Hiệu quả dựa trên chi phí và doanh thu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn đen tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 53)

5. Bố cục của khoá luận

3.4.2.1. Hiệu quả dựa trên chi phí và doanh thu

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, chăn nuôi lợn đen cũng vậy. Việc đánh giá đúng hiệu quả kinh tế sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự

phát triển cho việc chăn nuôi lợn đen. Các hộ chăn nuôi lợn đen tại địa phương thường là các hộ chăn nuôi vừa và nhỏ chăn nuôi theo cách truyền thống, sử dụng thức ăn sẵn có từ ngành trồng trọt và không sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi.

Hiệu quả sử dụng vốn của người chăn nuôi lợn đen cũng chính là khả

năng phát huy hiệu quả của chi phí, hay là sự kết chuyển chi phí thành kết quả

cuối cùng.

Khi xét các yếu tốđầu vào:

Trong chăn nuôi lợn đen thì việc thuê lao động là không có do sử dụng lao động trong gia đình.

Thuốc thú y cũng là một trong những chi phí nhưng không tốn kém vì giống lợn đen có khả năng chống chịu bệnh tốt, ít bị bệnh dịch.

Đối với mỗi nông hộ chăn nuôi lợn thì việc chăn nuôi chi phí lớn nhất là chi phí thức ăn: Ngô, cám gạo, sắn, đậm đặc và thức ăn xanh. Việc sử dụng thức ăn đủ lượng đủ chất giúp không thừa thức ăn trong chăn nuôi, đảm bảo chất lượng cho việc chăn nuôi có hiệu quả nhất.

Giống cũng chiếm một phần chi phí trong chăn nuôi. Trường hợp người dân mua con giống có trọng lượng cao tuy giá đắt hơn nhưng có sức đề kháng và tăng trưởng nhanh hơn so với con giống có trọng lượng thấp. Trong quá trình chăn nuôi lợn đen nếu nông hộ có sự kết hợp được việc giảm các loại chi phí sẽ góp phần làm tăng thêm lợi nhuận hay nói cách khác đạt hiệu quả kỉnh tế cao hơn.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp không có một nông hộ nào mong muốn xảy ra đó là các loại chi phí được đẩy lên cao đồng loạt và sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi lợn đen.

Khi xét các yếu tốđầu ra:

Yếu tố chính làm thay đổi đầu ra là doanh thu đó là giá bán và sản lượng, trường hợp này ta xét yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả quả

kinh tế thông qua doanh thu.

Trên thực tế mỗi hộ chăn nuôi lợn đen, trong một chu kỳ xuất chuồng với một sản lượng cốđịnh (Q) nhưng trên thực tế có nông hộ vẫn bán lợn khi

được giá khi nhu cầu thị trường tăng cao nên doanh thu cũng thay đổi.

Khi xét đến sự biến đổi của sản lượng (Q) ta nghĩ ngay đến hiệu quả

của các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi. Kỹ thuật chăn nuôi như khẩu phần ăn, vệ sinh chuồng trại...mà tốt thì hiệu quả sẽ cao.

Khi sản lượng (Q) thay đổi cũng làm cho doanh thu thay đổi tỷ lệ thuận theo đó là hiệu quả kinh tế cũng thay đổi theo.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ nông dân cần có cách nhìn thấu đáo về các yếu tốảnh hưởng và có những giải pháp phù hợp để phát huy hiệu quả của chăn nuôi lợn đen.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống lợn đen tại xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)