5. Bố cục của khoá luận
3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế các hộ chăn nuôi lợn đen
3.4.1. Chi phí trong chăn nuôi lợn đen
Trong kinh tế học khi nhắc đến chi phí các nhà chuyên môn thường tách biệt rõ rệt các loại chi phí: Chi phí biến đổi, chi phí trung gian...Khi khảo sát chăn nuôi trên địa bàn, tôi không xét đến các nguồn lực cố định như đất
đai và một số nguồn lực khác. Vì những nguồn lực này người dân tự có chứ không phải mua hay thuê ngoài.
* Xét theo quy mô
Bảng 3.9: Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn đen xét theo quy mô (tính bình quân cho 100kg thịt hơi)
Chỉ tiêu ĐVT
Quy mô chăn nuôi
Bình quân Chung Quy Mô Nhỏ (n=20) Quy Mô Vừa (n=28) Quy Mô Lớn (n=12) I. Giống 1000đ 426 522,86 680 522 II. Thức ăn 1. Cám gạo 1000đ 1.631 1.457,5 1.271,67 1.478,17 2. Ngô 1000đ 919,58 853,05 790,04 862,63 3. Sắn 1000đ 473,75 431,25 397,92 438,75 4. Đậm đặc 1000đ 420 420 420 420 5. Thức ăn xanh 1000đ 217 172,14 146 181,87 Tổng 1000đ 3.035,63 3.343,94 3.611,33 3.381,42 III. Thuốc thú y 1000đ 10 10 10 10
IV. Khấu hao TSCĐ 1000đ - - - -
V. Công lao động 1000đ -
VI. Chi khác 1000đ 214
Tổng chi phí 1000đ 4.127,42
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2014)
Qua bảng 3.9 ta thấy mức độđầu tư chi phí cho các nhóm hộ khác nhau là khác nhau. Trong đó chi phí đầu tư cho 100kg lợn đen của hộ chăn nuôi lợn
đen theo quy mô lớn là lớn nhất với 3.948,96 nghìn đồng, sau đó đến quy mô vừa và thấp nhất là quy mô nhỏ với 4.294,01 nghìn đồng.
Trong chăn nuôi lợn đen đầu tư chi phí thức ăn là chủ yếu, hộ chăn nuôi quy mô lớn là 3.035,63 nghìn đồng, quy mô vừa là 3.343,94 nghìn đồng và quy mô nhỏ là 3.611,33 nghìn đồng. Có sự khác nhau như vậy là do hộ quy mô lớn số lượng lợn lớn nên vốn đầu tư cho thức ăn sẽ được giảm đáng kể. Với các nhóm hộ quy mô vừa và nhỏ thì ngược lại, số lượng lợn càng ít chi phí sẽ càng cao.
Bên cạnh chi phí về thức ăn thì chi phí về giống cũng là một trong những chi phí cao trong tổng chi phí của chăn nuôi lợn đen trong nông hộ. Với các hộ quy mô lớn số lượng giống cao tuy nhiên hộ thường chọn những con giống có cân nặng trung bình 8-12 kg sẽ có sức đề kháng cao, tăng trọng nhanh hơn so với những con giống có cân nặng nhỏ hơn. Vì thế chi phí cho con giống là 680 nghìn đồng cao hơn so với quy mô vừa và quy mô nhỏ.
Chi phí cho công tác thú y chiếm tỷ lệ nhỏ do giống lợn đen khỏe, ít mắc bệnh nên thường chỉ tiêm 2 đợt vacxin phòng bệnh cho một con lợn với chi phí là 5 nghìn đồng/lần.
Ngoài ra hộ chăn nuôi lợn đen còn phải trả một số khoản chi phí khác như lãi vay, điện, công cụ dụng cụ....
Tóm lại, sự chênh lệch về chi phí chăn nuôi lợn thịt giữa các nhóm hộ
thuộc quy mô chăn nuôi khác nhau có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn đen của các hộ.
