năm 2011 lên 503 lớp (tăng 11,3%) năm 2012 và lên 518 lớp năm 2013, đều vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm rất nhiều. Công tác xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền, xây dựng cơ sở chăn nuôi hàng hóa đều vượt kế hoạch đề ra. Hàng năm đều hỗ trợ cho nhân dân xây dựng trên 50 hầm Biogas phục vụ cho việc xử lý chất thải chăn nuôi và sinh hoạt gia đình. Từ nhiều năm nay luôn duy trì hoạt động của các CLB khuyến nông, góp phần tích cực trong việc chuyển giao tiến bộ KHKT, học tập những cách làm hiệu quả của các hội viên trong CLB. Những kết quả này có sựđóng góp không nhỏ của đội ngũ KNV cơ sở, họ trực tiếp đứng lớp tập huấn, chỉ đạo, theo dõi từng mô hình trình diễn, cơ sở chăn nuôi hàng hóa cũng như kết hợp với các cơ quan, ban ngành đưa các tiến bộ KHKT về với nhân dân tại địa phương.
4.3.2. Vai trò của CBKN cơ sở trong chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật thuật
4.3.2.1. Tập huấn kỹ thuật
Tập huấn kỹ thuật là công việc không thể thiếu trong công tác khuyến nông, nó được coi là phương pháp chủ yếu đang được tất cả các tỉnh thành trong cả nước áp dụng, đáp ứng hai yêu cầu là giải quyết được những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và bồi dưỡng kiến thức khoa học cho nông dân. Do trình độ dân trí của nhân dân còn thấp, tập quán sản xuất lạc hậu nên thông qua các buổi tập huấn đã giúp nông dân nắm bắt được quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây trồng, vật nuôi.
Bảng 4.10: Các buổi tập huấn của của đội ngũ CBKN cơ sở tại huyện Yên Bình trong năm 2013
TT Nội dung tập huấn Số lượng (lớp) Số người tham gia (người) Kế hoạch năm 2013 (lớp/người) So sánh kế hoạch năm 2013 (%) 1 Trồng trọt 390 13287 300/9000 130,0 2 Chăn nuôi 60 3012 27/810 288,8 3 Lâm nghiệp 26 780 15/540 144,4 4 Kiến thức khác (VietGap) 16 331 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Tập huấn kỹ thuật là nội dung được quan tâm đầu tư nhiều nhất, cả về kinh phí và nguồn nhân lực. Trong năm 2013, cán bộ TKN đã kết hợp với trung tâm dạy nghề mở được 8 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân với 240 nông dân tham dự. TKN cùng KNV cơ sở, dự án chè QSEAP tổ chức được 16 lớp tập huấn sản xuất chè an toàn do CBKN cơ sở trực tiếp đứng lớp. Dự án cũng cung cấp cho nông dân vật tư đầu vào như giống, phân bón, phí vận chuyển để nông dân tiến hành trồng các giống chè mới theo hướng an toàn sinh học (VietGap). Ngoài ra, đội ngũ CBKN cơ sở kết hợp với các ban ngành đoàn thể của xã đã tiến hành lồng ghép chuyển giao tiến bộ KHKT được 494 cuộc tập huấn cho 17.079 nông dân, trong đó có 390 lớp tập huấn có nội dung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng, đạt 130% kế hoạch đề ra là 300 lớp; các lớp tập huấn về chăn nuôi là 60 lớp, đạt 288,8% kế hoạch; lâm nghiệp tổ chức được 26 lớp (đạt 144,4% kế hoạch năm). TKN và CBKN cơ sở trên toàn huyện đã phối hợp với công ty Syngenta, công ty Boseed, Công ty giống cây trồng chất lượng cao Việt Nam tiến hành thử nghiệm các giống ngô, lúa chất lượng cao tại các xã trong huyện, cung cấp giống cho nhân dân sản xuất đại trà, kết hợp với Phòng NN& PTNT huyện, Trạm BVTV, Trạm thú y để chuyển giao các TBKT mới cho nông dân, các dự án của tỉnh để hỗ trợ cho nông dân một số loại vật tư nông nghiệp. Bằng việc kết hợp với các công ty giống cây trồng đã cung cấp nguồn giống tốt, các CBKN cơ sở đã tích cực tổ chức tập huấn, trực tiếp hướng dẫn trên đồng
ruộng kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế vượt trội so với các giống trước đây đã trồng vì các giống này phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai của huyện. Các giống ngô Syngenta như NK 54, NK 66, NK 4300 đã được trồng rộng rãi trên đồi núi thấp, có khả năng chịu hạn cao, cho năng suất tốt. Đây là tiến bộ KHKT được áp dụng thành công có phần đóng góp không nhỏ của các CBKN cơ sở.
