5. Bố cục của khoá luận
2.5.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của sản phẩm chính và sản phẩm phụ (phân bón,...) của chăn nuôi lợn thịt tính cho 100kg tăng trọng.
GO =∑ ≡ × n i Pi Qi 1 Trong đó: Qi là sản lượng sản phẩm loại i (thịt lợn)
Pi là đơn giá sản phẩm loại i (thịt lợn, phân bón)
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: Giống, thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh,… và các khoản chi phí vật chất khác không kể khấu hao TSCĐ cho 100kg tăng trọng.
- Giá trị tăng thêm (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình sản xuất: VA= GO – IC
IC là chi phí trung gian
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, một con gia súc hoặc trên một công lao động.
MI = VA – (A + T + L) Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp
A là khấu hao tài sản cốđịnh T là các khoản thuế phải nộp
L là tiền công lao động thuê ngoài (nếu có)
- Lợi nhuận sản xuất (Pr): là chỉ tiêu phản ánh thu nhập ròng của quá trình sản xuất. Lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Pr = MI – L*Pi
Trong đó: MI là thu nhập hỗn hợp L là lao động gia đình
Pi là chi phí cơ hội của lao động gia đình. - Hiệu quả tính trên một đồng vốn trung gian
+ GO/IC: Là giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian + VA/IC: Là giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian + MI/IC: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian + Pr/IC: Là lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian
- Hiệu quả kinh tế tính trên một ngày công lao động
+ GO/L: Là giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động + VA/L: Là giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động + MI/L: Là thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động + Pr/L: Là lợi nhuận trên 1 ngày công lao động
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí của xã Bộc Bố là trung tâm của huyện Pác Nặm - tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn về phía Bắc gần 100 km. Xã có vị trí:
- Phía Bắc giáp xã Nhạn Môn, xã Bằng Thành - huyện Pác Nặm. - Phía Đông giáp xã Bằng Thành, xã Xuân La - huyện Pác Nặm. - Phía Nam giáp xã Cổ Linh - huyện Pác Nặm.
- Phía Tây giáp xã Giáo Hiệu, xã Nhạn Môn - huyện Pác Nặm
Xã Bộc Bố có diện tích 54,33 km², dân số hiện nay khoảng 3013 người, mật độ dân sốđạt 48,6 người/km². Năm 2003, huyện Pác Nặm được thành lập và xã Bộc Bố trở thành huyện lị của huyện. Xã Bộc Bố có một trong hai nhánh thượng nguồn của sông Năng chảy qua. Tuy là huyện lị song Bộc Bố
không có tuyến quốc lộ nào chạy qua mà duy nhất có tuyến ĐT.258B bắt nguồn từ Thị trấn Chợ Rã lên Bộc Bố và kết thúc tại xã Cao Tân, hiện nay tuyến ĐT.258B đang được nâng cấp nên đi lại hơi khó khăn.
Xã Bộc Bố được chia thành các xóm bản: Đông Lẻo, Nà Phẩn, Khâu
Đấng, Nà Coóc, Phiêng Lủng, Nặm Mây, Nà Hoi, Khâu Phảng, Khâu Vai, Nà Nghè, Khuổi Bẻ, Nà Lẩy, Lủng Pảng, Nà Lẹng, Nà Phầy.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã Bộc Bố thuộc địa hình miền núi phía Bắc với nhiều đồi núi nằm rải rác trên toàn bộ địa hình của xã, tạo nên một địa hình không bằng phẳng tương đối phức tạp. Vì có những đồi núi cao bao bọc nên xen kẽ là những chỗ trũng và tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm xã, những chỗ trũng này có độ dốc từ 0 – 8 độ. Địa hình xã nói chung cao về phía Bắc thấp dần về phía Nam - Đông Nam. Độ cao trung bình từ 49,8 – 236, 8m so với mặt nước biển. Diện tích đất tự nhiên của xã là gần 5,400 ha. Đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, bên cạnh đó thì đất dùng cho canh tác lúa nước cũng giảm từ 175,11 ha xuống còn 174,35 ha.
