3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
4.2.1. Giải pháp đối với chính quyền địa phương
4.2.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất thuốc lá
Để cây thuốc lá phát triển bền vững, các cơ quan chức năng cần rà soát lại quy hoạch tổng thể và định hướng để phát triển vùng thuốc lá nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn 2030. Trước mắt, cần rà soát lại các nhà
đầu tư trên địa bàn, lựa chọn các doanh nghiệp có đủ năng lực, trình độ
chuyên môn, tài chính khi cấp phép kinh doanh thuốc lá để tránh tình trạng
đầu tư hình thức, nửa vời. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng hợp đồng đã ký với doanh nghiệp; áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
4.2.1.2. Giải pháp về giống
- Cung cấp giống có năng suất, chất lượng cao cho các hộ sản xuất thay thế giống cũ. Đẩy mạnh công tác cải tạo giống cũ, lựa chọn các giống mới phù hợp với điều kiện của địa phương.
4.2.1.3. Giải pháp về vốn
- Kêu gọi thu hút các nhà đầu tư, đầu tư phát triển sản xuất thuốc lá trên
địa bàn xã.
- Hỗ trợ phân bón cho các hộ nghèo để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất.
- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vùng trồng thuốc lá thông qua các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, các chương trình dự án lồng ghép, hỗ trợ về hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, than sấy, làm lò sấy…
Những hộ vay tiền ngân hàng để làm lò sấy dưới 3.000.000 đồng nên không lấy lãi suất trong vòng 4 năm. Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn tại địa phương, tiến hành tập huấn, hội thảo đầu bờ tại địa phương. Hướng dẫn xây dựng lò sấy, kỹ thuật trồng, chăm sóc, hái, sấy thuốc lá cho người dân.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và khuyến khích đầu tư mở
rộng phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn.
4.2.1.4. Giải pháp về kỹ thuật
- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất như việc chọn giống, quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế sấy thuốc và bảo quản, nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư chăm sóc cây thuốc lá theo đúng quy trình kỹ thuật, một mặt thực hiện trồng rải vụ, tranh thủ thời tiết thuận lợi là tiến hành trồng và cần lựa chọn giống, áp dụng kỹ
thuật canh tác và có chính sách khuyến nông tốt để xây dựng vùng chuyên canh trồng cây thuốc lá.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông hướng dẫn người dân trong việc sản xuất từ khâu chăm sóc đến chế biến, hướng dẫn người dân phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc trừ sâu đúng liều lượng.
4.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Có chính sách để ổn định giá cả, khi giá ổn định không còn bấp bênh thì người dân mới yên tâm sản xuất và mở rộng diện tích đất trồng.
- Các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, bảo đảm lượng phân bón mà chính quyền địa phương hỗ trợ trồng cây thuốc lá được sử dụng đúng mục đích.
- Có các chế tài xử lý vi phạm: Các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất và kinh doanh thuốc lá không chấp hành các quy định trong quản lý gây khó khăn hoặc không thực hiện nghiêm túc hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm hợp đồng.
4.2.2. Giải pháp đối với nông hộ
4.2.2.1. Giải pháp về vốn
Vốn đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất, nó đem lại hiệu quả rất cao, không có vốn thì bất cứ ngành nào cũng không thể sản xuất hiệu quả được. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các hộ trồng thuốc lá đều thiếu vốn sản xuất, nhất là đối với hộ nghèo. Để giải quyết tốt vấn đề này nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vốn trên cơ
sở phân tích khả năng đầu tư của từng nhóm hộ từ đó đề ra mức hỗ trợ vốn cần thiết cho từng nhóm hộ.thủ tục cho vay cần đơn giản hơn.
4.2.2.2. Giải pháp về kỹ thuật
Lựa chọn giống mới vừa có năng suất cao vừa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vừa cho sản phẩm chất lượng cao. Trên địa bàn xã Đào Ngạn chủ yếu sử dụng giống tự để, đặc điểm của giống là chăm sóc dễ, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật, nhiều phân bón như một số giống mới nhưng năng suất thấp. Nhiều hộ nông dân do thói quen nên chỉ sử dụng giống cũ, vốn đầu tư ít, không dám chấp nhận rủi ro nên việc đưa giống cây trồng mới vào sản xuất rất khó khăn. Giải pháp đưa ra là cần phải thực hiện từng bước, trồng thử
nghiệm nếu thấy có hiệu quả thì sẽ mở rộng diện tích. Đồng thời, cần phải thực hiện đúng các kỹ thuật gieo trồng, bón phân, chăm sóc, chế biến mà các cán bộ khuyến nông đã hướng dẫn.
Trong việc sản xuất thuốc lá, việc phòng trừ sâu bệnh là hết sức cần thiết. Trên thực tế, khả năng phát hiện sâu bệnh của các hộ là thường rất kém và thường không phát hiện chính xác loại sâu bệnh. Tại địa phương, các hộ ít khi phun thuốc, chỉ sử dụng phương pháp thủ công nên không diệt được tận gốc, sâu bệnh dễ bị lây lan. Cần phát hiện đúng loại sâu bệnh và sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng nhưng cũng tránh việc lạm dụng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường.