4.3.2.2. Xây dựng mô hình trình diễn
Việc xây dựng mô hình trình diễn khuyến nông ở địa phương có ý nghĩa hết sức quan trọng đặc biệt đối với miền núi vì nó mang tính thuyết phục cao khi người nông dân tận mắt nhìn thấy kết quả sản xuất nông nghiệp qua việc áp dụng các TBKT mới, từ đó tin tưởng và tự quyết định làm theo. Mô hình còn có tác động rộng rãi khi người dân ở những nơi khác đến tham quan học hỏi và áp dụng.
Kinh phí xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông - khuyến ngư chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng kinh phí chi cho các hoạt động khuyến nông - khuyến ngư. Đa số các chương trình khuyến nông đã xây dựng đều rất thành công nhờ việc xác định tính phù hợp của mô hình đối với điều kiện đặc thù của từng địa phương và trình độ chuyển giao tiến bộ KHKT của các CBKN. Các chương trình khuyến nông đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho các chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp trọng điểm, thể hiện ở một số chương trình sau:
Bảng 4.11: Các mô hình trình diễn diễn ra trên huyện Yên Bình năm 2013
TT Loại mô hình Quy mô Số hộ tham gia Địa điểm
1 Lúa J02 0,3 ha 3 Xã Yên Bình
2 Lúa Vân Quang 16 0,2 ha 2 Xã Yên Bình
3 Phong Phú 301 0,5 ha 3 Xã Yên Bình
4 CNR 02 1,0 ha 9 Xã Yên Bình
5 QR 05 0,3 ha 3 Xã Yên Bình
6 Bí đỏ 2 ha 20 Xã Xuân Lai, Đại Minh, Hán Đà
7 TQR 6 0,3 ha 3 Xã Phú Thịnh
8 TH 3-5 0,5 ha 8 Xã Yên Bình
9 Chăn nuôi hàng hóa: - Lợn thịt - Lợn nái - Ba ba TP - Ba ba sinh sản - Chăn nuôi gà 50 con/ lứa 10 con/ lứa 200 con/ lứa 10 cặp bố mẹ 1000 con/lứa 9 9 3 1 6
16 xã, thị trấn trong toàn huyện
10 Chăn nuôi lợn 5 con/lứa 5 con/ lứa 207 Toàn huyện
11 Phối hợp triển khai đề tài thử nghiệm giống gà đẻ trứng lai VGA
1000 con 1 Thị trấn Yên Bình
Trong năm 2013, đã có 15 nội dung thực hiện trình diễn, với tổng số 287 hộ nông dân tham gia ở tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện. Sau khi thực hiện các mô hình, TKN tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ để đánh giá hiệu quả mô hình. Trong các buổi hội thảo, ngoài lãnh đạo, CBKN, nông dân tham gia mô hình còn có nông dân trong xã và các xã trong huyện đến thăm quan học tập kinh nghiệm. Sau các hội nghị đầu bờ, những mô hình được đánh giá tốt được bà con học tập và nhân rộng trên toàn huyện.
Trong các mô hình trình diễn được xây dựng trong năm 2013, các CBKN cơ sở tại nơi xây dựng mô hình có vai trò trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, hướng dẫn, chuyển giao về mặt KHKT cho các hộ nông dân thực hiện mô hình. Sau khi xây dựng mô hình, các CBKN cơ sở nơi xây dựng mô hình và cả các CBKN ở các xã trong toàn huyện cũng trực tiếp tham gia các buổi hội nghị, hội thảo đầu bờ tổng kết đánh giá hiệu quả của mô hình do TKN huyện tổ chức để học tập các kinh nghiệm xây dựng mô hình cũng như kinh nghiệm sản xuất về phổ biến cho bà con trong xã mình phụ trách. Trong các mô hình này, vai trò của đội ngũ CBKN cơ sở là rất lớn: trực tiếp nhận giống giao cho nông dân, chuyển giao các kỹ thuật cho nông dân, theo dõi tình hình sâu bệnh hại của các loại cây trồng, bệnh trên vật nuôi để có các hướng dẫn kịp thời cho nông dân, theo dõi ghi chép cũng như hướng dẫn các hộ thực hiện mô hình ghi chép quá trình thực hiện mô mình, chi phí thực hiện, kết hợp tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ, đầu chuồng để đánh giá hiệu quả của mô hình.
