0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ TẠI HUYỆN YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI. (Trang 28 -28 )

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Bình - Yên Bái.

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu từ ngày 10/02/2014 đến ngày 10/05/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Yên Bình - Yên Bái

- Thực trạng về đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở tại huyện Yên Bình - Yên Bái.

- Vai trò của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở tại huyện Yên Bình - Yên Bái.

+ Vai trò của các cán bộ khuyến nông cơ sở trong chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

+ Vai trò trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn

+ Vai trò làm cầu nối giữa nông dân và các cơ quan nhà nước, các viện, trường, cơ sở nghiên cứu.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ CBKN cơ sở tại huyện Yên Bình - Yên Bái.

+ Những thuận lợi, khó khăn của đội ngũ khuyến nông cơ sở huyện Yên Bình.

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đội ngũ CBKN cơ sở huyện Yên Bình.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp chọn mẫu

Căn cứ vào nội dung đề tài và đối tượng điều tra tiến hành chọn mẫu như sau:

- Phỏng vấn cán bộ khuyến nông của 15 xã, thị trấn có đội ngũ CBKN cơ sở trên huyện Yên Bình (n = 15 CBKN xã). Các xã trong huyện Yên Bình được phân thành 3 cụm xã là hạ huyện, thượng huyện và cụm đường 7 (các xã theo đường Quốc lộ 70), tiến hành chọn ngẫu nhiên tại mỗi cụm xã 5 xã và phỏng vấn cán bộ khuyến nông xã đó. Phỏng vấn được tiến hành khi xuống xã cùng CBKN của TKN và cuộc họp hàng tháng của TKN.

- Phỏng vấn các hộ nông dân: huyện chia làm 3 cụm xã, mỗi cụm xã chọn 2 xã, mỗi xã chọn 2 thôn, mỗi thôn chọn 5 hộ (n = 60 hộ) và tiến hành phỏng vấn. Chọn ngẫu nhiên khi đi tập huấn và xuống xã cùng cán bộ TKN huyện Yên Bình.

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: là thu thập số liệu thông qua các văn bản báo cáo của Trạm khuyến nông huyện, Phòng NN&PTNT huyện, báo cáo của UBND huyện, báo cáo tổng kết của các CBKN xã, các tạp chí sách báo, các nghị định, quy định liên quan đến các CBKN cơ sở, các báo cáo, văn bản liên quan tới điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Yên Bình.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:

+ Phỏng vấn chính thức: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung nghiên cứu để lập phiếu điều tra, chọn mẫu điều tra. Đối tượng phỏng vấn ở đây là các CBKN xã, người dân trong huyện Yên Bình.

+ Phỏng vấn bán chính thức: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của đề tài để lập bảng kiểm các nội dung chính cần điều tra, chọn mẫu điều tra. Đối tượng phỏng vấn ở đây là các cán bộ lãnh đạo, nhân viên Trạm khuyến nông huyện, Chủ tịch các xã trong huyện Yên Bình

3.4.3. Phương pháp x lý s liu

Các số liệu sau khi thu thập được tiến hành chỉnh lý, tổng hợp và xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel. Phương pháp này có độ chính xác cao, tiết kiệm thời gian và đảm bảo tính khoa học.

3.4.4. Phương pháp phân tích s liu

- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu được điều tra sẽ được thống kê để mô tả các hoạt động của công tác khuyến nông của huyện Yên Bình.

- Phương pháp thống kê so sánh: Số liệu được điều tra liên quan tới hoạt động khuyến nông qua các năm 2011 - 2013 sẽ được tổng hợp, phân tổ và so sánh với nhau để thấy được thực trạng, kết quả hoạt động công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Bình - tỉnh Yên Bái.

Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng một cách tổng hợp để phát huy hết lợi thế của các phương pháp.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Yên Bình

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Bình là huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam tỉnh Yên Bái. Trung tâm huyện cách thành phố Yên Bái 8 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây bắc. Huyện có các mặt tiếp giáp như sau:

- Phía Đông Nam giáp huyện Đoan Hùng của tỉnh Phú Thọ. - Phía Tây Nam giáp thành phố Yên Bái.

- Phía Tây Bắc giáp thành phố Yên Bái, huyện Trấn Yên và huyện Văn Yên. - Phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang

- Phía Bắc giáp huyện Lục Yên

Trên địa bàn có tuyến quốc lộ 70 từ Hà Nội đi Lào Cai chạy qua trung tâm của các xã từ Thịnh Hưng tới Tân Nguyên dài 60 km, tuyến tỉnh lộ 170 bắt đầu từ xã Đại Minh tới xã Xuân Long của huyện dài gần 70 km và hơn 20 km đường tỉnh lộ khác. Huyện có gần 400 km đường liên xã, liên thôn. 100% số xã đều đã có đường ô tô đến trung tâm xã. Ngoài ra, trên địa bàn còn có các tuyến đường thuỷ quan trọng trên lòng hồ Thác Bà, nối liền các xã, thị trấn ven hồ.

4.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai

Địa hình của huyện Yên Bình khá phức tạp, với đặc điểm địa hình chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc được tạo bởi hai dãy núi: Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (phía Đông hồ Thác Bà) và Con Voi nằm phía hữu ngạn sông Chảy (phía Tây hồ Thác Bà).

Huyện Yên Bình có tổng diện tích tự nhiên là 77.319,67 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp có 57.690,43 ha chiếm 74,61% tổng diện tích tự nhiên.

Đặc điểm đất đai thổ nhưỡng của Yên Bình là nhiều loại đất, nhóm đất đỏ vàng (Feralit) là nhóm đất chiếm phần lớn diện tích trong huyện (61%) gồm nhiều loại đất có khả năng phát triển cây công nghiệp (chè, cà phê, cao su, cây ăn quả), cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày (mía,

đậu tương,...) và phát triển đồng cỏ để chăn nuôi đại gia súc. Nhóm đất dốc phân bố rải rác ở các thung lũng sông suối có khả năng cải tạo thâm canh trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất phù sa phân bố dọc hai bên bờ sông Chảy có đặc tính độ phì cao của phù sa đáp ứng được yêu cầu của các loại cây màu và cây lương thực. Ngoài ra, một phần diện tích lòng hồ Thác Bà vào mùa cạn nước cũng được nhân dân vùng hồ sử dụng để trồng lúa và một số hoa màu khác như ngô, lạc, đậu tương. Đất ở lòng hồ tương đối nhiều dinh dưỡng, cây trồng phát triển tốt và cho năng suất cao. Riêng cây lúa, mỗi năm cấy được trên 170 ha cấy lấn hồ Thác Bà.

4.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu, thủy văn

Yên Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,90C. Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng hơn 2200 mm, số ngày mưa trung bình là 136 ngày, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Độ ẩm trung bình là 80% và không có sương muối. Do đặc điểm có diện tích mặt nước hồ Thác Bà trên 15.000 ha nên khí hậu trên địa bàn huyện chịu ảnh hưởng lớn của kiểu khí hậu vùng hồ: mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ.

Bảng 4.1: Tình hình khí tượng thuỷ văn huyện Yên Bình năm 2013 Tháng Nhiệt độ (TB) 0C Độ ẩm (TB) % Lượng mưa (mm) Số ngày mưa 1 15,3 72 27,1 5 2 20,1 80 41,5 9 3 19 86 82,4 15 4 23,6 85 123 12 5 27 74 147,8 7 6 29,6 81 367,2 15 7 29,8 78 330,4 16 8 27,4 81 589 17 9 25,8 74 379 16 10 23,2 83 101 9 11 19,6 76 131 10 12 15,0 81 34 7 Tổng cả năm 275,4 951 2353,4 138 Trung bình 22,95 79,25 196,12 11,5 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Khí hậu Yên Bình có 2 mùa rõ rệt gồm:

- Mùa lạnh: từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa lạnh thường kéo dài 115 - 125 ngày, nhiệt độ trung bình ổn định khoảng 180C, thấp nhất có thể xuống tới 50C vào các đợt rét đậm, rét hại, cuối mùa thường có mưa phùn.