* Xét theo hộ tham gia tập huấn và không tập huấn
Bảng 3.10: Tình hình đầu tư chi phí của các hộ chăn nuôi lợn đen xét theo hộ tham gia tập huấn và không tập huấn (tính bình quân cho 100kg
thịt hơi) Chỉ tiêu ĐVT Hộ tham gia TH (n=27) Hộ không tham gia TH (n=33) Bình quân chung I. Giống 1000đ 557,78 492,73 522 II. Thức ăn 1. Cám gạo 1000đ 1.425,93 1.520,91 1.478,17 2. Ngô 1000đ 841,22 880,14 862,63 3. Sắn 1000đ 429,63 446,21 438,75 4. Đậm đặc 1000đ 420 420 420 5. Thức ăn xanh 1000đ 173,04 189,09 181,87 Tổng 1000đ 3.289,82 3.456,35 3.381,42 III. Thuốc thú y 1000đ 10 10 10
IV. Khấu hao TSCĐ 1000đ - - -
V. Công lao động 1000đ - - -
VI. Chi khác 1000đ 219,63 209,39 214
Tổng chi phí 1000đ 4.077,22 4.168,47 4.127,42
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2014)
Chí phí thức ăn trung bình chung cho tất cả các nhóm hộ cho 100kg lợn
đen là 3.381,42 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi có tham gia tập huấn có chi phí thức ăn thấp hơn do được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi hợp lý mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhìn chung tổng chi phí cho 100kg lợn đen chung cho các nhóm hộ
nông dân tương đối cao do thời gian nuôi lâu. Các hộ chăn nuôi không qua tập huấn có tổng chi phí cao hơn so với hộ qua tập huấn vì họ chủ yếu chăn nuôi lợn theo cách truyền thống và áp dụng kinh nghiệm của bản thân cũng như học hỏi từ người khác.
Đối với các hộ tham gia tập huấn chăn nuôi lợn đen, trong chăn nuôi đã áp dụng một số kỹ thuật như: Kỹ thuật chọn lợn giống, quy trình chăn nuôi và cách phối trộn thức ăn hợp lý nên hạn chế được việc tiêu tốn thức ăn. Điều này làm giảm đáng kể một lượng chi phí thức ăn cho lợn mà vẫn đem lại hiệu quả trong chăn nuôi.
3.4.2. Hiệu quả kinh tế
3.4.2.1. Hiệu quả dựa trên chi phí và doanh thu
Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, chăn nuôi lợn đen cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự
phát triển cho việc chăn nuôi lợn đen. Các hộ chăn nuôi lợn đen tại địa phương thường là các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ chăn nuôi theo cách truyền thống, sử dụng thức ăn sẵn có từ ngành trồng trọt và không sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi.
Hiệu quả sử dụng vốn của người chăn nuôi lợn đen cũng chính là khả
năng phát huy hiệu quả của chi phí, hay là sự kết chuyển chi phí thành kết quả
cuối cùng.
Khi xét các yếu tốđầu vào:
Trong chăn nuôi lợn đen thì việc thuê lao động là không có do sử dụng lao động trong gia đình.
Thuốc thú y cũng là một trong những chi phí nhưng không tốn kém vì giống lợn đen có khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị bệnh dịch.
Đối với mỗi nông hộ chăn nuôi lợn thì việc chăn nuôi chi phí lớn nhất là chi phí thức ăn: Ngô, cám gạo, sắn, đậm đặc và thức ăn xanh. Việc sử dụng thức ăn đủ lượng đủ chất giúp không thừa thức ăn trong chăn nuôi, đảm bảo chất lượng cho việc chăn nuôi có hiệu quả nhất.
Giống cũng chiếm một phần chi phí trong chăn nuôi. Trường hợp người dân mua con giống có trọng lượng cao tuy giá đắt hơn nhưng có sức đề kháng và tăng trưởng nhanh hơn so với con giống có trọng lượng thấp. Trong quá trình chăn nuôi lợn đen nếu nông hộ có sự kết hợp được việc giảm các loại chi phí sẽ góp phần làm tăng thêm lợi nhuận hay nói cách khác đạt hiệu quả kỉnh tế cao hơn.
Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không có một nông hộ nào mong muốn xảy ra đó là các loại chi phí được đẩy lên cao đồng loạt và sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn đen.
Khi xét các yếu tốđầu ra:
Yếu tố chính làm thay đổi đầu ra là doanh thu đó là giá bán và sản lượng, trường hợp này ta xét yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả quả
kinh tế thông qua doanh thu.
Trên thực tế mỗi hộ chăn nuôi lợn đen, trong một chu kỳ xuất chuồng với một sản lượng cốđịnh (Q) nhưng trên thực tế có nông hộ vẫn bán lợn khi
được giá khi nhu cầu thị trường tăng cao nên doanh thu cũng thay đổi.
Khi xét đến sự biến đổi của sản lượng (Q) ta nghĩ ngay đến hiệu quả
của các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi. Kỹ thuật chăn nuôi như khẩu phần ăn, vệ sinh chuồng trại...mà tốt thì hiệu quả sẽ cao.
Khi sản lượng (Q) thay đổi cũng làm cho doanh thu thay đổi tỷ lệ thuận theo đó là hiệu quả kinh tế cũng thay đổi theo.