Để nắm rõ hơn về tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã Bộc Bố, xem bảng 3.1
Bảng 3.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của xã Bộc Bố qua 3 năm 2011 – 2013 TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 12/11 13/12 Bình quân 3 năm TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 5336,53 100 5336,53 100 5336,53 100 100 100 100 1 Đất nông nghiệp 4441,68 83,2 4429,98 83,0 4541,46 85,1 99,7 102,5 101,1 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 314,70 5,89 311,20 5,83 309,65 5,8 98,9 99,5 99,2 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm 298,24 5,58 296,14 5,55 294,89 5,52 99,3 99,6 99,45 1.1.1.1 Đất trồng lúa 175,11 3,28 174,65 3,27 174,35 3,26 99,7 99,8 99,75 1.1.1.2 Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi 0,61 0,01 0,61 0,01 0,66 0,01 100 108,2 104,1 1.1.1.3 Đất trồng cây hằng năm khác 122,52 2,29 120,88 2,27 119,88 2,25 98,7 99,2 98,95 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 16,46 0,3 15,06 0,28 14,46 0,27 91,5 96,0 93,75 1.2 Đất lâm nghiệp 4120,74 77,2 4112,59 77,0 4225,62 79,2 99,8 102,7 101,25 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1919,38 35,97 1911,23 35,8 2024,26 37,9 99,6 105,91 102,755 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2201,36 41,3 2201,36 41,3 2201,36 41,3 100 100 100 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 6,24 0,12 6,19 0,11 6,19 0,11 99,2 100 99,6 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác
2 Đất phi nông nghiệp 184,88 3,46 196,58 3,68 198,98 3,73 106,33 101,22 103,775
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 63,25 1,18 62,19 1,16 63,29 1,19 98,3 101,8 100,05 2.1.2 Đất ở tại thành thị
2.2 Đất chuyên dùng 84,92 1,59 97,68 1,83 98,98 1,85 115,02 101,3 108,16
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 4,62 0,087 5,84 0,1 5,84 0,1 126,40 100 113,2
2.2.2 Đất quốc phòng 0,78 0,01 0,78 0,01 0,78 0,01 100 100 100
2.2.3 Đất an ninh 0,56 0,01 0,56 0,01 0,56 0,01 100 100 100
2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh, phi nông nghiệp 1,60 0,03 1,60 0,03 1,60 0,03 100 100 100
2.2.5 Đất có mục đích công cộng 77,36 1,45 88,90 1,66 90,20 1,69 114,91 101,5 108,205
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,14 0,002 0,14 0,002 0,14 0,002 100 100 100
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 36,57 0,68 36,57 0,68 36,57 0,68 100 100 100
2.6 Đất phi nông nghiệp khác
3 Đất chưa sử dụng 709,97 13,3 709,97 13,3 596,09 11,2 100 84,0 92
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 19,71 0,37 19,71 0,37 19,71 0,37 100 100 100
3.2 Đất đồi núi chưa qua sử dụng 677,59 12,7 677,59 12,7 563,71 10,6 100 83,2 91,6
3.3 Đất núi đá không có rừng cây 12,67 0,24 12,67 0,24 12,67 0,24 100 100 100
3.1.1.3. Khí hậu
Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thủy văn Bắc Kạn qua một số năm gần đây cho thấy xã Bộc Bố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
- Nhiệt độ không khí: TB năm 220C. - Độẩm không khí: TB: 82%
- Mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.097mm, trong đó mùa mưa chiếm 91,6% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, nhiều khi xẩy ra lũ. Tổng giờ nắng trong năm là 1620 giờ.
3.1.1.4. Thủy văn
Với địa hình đồi núi và độ cao trung bình từ 49,9m – 236,8m so với mặt nước biển, mạng lưới thủy văn xã gồm 2 sông chính: Sông Bộc Bố chảy từ
phía Tây Nam xuống Đông Nam và là địa giới hành chính với xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm. Sông Năng chảy từ phía Đông xuống Đông Nam và là địa giới với xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm.
3.1.1.5. Tài nguyên
- Tài nguyên đất : Tổng diện tích đất đai toàn xã theo địa giới hành chính là 5.336,53 ha. So với mặt bằng chung của huyện thì tài nguyên đất của Bộc Bố là không nhiều. Ở đây chủ yếu là đất rừng, đất đồi núi cao, diện tích đất canh tác, đất trồng cây lâu năm.
- Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt có sông Bộc Bố và sông Năng chảy qua địa bàn. Và các hệ thống suối kết hợp với nguồn nước mưa cùng các nguồn ở các hồ chứa nước của xã đã phần nào đáp ứng đủ nhu cầu nước phụ
vụ cho sản xuất nông nghiệp của xã.
- Tài nguyên rừng: Năm 2013 xã có 4225,62 ha đất lâm nghiệp có rừng chiếm 79,2% tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã (5.336,53 ha), với thảm thực
vật gồm các cây thân gỗ như: Dung, Dẻ, Bồ Đề, Trám, Mỡ, Lát, Chẹo, Keo, Muồng,... các cây dây leo và lùm bụi như Sim, Mua, lau lách,...
3.1.1.6. Môi trường
Bộc Bố là xã miền núi với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp. Môi trường của xã là tốt. Tuy nhiên một số năm gần đây, do việc sử dụng ngày càng nhiều chất hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt của nhân dân phần nào đã gây ảnh hưởng
đến môi trường.
3.1.2. Hiện trạng về kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Các chỉ tiêu chính
- Diện tích trồng cây lúa 212 ha, cây ngô 185 ha.
- Tổng sản lượng lương thực cây có hạt (lúa, ngô) đạt 1.596 tấn).
- Tổng đàn trâu, bò 1.800 con (không tính số xuất bán, giết thịt), đàn lợn 9.296 con, đàn gia cầm 32.500 con.
- Tiêm phòng gia súc đạt 90% trở lên (gia súc trong diện tiêm phòng). - Trồng rừng đạt 127 ha.
- Trồng cây dong riềng đạt 15,0 ha, cây khoai môn 3,0 ha, đỗ tương 18,5 ha, cây lạc 4,0 ha.
- Thu ngân sách đạt 635.000.000đ
3.1.2.2. Kinh tế
* Sản xuất Nông nghiệp:
- Trồng trọt
+ Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2013 đạt 439,35 ha thấp hơn so với năm 2011 là 14,73 ha.
+ Cây lương thực chiếm nhiều diện tích nhất, lúa là cây lương thực chiếm diện tích cao hơn cả. Trong đó lúa thuần qua 3 năm có xu hướng tăng lên, còn lúa lai đang dần được giảm xuống, do bà con nông dân nhận thấy
giống lúa thuần vẫn cho năng suất cao. Ngoài ra, diện tích trồng lúa nương cũng có xu hướng tăng lên đáng kể, nhưng năm 2013 lại có xu hướng giảm xuống còn 25,5 ha.
+ Diện tích cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khác có xu hướng giảm qua 3 năm.
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hằng năm của xã Bộc Bố qua ba năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DT gieo trồng 444,08 100 437,17 100 439,35 100 1.1 Cây lương thực 415,27 93,5 416,82 95,3 401,8 91,45 - Lúa 229,18 51,6 253,88 58,07 232,9 53,4 + Lúa lai 119,55 26,9 115,92 26,5 94,7 21,55 + Lúa thuần 96,78 21,8 98,02 22,4 112,7 25,65 +Lúa nương 12,85 2,89 40 9,14 25,5 5,8 - Ngô 186,09 41,9 162,94 37,3 168,9 38,4 1.2 Cây màu và CCNN khác 28,81 6,48 20,35 4,65 37,55 8,5 + Đậu tương 24,8 5,58 20,35 4,65 15,65 3,56 + Lạc 4,01 0,9 0 - 3,15 0,72 + Dong riềng 0 - 0 - 18,75 4,27 (Nguồn: UBND xã Bộc Bố, năm 2013) [1] - Chăn nuôi gia súc, gia cầm
+ Tổng đàn trâu, bò năm 2013 đạt: 1.532 con. + Tổng đàn lợn năm 2013 đạt: 9.296 con. + Tổng đàn gia cầm năm 2013 đạt: 32.500 con
- Đánh giá thực trạng phát triển thủy sản
- Diện tích mặt nước nuôi thủy sản năm 2013 đạt: 5,06 ha.