- Mùa nóng: từ tháng 4 đến tháng 10 là thời kỳ nóng ẩm, nhiệt độ trung bình ổn định trên 250C, tháng nóng nhất 37 - 380C. Mùa nóng cũng chính là mùa mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1.500 - 2.200 mm/năm. Mưa nhiều khiến lượng nước trong hồ Thác Bà dâng cao, do vậy, diện tích lúa, hoa màu của huyện giảm do diện tích cấy lúa và trồng màu trên lòng hồ không canh tác được. Khí hậu của huyện tương đối thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp do lượng mưa lớn nhưng ít gây lũ quét, sạt lở. Mùa lạnh hầu như không có sương muối, mưa đá, nhiệt độ không quá thấp như một số huyện khác trong tỉnh như Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên,…

Do ảnh hưởng của hồ Thác Bà nên độ ẩm tương đối cao, trung bình năm khoảng 86% (đo tại trạm Yên Bái), cao hơn từ 3- 5% so với độ ẩm đo tại các trạm Văn Chấn và Mù Cang Chải. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch, do độ ẩm phụ thuộc vào lượng mưa và chế độ nhiệt, tháng có độ ẩm lớn nhất là các tháng từ tháng 2 đến tháng 7 từ 80 -89%, những tháng có độ ẩm thấp là tháng 11, 12, 1 có độ ẩm từ 77 - 81%.

Yên Bình có lượng mưa hàng năm lớn, độ ẩm tương đối cao nên thảm thực vật xanh tốt quanh năm, thể hiện rất rõ tính chất gió mùa.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Bình

4.1.2.1. Về kinh tế

Yên Bình là địa phương có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý, là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Yên Bái và Lào Cai với Hà Nội, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc, đó là thuận lợi quan trọng để phát triển kinh tế dịch vụ. Huyện có nhiều tiềm năng về khoáng sản, có thể phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp: đất đai, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp, cây ăn quả có múi, cây lương thực và có nhiều điều kiện tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc, nuôi trồng thuỷ sản.

Trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 14,5%. Trong đó, nông - lâm nghiệp 5,6%, công nghiệp - xây dựng 24,5%, thương mại - dịch vụ 21%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 24,5 triệu đồng/người/năm, tăng 2,1% so với kế hoạch đề ra. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện đạt 1800 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 1419 tỷđồng, đạt 101,3% kế hoạch năm. Các chỉ tiêu về sản lượng lương thực, cây trồng, vật nuôi đều vượt kế hoạch đề ra cho thấy sự nỗ lực của đảng bộ, nhân dân huyện Yên Bình trong thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.

Yên Bình là huyện có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho trồng trọt so với các huyện khác trong tỉnh. Do ảnh hưởng của thời tiết vùng hồ mà lượng mưa hàng năm lớn, ít khi xảy ra các hiện tượng thời tiết bất thuận cho cây trồng như sương muối, mưa đá, lũ lụt, hạn hán,… Diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 57.690,43 ha chiếm 74,61% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất trồng lúa, cây lương thực khác và hoa màu chủ yếu được trồng trên các cánh đồng trung bình và nhỏ, là các thung lũng hẹp nên trình độ thâm canh chưa cao, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn. Một phần diện tích đáng kể được nhân dân sử dụng để trồng cấy đó là diện tích cấy lấn hồ Thác Bà vào mùa cạn nước. Cây trồng chiếm diện tích lớn nhất trong huyện là lúa, sắn, ngô và chè.

Diện tích lúa chủ yếu cung cấp cho nhu cầu lương thực của nhân dân trong huyện, một phần nhỏ cung cấp cho khu vực thành phố Yên Bái và các huyện lân cận. Các giống lúa thường được trồng là giống nhị ưu 838, Khang Dân, HT1, D.ưu 130, nếp...