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân cần có cách nhìn thấu đáo về các yếu tốảnh hưởng và có những giải pháp phù hợp để phát huy hiệu quả của chăn nuôi lợn đen.
3.4.2.2. Hiệu quả kinh tế dựa trên kết quả so sánh giữa các nhóm nông hộ
Khi đi sâu vào nghiên cứu các hộ chúng tôi nhận thấy giữa các hộ, các nhóm hộ cũng có sự khác biệt về việc sử dụng và phát huy các nguồn lực để
chăn nuôi lợn có hiệu quả.
* Xét theo quy mô chăn nuôi
Khi đi sâu vào nghiên cứu các hộ tôi nhận thấy giữa các hộ, các nhóm hộ cũng có sự khác biệt về việc sử dụng và phát huy các nguồn lực để chăn nuôi lợn đen có hiệu quả. Dưới đây xin giới thiệu một số kết quả mà chúng tôi
đã thu thập được trong quá trình điều tra thông tin tại địa phương:
Bảng 3.11: Hiệu quả từ chăn nuôi lợn đen của các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân cho 100kg thịt hơi)
Chỉ tiêu ĐVT Quy Mô Nhỏ (n=20) Quy Mô Vừa (n=28) Quy Mô Lớn (n=12) Bình quân chung 1. GO 1000đ 6.111,1 6.137,5 6.176 6.136,4 2. IC 1000đ 4.294,01 4.084,84 3.948,96 4.127,42 3. VA 1000đ 1.817,09 2.052,66 2.227,04 2.008,98 4. IC/1kg sản phẩm 1000đ 42,94 40,85 39,49 41,27 5. VA/1kg sản phẩm 1000đ 18,17 20,53 22,27 20,09 6. GO/IC Lần 1,42 1,5 1,56 1,49 7. VA/IC Lần 0,42 0,5 0,56 0.49
Qua bảng 3.11 cho thấy trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi lợn đen là 6.136,4 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi quy mô lớn là cao nhất 6.176 nghìn đồng, quy mô vừa là 6.137,5 nghìn đồng và quy mô nhỏ là 6.111,1 nghìn đồng. Tổng chi phí của chăn nuôi lợn đen của hộ chăn nuôi quy mô lớn là 3.948,96 nghìn đồng nhỏ hơn so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và quy mô nhỏ do giảm được chi phí đầu vào.
Giá trị gia tăng của hộ chăn nuôi quy mô lớn là 2.227,04 nghìn đồng, quy mô vừa là 2.052,66 nghìn đồng và quy mô nhỏ là 1.817,09 nghìn đồng.
Đầu tư với quy mô lớn sẽ giảm được chi phí đầu vào qua đó giảm được giá thành sản phẩm và cho lại hiệu quả lớn.
Hiệu quả tính trên một đồng chi phí trung gian:
GO/IC của quy mô lớn cao hơn so với quy mô vừa và quy mô nhỏ cho biết khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì hiệu quả chăn nuôi quy mô lớn thu về là 1,56 lần, quy mô vừa là 1,50 lần, quy mô nhỏ là 1,42 lần.
VA/IC của hộ quy mô lớn cao hơn quy mô vừa và nhỏ. Nếu bỏ ra một
đồng chi phí trung gian thì giá trị gia tăng thu về là 0,56 lần, quy mô vừa là 0,5 lần, và quy mô nhỏ là 0,42 lần.
* Xét theo hộ tham gia tập huấn và không tập huấn
Trong các hộ chúng tôi điều tra hộ tham gia tập huấn và không tham gia tập huấn. Do vậy chúng tôi tiến hành điều tra hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen của hộ tham gia tập huấn và không tham gia tập huấn. Kết quả so sánh được chúng tôi thu thập và cập nhật qua bảng sau:
Bảng 3.12: Hiệu quả từ chăn nuôi lợn đen của các hộ điều tra theo hộ tập huấn so với hộ không tập huấn (tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi)
Chỉ tiêu ĐVT Hộ tham gia tập huấn (n=27) Hộ không tham gia tập huấn (n=33) Bình quân chung 1. GO 1000đ 6.149,33 6.125,82 6.136,40 2. IC 1000đ 4.077,22 4.168,47 4.127,42 3. VA 1000đ 2.072,11 1.957,33 2.008,98 4. IC/1kg sản phẩm 1000đ 40,77 41,68 41,27 5. VA/1kg sản phẩm Lần 20,72 19,57 20,09 6. GO/IC Lần 1,51 1,47 1,49 7. VA/IC Lần 0,51 0,47 0,49
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2014)
Qua bảng 3.12 cho thấy trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi lợn đen có tham gia tập huấn là 6.149,33 nghìn đồng, hộ không tham gia tập huấn là 6.125,82 nghìn đồng. Điều này cho thấy chăn nuôi lợn đen theo kỹ thuật cho thu nhập cao hơn hẳn chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm, không áp dụng kỹ thuật.