* Đánh giá thực trạng phát triển lâm nghiệp
- Tổng diện tích đất sản xuất lâm nghiệp của xã: 4225,62 ha. Kết quả
trồng rừng sản xuất năm 2013: 119,90 ha.
* Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn xã.
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
+ Số lượng cơ sở chế biến lâm sản hiện có trên địa bàn xã, gồm: 06 cơ sở.
+ Giải quyết việc làm cho 16 lao động (so sánh năm 2005 về tăng giảm số lượng cơ sở chế biến và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn): tăng số lượng lao động.
- Thương mại và dịch vụ: không có. 3.1.2.3. Tình hình dân số và lao động của xã
Cùng với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thì dân số và lao động của xã cũng có sự thay đổi qua các năm. Qua số liệu điều tra cho thấy số hộ nông nghiệp tăng, hộ phi nông nghiệp giảm. Cụ thể, trên toàn xã số hộ nông nghiệp tăng từ 504 hộ năm 2011 lên 629 hộ năm 2013, hộ phi nông nghiệp giảm từ 216 hộ năm 2011 lên 157 hộ năm 2013. Cùng với sự tăng lên vế số hộ nông nghiệp, và sự giảm đi của hộ phi nông nghiệp sẽ làm thay đổi cơ cấu lao động của xã. Số lao động nông nghiệp giảm từ 1484 người năm 2011 xuống 1171 người năm 2013 (giảm 487 người), số lao động phi nông nghiệp năm 2010 là 371 người, tới năm 2012 tăng lên là 1171 người. Trong những năm trở lại đây cơ cấu ngành nông nghiệp trong tổng cơ cấu kinh tế xã vẫn còn khá cao, cơ
Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động của xã Bộc Bố qua 3 năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 12/11 13/12 BQ 3 năm I. Tổng dân số Người 2953 100 2983 100 3013 100 101 101 101 II. Giới tính Người 1. Nam Người 1438 48,69 1458 48,87 1476 48,99 101 101 101 2. Nữ Người 1515 51,31 1525 51,13 1537 51,01 101 101 101
III. Lao động Người 1855 100 2142 100 2342 100 115 109 112 1. Nông nghiệp Người 1484 80 1285 60 1171 50 87 91 89 2. Công nghiệp, XD, TM – DV Người 371 20 857 40 1171 50 231 137 184 IV.Tổng số hộ Hộ 720 100 749 100 786 100 104 105 104 1.Hộ NN Hộ 504 70 539 72 629 80 107 117 112 2.Hộ phi NN Hộ 216 30 210 28 157 20 97 75 86 (Nguồn: UBND xã Bộc Bố, năm 2013) [1]
Từ thực tế dân số và lao động của xã cho thấy Bộc Bố có tiềm năng về đất đai và lao động. Tuy nhiên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động còn rất chậm, lao động lạo chưa được đào tạo. Điều này gây khó khăn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, khó đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu trên toàn huyện.
3.1.2.4. Hệ thống chính trịở xã
- Tổng số cán bộ, công chức hiện đang công tác ở xã: 21người. - Quy chế dân chủở cơ sở: thực hiện tốt quy chế dân chủở cơ sở.
3.1.3. Đánh giá hiện trạng về nhà ở, công trình công cộng, hạ tầng kỹ
thuật, di tích, danh thắng du lịch
3.1.3.1. Hiện trạng về nhà ở
- Nhà ở khu ven đường ĐT.258B:
+ Diện tích đất: 100 - 150m², diện tích xây dựng 80 – 100m², mật độ
xây dựng trung bình, có hộ kinh doanh.
+ Số hộ có nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt tối thiểu như: bếp, các khu vệ sinh 200 hộ/786 hộđạt tỷ lệ 25%.
- Nhà ở theo mô hình kinh tế vườn đồi - trồng rừng:
+ Rải rác ở các thôn trong xã, diện tích đất >2500m², diện tích xây dựng <300m², phát triển nông nghiệp theo mô hình canh tác vườn đồi.
+ Số hộ có nhà ở, các công trình phục vụ sinh hoạt tối thiểu như: bếp, các khu vệ sinh 586 hộ/786 hộđạt tỷ lệ 75%.