Sắn là cây trồng chiếm diện tích lớn thứ hai sau lúa. Sắn được trồng chủ yếu ở khu vực quanh hồ Thác Bà cung cấp cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn. Sắn là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhân dân trong huyện, đồng thời các nhà máy chế biến tinh bột sắn cũng cung cấp lượng lớn thức ăn chăn nuôi là bã sắn sau chế biến cho các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến tinh bột sắn đang gây ô nhiễm nặng cho môi trường quanh khu vực, đó là vấn đề cần

được khắc phục ngay tránh gây tổn thất cho doanh nghiệp cũng như người dân, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

Chè cũng là một loại cây trồng thế mạnh của huyện, chè chủ yếu được trồng ở các đồi núi thấp. Chè trung du vẫn là giống chè chiếm diện tích lớn nhất là 1886 ha. Hiện nay các giống chè LDP1, LDP2, PH1, Bát tiên đang được trồng mới và thay thế các vườn chè trung du già cỗi nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng chè. Chè được nhân dân thu hái và chủ yếu bán tươi cho nhà máy chè Văn Hưng, các hộ sao chè khô trong huyện. Yên Bình cũng đang thực hiện dự án phục hồi giống bưởi nổi tiếng xa gần là bưởi Đại Minh là giống bưởi ngon nhưng diện tích trồng ít và mất danh tiếng bấy lâu.

Bảng 4.2: Tình hình sản xuất các cây trồng chính của huyện Yên Bình trong 3 năm 2011 - 2013 TT Chỉ tiêu Loại cây 2011 2012 2013 DT ( ha) NS (tạ/ ha) SL (tấn) DT ( ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT ( ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) 1 Lúa 4494,3 48,5 21791,0 4463,8 49,5 22107,5 4479,8 50,7 22760,0 2 Ngô 1891,9 30,0 5469,1 1604,3 27,1 4351,9 171,01 31,0 5303,2 3 Chè kinh doanh 1901,0 81,0 15398,0 1910,0 83,0 15.853 1886,0 94,5 17822,7 4 Sắn 3364,3 225,6 75898,0 3213,0 210,0 67473,0 3196,0 210,5 67275,8 5 Đậu tương 96,3 11,0 105,9 55,8 11,2 62,595 48,4 10,5 50,5 6 Lạc 613,7 16,1 988,0 705,8 14,9 1050,8 672,8 15,2 1022,7 7 Khoai các loại 902,0 60,5 5457,1 1033,5 56,9 4016,8 938,8 57,1 5361,1 8 Cây ăn quả 1290,0 72,0 9288,0 1038 72,5 7526,0 1040,0 75,7 7872,2 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng 4.2 cho thấy, diện tích các loại cây trồng chính giảm nhẹ qua các năm nhưng năng suất và tổng sản lượng có xu hướng tăng. Năm 2011, diện tích các loại cây trồng cao, nhưng tới năm 2012, diện tích cũng như năng suất đều sụt giảm mạnh do thời tiết diễn biến thất thường gây ra nhiều đợt rét đậm rét hại, sâu bệnh hại tăng. Tới năm 2013, diện tích cũng như năng suất, sản lượng cây trồng tăng trở lại do nhân dân tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đối phó kịp thời thời với các diễn biến xấu của thời tiết. Diện tích lúa năm 2011 là 4.494,3 ha, năng suất đạt 48,5 tạ/ha, năm 2012 giảm xuống còn 4.463,8 ha, tới năm 2013 tăng lên 4.479,8 ha nhưng năng suất hai năm 2012, 2013 đều tăng lên khiến cho tổng sản lượng lúa cao hơn so với năm 2011.

Diện tích ngô cũng có sự biến động nhẹ: năm 2011 là 1.891,9 ha, năm 2012 do vụ lúa hè thu cấy chậm hai tuần do rét đậm, rét hại ảnh hưởng tới thời vụ trồng ngô đông, làm cho diện tích ngô giảm xuống còn 1.604,3 ha giảm 287,6 ha. Năm 2013, diện tích ngô lại tăng lên 1.711 ha, năng suất cũng tăng từ 27,1 tạ/ha năm 2012 lên 31 tạ/ha năm 2013.

Chè cũng là loại cây trồng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân trong huyện. Diện tích chè kinh doanh hầu như không có sự biến động.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ KHUYẾN NÔNG CƠ SỞ TẠI HUYỆN YÊN BÌNH - TỈNH YÊN BÁI. (Trang 28 -28 )

×