4.2.2.3. Giải pháp về chế biến
Tiến hành xây dựng lò sấy mới theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, nâng cao chất lượng thuốc lá và tiết kiệm được chất đốt. Trong khâu sấy thuốc lá cần phải chú ý đến kỹ thuật sấy, sử dụng hợp lý nguồn chất đốt.
Các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ để xây dựng lò sấy vì vậy nên đăng ký với chính quyền địa phương đểđược hỗ trợ.
Tóm lại: Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, kết hợp thực hiện các giải pháp đối với chính quyền và đối với nông dân. Trong đó, nhấn mạnh vào giải pháp quy hoạch vùng sản xuất thuốc lá để phù hợp với chủ trương của Nhà nước là đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Để thực hiện được tất cả các giải pháp trên cần có sự vào cuộc của các cấp lãnh đạo và người dân địa phương để sản xuất của người dân ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Qua thời gian nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” tôi
đã rút ra một số kết luận như sau:
Tình hình sản xuất thuốc lá ở xã Đào Ngạn những năm qua đã đạt được những bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2011 diện tích thuốc lá là 631,1 ha đến năm 2013 đã đạt 596 ha, như vậy qua 3 năm diện tích đã giảm 35,1 ha. Năng suất lại tăng dần qua các năm do người dân biết cách áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, năng suất năm 2011 chỉ
1,95 tấn/ha nhưng đến năm 2013 đã đạt 2,03 tấn/ha. Nhờ đó mà sản lượng cũng không ngừng tăng lên, sản lượng năm 2013 đạt 1.209,88 tấn, tăng 1,16 tấn so với năm 2012.
So với các cây trồng khác như: ngô, lạc, đỗ tương,... thì cây thuốc lá cho giá trị kinh tế cao hơn cả. Cụ thể qua so sánh với cây ngô thì thấy cây thuốc lá đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều, giá trị sản xuất thu từ cây thuốc lá là rất lớn, bình quân thu được 3.743.760 đồng/sào, cao hơn cây ngô 2,97 lần. Lợi nhuận thu được từ cây thuốc lá là 1.165,11 đồng/sào, cao hơn cây ngô 1,37 lần.
Về vấn đề tiêu thụ thuốc lá ở các hộ nông dân vẫn còn đang là một vấn
đề khó khăn vì họ thiếu thông tin về thị trường. Tại địa phương chưa có thị
trường ổn định, chủ yếu các hộ bán cho tư thương tại nhà nên hay bị ép giá và thường bán với giá thấp hơn giá thị trường. Giá cả thời điểm đầu vụ và cuối vụ chênh lệch rất lớn.
Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể khẳng định cây thuốc lá là cây kinh tế mũi nhọn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Vì vậy, trong
những năm tới chúng ta cần phải đầu tư phát triển cây thuốc lá bằng những giải pháp nêu trên để cây thuốc lá thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn của xã Đào Ngạn.
2. Kiến nghị
Để tăng thu nhập cho người dân từ cây thuốc lá, cải thiện đời sống người dân xã Đào Ngạn. Để góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của xã cũng như của huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng, tôi có kiến nghị sau:
* Đối với tỉnh Cao Bằng
Có chiến lược phát triển cây thuốc lá lâu dài và bền vững.
Chỉđạo các cấp phát triển cây thuốc lá một cách thiết thực, có hiệu quả.
* Đối với huyện Hà Quảng
Cần có những chính sách cụ thể để trợ giúp cho sự phát triển của cây thuốc lá, để cây thuốc lá thực sự là cây mũi nhọn của xã như: Đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng, đưa các giống có năng suất cao vào sản xuất.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với Trạm khuyến nông huyện thường xuyên mở lớp tập huấn, chuyển giao các tiến bộ
kỹ thuật cho người dân.
* Đối với xã Đào Ngạn
Tăng cường đội ngũ khuyến nông có chuyên môn sâu để hướng dẫn kỹ
thuật canh tác một cách thường xuyên, tuyên truyền giải thích để người dân thấy rõ được việc canh tác theo đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài, góp phần hoàn thành được mục tiêu của tỉnh và huyện đề ra.
Cho người dân tham quan những hộ sản xuất đạt năng suất cao để
người dân học hỏi kinh nghiệm và làm theo.
Tìm kiếm các đối tác bên ngoài nhằm bao tiêu sản phẩm cho người dân, cung cấp giống có chất lượng cao mà phù hợp với đất của từng vùng cho người dân, hỗ trợ phân bón cho hộ nghèo.
Hướng dẫn người dân sử dụng thuốc trừ sâu hợp lý, phòng trừ sâu bệnh một cách hiệu quả mang lại giá trị cao nhất cho người dân.
* Đối với các hộ nông dân
Các hộ nên trồng theo thời vụ, sản xuất tập trung để giảm bớt sâu bệnh và dễ ngăn ngừa sâu bệnh hơn.
Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, tăng cường đầu tư cho cây thuốc lá, ngoài ra cần phải đầu tư cho phát triển chăn nuôi nhằm tăng lượng phân chuồng cho trồng trọt.
Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuyến nông xã cũng như trạm khuyến nông huyện tổ chức nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật. Tích cực học hỏi các hộ sản xuất tiên tiến để có thêm kiến thức cho phát triển sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất thuốc lá.
Cần tìm hiểu các thông tin về thị trường giá cả, nhằm có kiến thức thêm về thị trường tránh bị tư thương ép giá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO