Hiệu quả kinh tế dựa trên kết quả so sánh giữa các nhóm nông hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn đen tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 55)

5. Bố cục của khoá luận

3.4.2.2. Hiệu quả kinh tế dựa trên kết quả so sánh giữa các nhóm nông hộ

Khi đi sâu vào nghiên cứu các hộ chúng tôi nhận thấy giữa các hộ, các nhóm hộ cũng có sự khác biệt về việc sử dụng và phát huy các nguồn lực để

chăn nuôi lợn có hiệu quả.

* Xét theo quy mô chăn nuôi

Khi đi sâu vào nghiên cứu các hộ tôi nhận thấy giữa các hộ, các nhóm hộ cũng có sự khác biệt về việc sử dụng và phát huy các nguồn lực để chăn nuôi lợn đen có hiệu quả. Dưới đây xin giới thiệu một số kết quả mà chúng tôi

đã thu thập được trong quá trình điều tra thông tin tại địa phương:

Bảng 3.11: Hiệu quả từ chăn nuôi lợn đen của các hộ điều tra theo quy mô chăn nuôi (tính bình quân cho 100kg thịt hơi)

Chỉ tiêu ĐVT Quy Mô Nhỏ (n=20) Quy Mô Vừa (n=28) Quy Mô Lớn (n=12) Bình quân chung 1. GO 1000đ 6.111,1 6.137,5 6.176 6.136,4 2. IC 1000đ 4.294,01 4.084,84 3.948,96 4.127,42 3. VA 1000đ 1.817,09 2.052,66 2.227,04 2.008,98 4. IC/1kg sản phẩm 1000đ 42,94 40,85 39,49 41,27 5. VA/1kg sản phẩm 1000đ 18,17 20,53 22,27 20,09 6. GO/IC Lần 1,42 1,5 1,56 1,49 7. VA/IC Lần 0,42 0,5 0,56 0.49

Qua bảng 3.11 cho thấy trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi lợn đen là 6.136,4 nghìn đồng, trong đó hộ chăn nuôi quy mô lớn là cao nhất 6.176 nghìn đồng, quy mô vừa là 6.137,5 nghìn đồng và quy mô nhỏ là 6.111,1 nghìn đồng. Tổng chi phí của chăn nuôi lợn đen của hộ chăn nuôi quy mô lớn là 3.948,96 nghìn đồng nhỏ hơn so với hộ chăn nuôi quy mô vừa và quy mô nhỏ do giảm được chi phí đầu vào.

Giá trị gia tăng của hộ chăn nuôi quy mô lớn là 2.227,04 nghìn đồng, quy mô vừa là 2.052,66 nghìn đồng và quy mô nhỏ là 1.817,09 nghìn đồng.

Đầu tư với quy mô lớn sẽ giảm được chi phí đầu vào qua đó giảm được giá thành sản phẩm và cho lại hiệu quả lớn.

Hiệu quả tính trên một đồng chi phí trung gian:

GO/IC của quy mô lớn cao hơn so với quy mô vừa và quy mô nhỏ cho biết khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì hiệu quả chăn nuôi quy mô lớn thu về là 1,56 lần, quy mô vừa là 1,50 lần, quy mô nhỏ là 1,42 lần.

VA/IC của hộ quy mô lớn cao hơn quy mô vừa và nhỏ. Nếu bỏ ra một

đồng chi phí trung gian thì giá trị gia tăng thu về là 0,56 lần, quy mô vừa là 0,5 lần, và quy mô nhỏ là 0,42 lần.

* Xét theo hộ tham gia tập huấn và không tập huấn

Trong các hộ chúng tôi điều tra hộ tham gia tập huấn và không tham gia tập huấn. Do vậy chúng tôi tiến hành điều tra hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn đen của hộ tham gia tập huấn và không tham gia tập huấn. Kết quả so sánh được chúng tôi thu thập và cập nhật qua bảng sau:

Bảng 3.12: Hiệu quả từ chăn nuôi lợn đen của các hộ điều tra theo hộ tập huấn so với hộ không tập huấn (tính bình quân cho 100kg thịt lợn hơi)

Chỉ tiêu ĐVT Hộ tham gia tập huấn (n=27) Hộ không tham gia tập huấn (n=33) Bình quân chung 1. GO 1000đ 6.149,33 6.125,82 6.136,40 2. IC 1000đ 4.077,22 4.168,47 4.127,42 3. VA 1000đ 2.072,11 1.957,33 2.008,98 4. IC/1kg sản phẩm 1000đ 40,77 41,68 41,27 5. VA/1kg sản phẩm Lần 20,72 19,57 20,09 6. GO/IC Lần 1,51 1,47 1,49 7. VA/IC Lần 0,51 0,47 0,49

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, năm 2014)

Qua bảng 3.12 cho thấy trung bình chung giá trị sản xuất của hộ chăn nuôi lợn đen có tham gia tập huấn là 6.149,33 nghìn đồng, hộ không tham gia tập huấn là 6.125,82 nghìn đồng. Điều này cho thấy chăn nuôi lợn đen theo kỹ thuật cho thu nhập cao hơn hẳn chăn nuôi dựa vào kinh nghiệm, không áp dụng kỹ thuật.

Chi phí trung gian của hộ chăn nuôi lợn đen qua tập huấn là 4.077,22 nghìn đồng, của hộ không tham gia tập huấn là 4.168,47 nghìn đồng.

Giá trị gia tăng của hộ tham gia tập huấn là 2.072,11 nghìn đồng, hộ

không tham gia tập huấn là 1.957,33 nghìn đồng.

Chỉ tiêu hiệu quả tính trên một đồng chi phí trung gian:

GO/IC của hộ tham gia tập huấn cao hơn so với các hộ không tham gia tập huấn, cho biết khi đầu tư một đồng chi phí trung gian thì hiệu quả chăn nuôi của hộ tham gia tập huấn thu về là 1,51 lần, hộ không tham gia tập huấn là 1,47 lần.

VA/IC của hộ tham gia tập huấn cao hơn không tham gia tập huấn, có nghĩa bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì giá trị gia tăng thu về là 0,56 lần, hộ không tham gia tập huấn là 0,47 lần.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn đen tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)