó việc chuyển giao và tuyên truyền những tiến bộ KHKT mới cho nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Bảng 4.7: Đánh giá của nông dân về thái độ và hiệu quả làm việc của CBKN cơ sở
Nội dung Số lượng
(n = 60)
Tỷ lệ (%)
Tổng số người điều tra 60 100,00
1. Đánh giá mức độ nhiệt tình trong công việc
- Rất nhiệt tình 24 40,00 - Nhiệt tình 32 53,33 - Bình thường 4 6,67 2. Đánh giá khả năng truyền đạt - Rất dễ hiểu 14 23,33 - Dễ hiểu 41 68,33 - Bình thường 5 8,34 3. CBKN tiếp thu ý kiến của dân - Có 56 93,33 - Không 0 0 - Không biết 4 6,67 4. Mức độđáp ứng yêu cầu công việc - Đáp ứng được 32 53,33 - Đáp ứng một phần 28 46,67 - Chưa đáp ứng được 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Qua phỏng vấn các nông dân tại các xã có thể đánh giá xác thực hơn mức độ nhiệt tình trong công việc của các CBKN phụ trách xã. Qua tổng hợp,
có 24/60 người đánh giá CBKN xã đó rất nhiệt tình trong công việc tại cơ sở, 32/60 đánh giá nhiệt tình, chỉ có 4 nông dân đánh giá mức độ nhiệt tình trong công việc của CBKN là bình thường. Mức độ nhiệt tình cũng được thể hiện qua việc CBKN có thường xuyên xuống thăm đồng ruộng, thăm các hộ nông dân để nắm bắt kịp thời tình hình sâu bệnh hại, nhu cầu, nguyện vọng của dân hay không. Tập huấn chuyển giao KHKT là nội dung khuyến nông chính của CBKN, việc chuyển giao có hiệu quả không là do cách truyền tải của CBKN tới người dân có dễ hiểu không, nội dung truyền tải có phù hợp với nhu cầu tập huấn của nhân dân hay không. Khi được hỏi, có hơn 90% số ý kiến đánh giá CBKN truyền đạt thông tin dễ hiểu và rất dễ hiểu, chỉ có 8,34% đánh giá bình thường. Trong tổng số 60 ý kiến nhận xét về CBKN tại xã, tất cảđều cho rằng CBKN xã đã đáp ứng được và đáp ứng một phần công việc, không có ý kiến nào là CBKN chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Hơn 53% đánh giá CBKN đã đáp ứng được, còn lại là đáp ứng một phần. Tại huyện Yên Bình, có nhiều CBKN mới nhận công tác, kiến thức cũng như kỹ năng làm việc chưa được hoàn thiện nên chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu của công việc được giao. Đồng thời, nhiều CBKN không phải là người địa phương nên việc tiếp xúc trực tiếp với bà con không được thường xuyên, đồng lương ít ỏi cũng là nguyên nhân khiến thời gian dành cho công việc cũng như sự nhiệt tình của nhiều CBKN giảm sút.
Ngoài trình độ chuyên môn được đào tạo trong nhà trường, các kỹ năng của bản thân, thì việc trau dồi các kiến thức xã hội, các thông tin về kinh tế, giá cả, các chính sách,…là vô cùng cần thiết để người CBKN có thể làm tốt vai trò của mình hơn.
Bảng 4.8: Đánh giá của nông dân về kiến thức của CBKN cơ sở
TT Nội dung cho điểm
Số ý kiến đánh giá (n = 60) Thang điểm 10 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 1 Kiến thức chuyên môn 8 43 9 0 2 Xã hội, nông thôn 15 38 7 0
3 Kinh tế, giá cả nông sản 24 29 6 1 4 Chính sách, pháp luật của nhà nước 10 34 16 0
5 Phong tục, tập quán 5 25 30 0
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng 4.8 thấy rằng các CBKN cơ sở được đánh giá khá tốt về các kiến thức chuyên môn cũng như xã hội. Số điểm chủ yếu đánh giá dành cho CBKN về kiến thức là từ 7 đến 9 điểm. Trong khi có thuận lợi là hầu hết CBKN là người địa phương nên hiểu biết về phong tục tập quán khá tốt, thuận lợi cho việc tiếp cận với cách làm của bà con trong xã. Hiện nay, do điều kiện kinh tế đã phát triển, các phương tiện thông tin, đặc biệt là Internet giúp cho CBKN cũng như nông dân dễ dàng tiếp cận với các thông tin về giá cả nông sản, thị trường, các chính sách nông nghiệp nông thôn cũng như tình hình sâu bệnh hại, cách phòng trừ nên kiến thức ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu nâng cao năng suất, chất lượng cũng như giá bán của người nông dân.