Nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn đen tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 62)

5. Bố cục của khoá luận

4.2.4. Nâng cao chất lượng

Bên cạnh việc mở rộng cơ cấu đàn lợn, còn phải nâng cao chất lượng thịt của giống lợn đen, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường, do đó giải pháp trước mắt hiện nay là phải nâng cao chất lượng ngay từ khâu chăn nuôi. Muốn làm được điều đó, các hộ nông dân nói riêng và địa phương nói chung cần phải: Đưa nhanh các tiến bộ KHKT vào chăn nuôi nhằm tăng chất lượng thịt. Tuyên truyền người dân hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp, chất tạo nạc,… và tận dụng các phụ phẩm từ ngành trồng trọt.

4.2.5. Công tác thú y và phòng dch bnh

Hiện nay, các hộ gia đình vẫn còn gặp khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh cho giống lợn đen hay mắc phải một số bệnh khi chuyển mùa hoặc thời tiết thay đổi đột ngột. Vì vậy, để đàn lợn đen phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng tốt và hạn chế tối đa khả năng mắc bệnh thì hộ nông dân cần phải:

- Tiêm phòng các loại bệnh mà giống lợn đen thường gặp theo độ tuổi. - Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết cho hộ nông dân

để họ tự chữa tri các bệnh thong thường cho lợn đen.

- Tổ chức phổ biến kiến thức phòng trị bệnh ở các hộ chăn nuôi một cách thường xuyên kịp thời để họ sơ cứu trước khi cán bộ khuyến nông đến.

Ngoài ra, cũng nên có chính sách tăng cường, khuyến khích các bác sĩ

thú y, cán bộ thú y về phục vụ bà con, các hộ chăn nuôi lợn đen, xây dựng và mở cửa hàng bán thuốc thú y nhằm đảm bảo nhu cầu và lợi ích của các hộ

chăn nuôi lợn đen.

4.2.6. Thông tin

Để các hộ nông dân phát triển chăn nuôi, vấn đề thông tin về giá cả đầu vào, đầu ra, khoa học kỹ thuật, nhằm giúp các hộ chăn nuôi thêm thông tin để

có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô đàn lợn đen, mua và bán đàn lợn đen vào thời kì nào là thuận lợi. Vì thế, thông tin rất quan trọng.

Xã cần có thư viện sách báo, tài liệu riêng phục vụ cho công tác khoa học kỹ thuật, tuyên truyền những kiến thức tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các hộ

nông dân phục vụ chăn nuôi lợn đen.

Nêu cao vai trì của bộ phận truyền thông khuyến nông, tạo điều kiện tốt nhất để các hộ có thể nắm được tình hình thực tế, tránh gặp rủi ro trong chăn nuôi.

Xã nên bỏ ra một lượng kinh phí nhất định mời các chuyên gia về tập huấn, thảo luận, hội nghịđể các các hộ tự nêu ra vấn đề khó khăn, vướng mắc của mình, chủđộng đặt ra câu hỏi, các tình huống để tiếp thu trực tiếp.

Tổ chức thành lập các nhóm hộ nông dân sản xuất giỏi cho đi tham quan, giới thiệu mô hình chăn nuôi lợn đen để các hộ học hỏi kinh nghiệm và tích luỹ kiến thức phục vụ cho chăn nuôi lợn của gia đình.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng các nội dung của Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y, các quy

định hướng dẫn quản lý giống vật nuôi và phòng chống dịch bệnh cho động vật, các chính sách của Nhà nước về phát triển chăn nuôi lợn.

4.2.7. Môi trường

Bên cạnh lợi ích về kinh tế thì chăn nuôi lợn đen còn tạo ra một lượng chất thải và nếu không xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng rất lớn

đến sức khỏe của cộng đồng.

Đa số các hộ gia đình chăn nuôi lợn đen kết hợp với nuôi thả cá có quy mô vừa và nhỏ, nên phân thải từ lợn làm thức ăn cho cá, tiêu thụ hiệu quả từ

chăn nuôi lợn cá cũng khá cao, cũng vừa giải quyết vẫn đề về môi trường. Vì vậy, nên khuyến khích các hộ nông dân chăn nuôi theo kiểu kết hợp nuôi lợn

đen và cá, dùng hố Bioga đểđảm bảo tốt môi trường, một số hộ gia đình dùng phân để bón cây trồng, xây dựng chuồng trại cách xa nguồn nước và nhà ở. Đối với môi trường chăn nuôi lợn đen, nên tạo cho lợn đen môi trường sống thích hợp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế, tránh các bệnh lây lan, truyền nhiễm do khâu vệ sinh, chăm sóc, hạn chế thấp nhất các rủi ro về bệnh tật ở lợn đen có thể xảy ra.

Môi trường có tầm quan trọng trong sản xuất, ảnh hưởng tới khối lượng sản phẩm, tâm lý người tiêu dùng, đặc biệt là tác động trực tiếp lên cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp phải gắn liền với phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Xã Bộc Bố đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu vật nuôi nhằm tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi giống lợn đen, đem lại lợi nhuận cho người dân. Phát triển chăn nuôi giống lợn đen là vấn đề mang tính chiến lược, có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn, cung cấp sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tăng thu nhập cho người dân. Hơn nữa, việc chăn nuôi lợn đen còn tạo việc làm trong nông thôn, khai thác nguồn lực tiềm năng của các hộ, góp phần thực hiện CNH - HĐH công nghiệp nông thôn.

Thông qua kết quả nghiên cứu cho thấy việc chăn nuôi giống lợn đen tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân và giảm được tỷ lệ hộ nghèo cho xã trong những năm qua. Giống lợn đen có chất lượng thịt thơm ngon, thu được lợi nhuận cao, đặc tính giống lợn đen mang

đặc tính tự nhiên nên được thị trường ưa chuộng.

Qua điều tra, tôi thấy chăn nuôi lợn đen theo quy mô lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhât do số lượng lợn lớn nên giảm chi phí và rút ngắn thời gian nuôi.

Tuy nhiên, việc chăn nuôi lợn đen còn có những khó khăn cần được giải quyết. Đó là:

Khi chăn nuôi lợn đen đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu nên một số hộ nông dân gặp khó khăn nhất là các hộ nghèo. Chính vì vậy nông dân rất cần sự

quan tâm của các cơ quan nhà nước như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội cũng như các tổ chức ban ngành với chính sách hỗ trợ như hỗ trợ về giống, kỹ thuật, vốn để người dân an tâm chăn nuôi.

2. Kiến nghị

Trong thời gian thực hiện khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn đen tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” tại xã Bộc Bố, tôi nhận thấy xã có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi giống lợn đen. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế giống lợn đen phát triển tốt và bền vững trong tương lai, tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Đối vi Nhà nước

Nhà nước cần phải quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ nguồn vốn cho các hộ khi chăn nuôi giống lợn đen, cho vay với số lượng tương đối, thời gian dài với lãi suất ưu đãi, đồng thời hỗ trợ thêm về kĩ thuật chăn nuôi lợn đen và thúc đẩy thị trường tiêu thụ lợn đen địa phương.

Nhà nước hoàn thiện và bổ sung hơn nữa các chính sách phát triển và đầu tư

hỗ trợ, bảo hộ cho chăn nuôi lợn, đưa ra các chương trình khả thi nhằm phát triển chăn nuôi lợn theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế làm cho chăn nuôi lợn phát triển tương ứng với vị thế của nó.

Nhà nước cần có chính sách bình ồn giá đầu ra để nông dân yên tâm sản xuất chăn nuôi lợn đen.

Đối vi chính quyn địa phương

Thực hiện tốt các quy trình kĩ thuật mới được chuyển giao, quan tâm và tổ chức tốt hơn nữa mạng lưới khuyến nông để sản xuất chăn nuôi lợn đen dễ

dàng, cho hiệu quả cao, hạn chế rủi ro trong chăn nuôi.

Tổ chức cán bộ chỉ đạo có trình độ chuyên môn chăn nuôi lợn đen thường xuyên kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các khâu từ giống, thức ăn, kĩ thuật chăm sóc đến khâu tiêu thụ.