Chi phí trung gian của hộ chăn nuôi lợn đen qua tập huấn là 4.077,22 nghìn đồng, của hộ không tham gia tập huấn là 4.168,47 nghìn đồng.
Giá trị gia tăng của hộ tham gia tập huấn là 2.072,11 nghìn đồng, hộ
không tham gia tập huấn là 1.957,33 nghìn đồng.
Chỉ tiêu hiệu quả tính trên một đồng chi phí trung gian:
GO/IC của hộ tham gia tập huấn cao hơn so với các hộ không tham gia tập huấn, cho biết khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì hiệu quả chăn nuôi của hộ tham gia tập huấn thu về là 1,51 lần, hộ không tham gia tập huấn là 1,47 lần.
VA/IC của hộ tham gia tập huấn cao hơn không tham gia tập huấn, có nghĩa bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì giá trị gia tăng thu về là 0,56 lần, hộ không tham gia tập huấn là 0,47 lần.
3.5. Đánh giá chung về thực trạng chăn nuôi lợn đen trên địa bàn xã Bộc Bố
3.5.1. Thuận lợi - cơ hội
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên khí hậu phù hợp với chăn nuôi lợn đen. Xã có nguồn lao động dồi dào, người dân cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn và có ý chí vươn lên làm giàu.
Thứ hai, Đảng và chính quyền địa phương đã có những chính sách hỗ
trợ về vốn kỹ thuật, thuốc thú y giúp cho người nông dân yên tâm chăn nuôi. Thứ ba, các hộ chăn nuôi lợn đen có cơ hội phát huy hết tiềm năng kinh tế vốn có của địa phương.
Thứ tư, tình hình chính trị ổn định, an ninh nông thôn luôn được đảm bảo, hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể tương đối
đồng bộ.
Thứ năm, đội ngũ cán bộ từ xã xuống xóm có tinh thần đoàn kết thống nhất cao, có tinh thần chuyên môn và năng lực lãnh đạo.
Thứ sáu, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi cũng nhiều dẫn đến nhu cầu về thịt lợn ngày càng lớn và đa dạng hơn nhất là các loại thịt có chất lượng đảm bảo như lợn đen.
Thứ bảy, người chăn nuôi có cơ hội tiếp thu, ứng dụng khoa học kỹ
thuật vào chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn đen của tổ chức khuyến nông.
3.5.2. Khó khăn - thách thức
Thứ nhất, khâu chọn giống và kỹ thuật nhân giống lợn chưa được chú trọng, chất lượng lợn giống chưa cao.
Thứ hai, hệ thống chuồng trại còn lạc hậu, các hộ chưa có hệ thống xử
lý chất thải gây ô nhiễm môi trường. Canh tác ngô, đậu tương gặp khó khăn do thiếu nước, hình thức canh tác lạc hậu.
Thứ ba, những chính sách còn chưa phát huy hết tối đa hiệu quả để
người dân yên tâm tham gia chăn nuôi lợn đen tại địa phương.Tư tưởng nhận thức của một số cán bộ, Đảng viên và nhân dân về sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa chưa theo kịp với yêu cầu và đòi hỏi của cơ chế thị trường.
Thứ tư, chăn nuôi lợn đen thường xuyên chịu sự ảnh hưởng của biến
động về giá cả thị trường, chịu sự chi phối của thị trường nhất là khi có dịch bệnh xảy ra.
Thứ năm, sản phẩm thịt lợn đen gặp phải nhiều cạnh tranh với các sản phẩm thịt khác như thịt lợn trắng và các loại thịt gia cầm trên thị trường.
Thứ sáu, do thời gian nuôi lâu nên nếu không có cách thức chăn nuôi hợp lý sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LỢN ĐEN TẠI XÃ BỘC BỐ
4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu
4.1.1. Quan điểm
Lợn đen là một trong những giống lợn mang lại hiệu quả cao, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân tại xã Bộc Bố, vì vậy các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa để giống lợn đen được nuôi rộng rãi trên địa bàn xã Bộc Bố.
4.1.2. Phương hướng
Đất nước ta vẫn là một nước nông nghiệp mặc dù đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu, đặc