Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn đen tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 45)

5. Bố cục của khoá luận

3.2.2. Tình hình tiêu thụ

* Về giá cả:

Giá cả thị trường không ổn định khiến cho người dân nếu không nắm bắt được thời cơ lúc để bán lợn thì chỉ trong vòng một thời gian ngắn giá lớn có thể xuống hoặc là tăng lên mỗi hộ chăn nuôi lợn thịt có thể bị mất khoản tiền về chênh lệch giá cả.

Bảng 3.5: Giá lợn đen tại xã Bộc Bố giai đoạn 2011-2013 Năm Giá ĐVT 2011 2012 2013 Đầu năm VNĐ 45.000 58.000 58.000 Giữa năm VNĐ 55.000 53.000 56.000 Cuối năm VNĐ 65.000 60.000 60.000 Bình quân VNĐ 55.000 57.000 58.000

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2014)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy giá bán lợn đen rất bấp bênh, thay đổi liên tục trong vòng một năm. Thông thường, giá lợn thường tăng vào cuối năm nguyên nhân do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao vào dịp tết nguyên

đán. Sau đó, giá lợn sẽổn định và giảm đi vào các tháng giữa năm.

Giá thịt lợn đen thay đổi liên tục trong vòng một năm và thay đổi theo từng năm. Giá lợn thay đổi làm cho việc chăn nuôi của người dân gặp nhiều khó khăn do giá cả bấp bênh, thay đổi trong thời gian ngắn làm giá của thịt lợn có thể tăng hoặc giảm đi vài giá. Giá cả thị trường không ổn định khiến cho người dân nếu không nắm bắt được thời cơ để bán lợn thì chỉ trong vòng một thời gian ngắn giá có thể tăng lên hoặc giảm đi, mỗi hộ chăn nuôi lợn có thể bị mất khoản tiền về chênh lệch giá cả.

Do vậy chúng ta cần phải xem xét kĩ càng đoán giá cả dựa trên cơ sở các giá hàng hóa và sự thay đổi của thị trường để có thể bán lợn được giá cao nhất. * Thị trường tiêu thụ

Bảng 3.6: Thị trường tiêu thụ thịt lợn năm 2013 Thị trường tiêu thụ Số lượng

(hộ) Cơ cấu (%) Bán cho tư thương 58 96,67 Giết mổ tại nhà 2 3,33 Đem ra chợ bán 0 0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2014)

Đa phần khi lợn đã có thể xuất chuồng thì các hộ chăn nuôi lợn thịt bán cho tư thương là chủ yếu có, 58 hộ trong 60 hộ là bán cho tư thương còn 2 hộ

còn lại vừa chăn nuôi lợn vừa giết mổ tại nhà để bán cho người tiêu dùng. Đến thời gian lợn được bán thì gọi các thợ mổ lợn trong vùng đến mua hoặc là tư thương đến tận nhà mua. Việc mua bán cũng khá thuận lợi và dễ

dàng. Nhưng đôi khi trong thời gian lợn nhiều xuống giá thì tư thương cũng ép giá người dân.

Nhìn chung sản phẩm thịt lợn của xã thường tiêu thụ ở các nơi lân cận như huyện Ba Bể, thị xã Bắc Kạn. Việc tiêu thu sản phẩm khá thuận lợi nhưng cũng có 1 số khó khăn bất bênh do thị trường giá cả thức ăn, giống… không ổn định nó là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá bán lợn thịt cũng không ổn định và người thiết thòi chính là nhưng người nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn đen tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)