Địa phương cần quan tâm đến công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm, kiểm tra sản phẩm thịt lợn đen trước khi đem ra thị trường đểđảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn đen kết hợp với nuôi thả cá để có hiệu quả kinh tế cao hơn cũng như tận dụng được sản phẩm của nhau.

Tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật thường xuyên cho các hộ nông dân, khuyến khích đội ngũ bác sĩ thú y về địa phương, có chính sách phát triển đại lý thuốc thú y, tránh độc quyền.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Mặt khác, chính quyền xã cần tạo điều kiện cho các hộ nông dân phát triển mở

rộng quy mô chăn nuôi lợn, tổ chức các chương trình tham quan, trình diễn, khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.

Đối vi h nông dân

Cần tuân thủ một cách chặt chẽ những quy định vệ sinh thú y, tăng cường việc áp dụng các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường sinh sống.

Cần thường xuyên theo dõi đàn lợn để kịp thời phát hiện bệnh có thể

xảy ra nhằm giảm thiệt hại về kinh tế.

Nên phòng, chữa bệnh kịp thời tránh tình trạng bệnh nặng mới chữa, chăm sóc và phun thuốc khử trùng chuồng nuôi đúng liều lượng đảm bảo an toàn, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Người dân phải mạnh dạn áp dụng khoa học kĩ thuật mới vào chăn nuôi lợn đen để có chất lượng thịt cao thì mới góp phần xoá đói giảm nghèo, mạnh dạn đưa công nghệ mới vào quy trình chăn nuôi để cho hiệu quả kinh tế cao nhất và chi phí đầu vào là thấp nhất.

Phải tận dụng được nguồn lực sẵn có của mình như thức ăn, đất đai, nguồn lực lao động…. và sự cần cù chịu khó của người chăn nuôi.

Tích cực tìm hiểu về thị trường có kiến thức cơ bản và xác định nhu cầu thị trường.

Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc giống lợn đen để từ đó có thể áp dụng vào trong quá trình chăn nuôi mang lại

giá trị, chất lượng thịt và giá thành cao hơn.

Không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức trong quá trình chăn nuôi lợn

đen, thực hiện tốt công việc ghi chép, thu chi thường xuyên, rõ ràng trong khâu hạch toán để từ đó có thểđưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.

Các hộ nông dân nên mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng KHKT song song với kinh nghiệm truyền thống phù hợp với nguồn lực để mang lại hiệu quả. Mặt khác, người dân nên ưu tiên xử lý chất thải bằng hố Bioga, kết hợp nuôi lợn theo mô hình VAC để tận dụng sản phẩm phụ của nhau để tránh lãng phí cũng như giảm chi phí đầu vào. Từ đó, góp phần đảm bảo vệ sinh, tránh ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm từ năm 2011 - 2013 của xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

2. Nguyễn Hữu Ngoan (2005), Giáo trình Thống kê nông nghiệp, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.

II. Tài liệu từ Internet

3. Đề tài chăn nuôi lợn thịt Thái Bình, http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai -tim- hieu-tinh-hinh-chan-nuoi-lon-thit-o-xa-thuy-son-huyen-thai-thuy-tinh- thai-binh-49273/

4. Thị trường thương mại, http://dddn.com.vn/thi-truong/thuong-lai-trung- quoc-thu-mua-thit-lon-sieumo-mung-va-lo-20131128021218389.htm 5. Tình hình xuất nhập khẩu lợn năm 2013, http://lifsap.vn/tin-tuc/ban-tin- thi-

truong/2013/6/tinh-hinh-nhap-khau-lon-giong-va-thit-lon-nhung-thang- dau-nam-2013.

6. Đỗ Kim Tuyên (2010), Tinh hình chăn nuôi thế giới, http://www.vcn.vnn/ PrintPreview.aspx?ID=11266.

7. Zoological Journal of the Linnean Society (1997), Chi lợn http://vi.

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA GIỐNG LỢN ĐEN TẠI XÃ BỘC BỐ, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

Phiếu điều tra số:……….. Thời gian điều tra:……./……../2014

THÔNG TIN CƠ BẢN

Người phỏng vấn: Dương Quang Hóa

Tên chủ hộ:……… Giới tính(Nam/Nữ) Tuổi ……….. Dân tộc:………..