Bảng 4.12: Đánh giá về sự tham gia mô hình của nông dân
STT Chỉ tiêu Số hộ
(hộ) Tỷ lệ (%)
Tổng số hộ điều tra 60 100,0
1 Biết về mô hình trình diễn 43 71,7
- Tham gia mô hình 28 65,1
- Không tham gia mô hình 15 34,9
2 Không biết về mô hình 17 28,3
3 Lý do tham gia mô hình
- Thu được kiến thức KHKT mới 24 85,7 - Tăng thu nhập cho gia đình 28 100,0 - Thay đổi tập quán canh tác 10 35,7 - Thay đổi phương thức chăn nuôi 12 42,9 - Nhận được sự giúp đỡ khi tham gia
mô hình
20 71,4
4 Lý do không tham gia mô hình
- Thiếu vốn. 10 66,7 - Thiếu lao động. 8 53,3 - Mô hình khó áp dụng. 6 40,0 - Rủi ro cao. 5 33,3 - Ảnh hưởng bởi một số mô hình khác 6 40,0 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng 4.12 ta thấy, các mô hình trình diễn khi được triển khai ở địa phương được nông dân hưởng ứng nhiệt tình. Sự hiểu biết về mô hình cũng như khả năng nhân rộng các mô hình đó vào sản xuất của hộ cần có sự tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp của CBKN cơ sở. Khi được hỏi về các mô hình diễn ra trên địa bàn xã, có tới 71,7% số người được hỏi biết về các mô hình
đó. Và trong số biết về mô hình thì có 65,1% các hộ có tham gia hoặc áp dụng các mô hình đó vào sản xuất của hộ. Có 100% số hộ tham gia mô hình với mục đích tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho gia đình, 85,7% số hộ tham gia với mục đích nhận được các tiến bộ KHKT mới. Các mô hình trình diễn
khi triển khai thường có các hỗ trợ về vật tư đầu vào, kỹ thuật…nên các hộ thường tham gia nhiệt tình. Một số hộ khi nhận thấy các mô hình đem lại hiệu quả cao thì tự áp dụng vào sản xuất mà không cần tới sự hỗ trợ về vật tư đầu vào. Bên cạnh những hộ tham gia mô hình thì có 32/60 hộ không tham gia các mô hình, trong đó có 17 hộ không biết về các mô hình này và 15 hộ biết nhưng không tham gia thực hiện. Thiếu vốn, thiếu lao động (không đủ điều kiện để thực hiện) kỹ thuật khó, sợ rủi ro, ảnh hưởng của các mô hình khác (những mô hình trước kết quả không thành công hay không có ý nghĩa thực tế)...là những nguyên nhân mà các hộ không tham gia các mô hình này. Để các mô hình nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân địa phương cũng như mô hình được nhân rộng sau trình diễn thì vai trò của người CBKN cơ sở là rất quan trọng. CBKN cơ sở cần theo dõi thường xuyên các mô hình, hướng dẫn tận tình về kỹ thuật để các hộ thực hiện. Mô hình có thành công thì mới được nhân rộng. Đồng thời cũng tạo lòng tin đối với người nông dân trong các hoạt động khuyến nông kế tiếp.
4.3.2.3. Chuyển giao tiến bộ KHKT thông qua tiếp xúc cá nhân
Những cuộc trao đổi trực tiếp giữa CBKN với nông dân thông qua việc gặp trực tiếp hoặc các cuộc điện thoại đang dần trở nên hữu ích, phát huy hiệu quả trong chuyển giao các tiến bộ KHKT, nắm bắt và có biện pháp xử lý kịp thời tình hình sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng vật nuôi cũng như tư vấn cho bà con các dịch vụ nông nghiệp tốt nhất, các chính sách của nhà nước. Qua phỏng vấn 15 CBKN cơ sở và 60 nông dân thấy rằng các CBKN thường xuyên xuống thăm nông dân với số lượt thăm từ 10 - 15 lần/tháng. Có CBKN thăm khoảng 30 lần/tháng, thường đó là các xã có diện tích lớn, nhiều mô hình trình diễn đang được triển khai nên CBKN thường xuyên có mặt tại cơ sở để kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất nông nghiệp và triển khai mô hình. Các CBKN không phải là người địa phương thì số lượt thăm nông dân ít hơn, từ 4 - 6 lần/tháng. Nông dân thường gặp và hỏi CBKN các vấn đề về thời vụ, giống, sâu bệnh hại, các dịch vụ nông nghiệp qua gặp trực tiếp CBKN tại UBND xã, tại các buổi tập huấn hoặc gặp khi CBKN xuống thăm đồng, thăm các hộ nông dân. Ngoài việc gặp trực tiếp, các hộ nông dân còn gọi điện cho
CBKN để hỏi và nhận tư vấn về các vấn đề gặp phải trong sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nhờ có điện thoại, công tác thông tin tuyên truyền cũng trở nên dễ dàng hơn. Các hộ nông dân có thể gọi điện thoại cho CBKN hỏi về các kỹ thuật, các thông tin giá cả, chính sách trong nông nghiệp. CBKN cũng được cập nhật thường xuyên hơn các thông tin tại thôn, bản về dịch bệnh, kỹ thuật áp dụng đúng hay chưa,…tạo điều kiện thuận lợi cho công việc.
Bảng 4.13: Chuyển giao tiến bộ KHKT thông qua tiếp xúc cá nhân
STT Nội dung Số lượt
1 CBKN xuống thăm hộ nông dân - Kiểm tra tình hình sản xuất, sâu bệnh hại cây trồng. 300 - Kiểm tra, tư vấn kỹ thuật trồng các loại cây trồng mới (lúa lai, ngô Syngenta)
250 - Kiểm tra tình hình triển khai
dự án chè QSEAP 100 2 Nông dân gặp trực tiếp CBKN - Thời vụ gieo cấy 400 - Xác định sâu bệnh hại cây trồng, biện pháp phòng trừ 400 - Kỹ thuật chăm sóc cây, con
mới 300 3 Nông dân gửi thư, gọi điện thoại - Tình hình sâu bệnh hại, biện pháp phòng trừ 400 - Chính sách mới, các chương tình dự án, hỗ trợ tại địa phương 200 Tổng 2450 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)
Có rất nhiều hình thức để trao đổi thông tin giữa người nông dân với CBKN. Có thể trực tiếp gặp gỡ qua CBKN xuống thăm các hộ, nông dân tới gặp CBKN ở nơi làm việc, gặp gỡ khi CBKN xuống thăm đồng ruộng, khi cùng tham dự cưới hỏi, ma chay,… hoặc gián tiếp qua các phương tiện thông tin: điện thoại, thư từ, mạng Internet,…Trong năm 2013, có khoảng 2450 lượt CBKN xã trao đổi với người dân để trả lời, tư vấn cho người dân về thời vụ
gieo cấy, cách phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, kỹ thuật trồng một số loại cây mới. Từ đó củng cố thêm sự tự tin cho người nông dân, khắc phục tâm lý ngại gặp cán bộ của người dân nhất là các hộ người dân tộc thiểu số ở vùng 135 của huyện. Qua tìm hiểu cho thấy người dân ở các xã gần đường quốc lộ, xã dân trí cao thì nông dân đến gặp các CBKN, hoặc gọi điện cho các CBKN nhiều hơn ở vùng sâu vùng xa, khó khăn. Các CBKN các xã đến thăm các hộ nông dân tần suất là như nhau. Mặt khác, nhiều CBKN xã là người địa phương, có tham gia sản xuất nông nghiệp, vì vậy trong quá trình sản xuất nông nghiệp của gia đình thường xuyên tiếp xúc với người dân nắm bắt thông tin kịp thời, chuyển những thông tin đó từ trưởng thôn bản cho CBKN huyện tìm hướng giải quyết.
Qua điều tra 60 nông dân trong huyện, có tới 56 người (chiếm 93,3%) nói rằng CBKN đã từng xuống thăm tận nhà, hỏi về tình hình sản xuất, dịch bệnh và các vấn đề khác. Có 57/60 người đã từng gặp và trao đổi trực tiếp với CBKN, nhưng phần lớn do gặp gỡ ngẫu nhiên như cùng tham dự cưới, hỏi, gặp ngoài đường, chợ, tại nhà CBKN,…chứ ít khi tới UBND, nơi làm việc của CBKN để trao đổi. Số lần nông dân gọi điện thoại cho CBKN hỏi về kỹ thuật, chính sách, phòng trừ sâu bệnh hại cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Trong số 60 người được hỏi thì có 26 người (chiếm 43,3%) đã từng gọi điện hoặc gửi thư cho CBKN. Đây là điều kiện thuận lợi