Trình độ văn hóa:……….

Số nhân khẩu:………..… Số lao động chính:………...

Địa chỉ: Xóm………..Xã Bộc Bố - Pác Nặm - Bắc Kạn. • NỘI DUNG

1. Nguồn lực về đất đai của hộ

- Diện tích đất nông nghiệp:………m.

- Diện tích đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn đen:………m.

2.Vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn đen trong năm 2013 gia đình ông (bà) lấy từ đâu? Chỉ tiêu Số lượng (tr.đ) Lãi suất / tháng Thời hạn Mục đích 1.Vốn tự có 2. Vốn vay - Ngân hàng NN&PTNT - Vay tư nhân

3. Tình hình chăn nuôi lợn đen của ông (bà) trong năm 2013? Tiêu chí

Phân loại

Số lượng (con) Khối lượng TB kg/con Sản lượng (kg) Lợn nái Lợn thịt Lợn con

4. Chi phí cho việc chăn nuôi lợn đen của gia đình ông (bà) trong năm 2013? Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

1. Giống Con 2. Thức ăn - Cám gạo - Ngô - Sắn - Cám đậm đặc - Thức ăn xanh - Khác Kg Kg Kg Kg Cây 3. Thuốc thú y 4. Chi phí khác

5. Gia đình ông (bà) tiêu thụ sản phẩm ở đâu?

- Bán tại nhà - Tiêu thụ ngoài huyện - Tiêu thụ trong huyện - Mang ra chợ bán

6. Giá bán lợn đen trong 3 năm 2011-2013? Năm Sản phẩm 2011 (1000đ/kg) 2012 (1000đ/kg) 2013 (1000đ/kg) Lợn nái Lợn đen Lợn con

7. Nguồn lợn giống ông (bà) lấy ở đâu?

Đi mua ngoài Tự sản xuất Được hỗ trợ

8. Tổng số lợn đen của gia đình ông (bà) trong năm 2013?

………

9. Gia đình sử dụng những thức ăn nào trong chăn nuôi lợn đen?

- Thức ăn công nghiệp:……… - Thức ăn ở địa phương:………..

10. Trong năm 2013 lợn của gia đình mắc phải những loại dịch bệnh nào?

- Tai xanh - Dịch tả lợn - Lở mồm long móng - Lepto

- Tụ huyết trùng - Khác:………..

11. Gia đình ông (bà) gặp những khó khăn gì trong việc chăn nuôi lợn đen?

- Thiếu vốn sản xuất - Thị trường đầu ra - Kỹ thuật nuôi - Giá cả

- Dịch bệnh - Khác……… Nếu có khó khăn thì khó khăn đó như thế nào?

12. Trong 3 năm gần đây việc nuôi lợn có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của gia đình ông (bà)?

Tăng lên Không đổi Giảm đi

13. Gia đình ông (bà) có tham gia vào các lớp tập huấn về chăn nuôi lợn đen không?

Có Không

14. Tại sao gia đình ông (bà) không tham gia tập huấn?

………

15. Ông bà thường tham gia tập huấn những nội dung gì?

- Xây dựng chuồng trại trong chăn nuôi - Vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi lợn đen - Quy trình chăn nuôi lợn

- Kỹ thuật chọn lợn giống tốt - Phòng trừ dịch bênh cho lợn - Khác………..

16. Gia đình ông (bà) có áp dụng những kiến thức đã học vào chăn nuôi lợn đen không?

Có Không

17. Việc áp dụng những kiến thức vào chăn nuôi lợn có tác động thế nào tới sản lượng lợn nhà ông (bà)?

Tăng lên Giảm đi Không đổi

18. Trong 3 năm gần đây việc nuôi lợn đen có ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập của gia đình ông (bà)?

Tăng lên Không đổi Giảm đi

19. Ông (bà) thấy những hoạt động khuyến nông nào có tác động tích cực tới việc chăn nuôi lợn đen?

- Tham quan các mô hình chăn nuôi giỏi - Dịch vụ thú y

20. Ông (bà) gặp khó khăn gì trong quá trình nuôi lợn đen?

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn đen tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)