3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá
- Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/ 1 đơn vị diện tích: GO/ha: Tổng giá trị sản xuất trên 1 ha
VA/ha: Giá trị gia tăng trên 1 ha - Chỉ tiêu hiệu quả vốn:
GO/IC: giá trị sản xuất trên 1 đồng chi phí trung gian. VA/IC: giá trị gia tăng trên 1 đồng chi phí trung gian. MI/IC: Thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí trung gian. Pr/IC: Lợi nhuận trên 1 đồng chi phí trung gian.
- Chỉ tiêu hiệu quả lao động:
GO/CLĐ: Giá trị sản xuất trên 1 ngày công lao động. VA/CLĐ: Giá trị gia tăng trên 1 ngày công lao động. MI/CLĐ: Thu nhập hỗn hợp trên 1 ngày công lao động. Pr/CLĐ: Lợi nhuận trên 1 ngày công lao động.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Xã Đào Ngạn thuộc xã vùng thấp của huyện Hà Quảng, xã cách trung tâm huyện lỵ (thị trấn) 12km về phía nam.
+ Phía đông giáp xã Phù Ngọc (Hà Quảng)
+ Phía tây và phía nam giáp xã Dân Chủ (Hòa An) + Phía bắc giáp thị trấn Xuân Hòa (Hà Quảng)
Xã Đào Ngạn là một xã có vị trí tương đối thuận lợi gần thị trấn Xuân Hòa, giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa với các địa phương khác trong huyện, trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, đất đai màu mỡ, dễ
canh tác, phù hợp với nhiều loại cây trồng như là cây thuốc lá, cây ngô, lúa... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những thách thức, khó khăn như là địa hình phức tạp có nhiều độ dốc khác nhau, đường liên thôn, các cụm dân cư đi lại khó khăn nhất là trong mùa mưa.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Xã có tọa độ trên bản đồ Việt Nam là 22055’41’’ Bắc, 106005’46’’Đông. Độ
cao trung bình 430m so với mặt nước biển. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên
là 1672,96 ha, chia làm 9 thôn hành chính.
Xã Đào Ngạn với đặc điểm là một xã vùng thấp của huyện miền núi Hà Quảng tỉnh Cao Bằng có địa hình tương đối phức tạp, hơn 85% diện tích là
đồi núi, các thôn bản phân bố theo từng cụm, vùng rõ rệt. Nếu xét về điều kiện tự nhiên khác nhau như: khí hậu, độ màu mỡ của đất, sự đa dạng của các loại thực vật... cũng có rất nhiều thuận lợi trong việc phát triển các mô hình khuyến nông.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xã Đào Ngạn mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm thường có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô:
* Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, những tháng mưa nhiều thường vào tháng 6, tháng 7, lượng mưa đạt khoảng 353 mm, vào mùa mưa nhiệt độ cao rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó mùa mưa thường gây nhiều khó khăn như: lũ lụt, gió xoáy, mưa đá gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
* Mùa khô, thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau và đây cũng là mùa có nhiệt độ thấp do chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, trời ít mưa, thời tiết khô hanh. Đặc biệt mùa này thường xuất hiện sương muối, nên các loại cây trồng mùa này phát triển chậm, năng suất thấp.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21- 230C, lượng mưa bình quân năm vào khoảng 1400 - 1600 mm.
Tuy xã Đào Ngạn là xã vùng thấp của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nhưng hệ thống sông ngòi là không có. Chỉ có một con suối cạn chạy dọc xuôi theo xã, bắt nguồn đầu xã (thôn Đông Rẻo) và điểm cuối thuộc thôn Lũng Mò (xã Đào Ngạn), đổ ra xã Dân Chủ (huyện Hòa An). Con suối này chỉ có nước chảy vào mùa mưa, mùa khô không có nước.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên * Tình hình sử dụng đất đai * Tình hình sử dụng đất đai
Đào Ngạn là một xã thuần nông, vì vậy tài nguyên đất của xã Đào Ngạn cơ bản là đất nông nghiệp, lâm nghiệp. với tổng diện tích tự nhiên là 1.672, 96 ha. Tình hình sử dụng đất đai của xã Đào Ngạn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Đào Ngạn ĐVT: ha Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%) 2012/2011 2013/2012 BQ 2011-2013 Tổng diện tích 1.672,96 1.672,96 1.672,96 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 1.567,67 1.568,67 1.568,75 100,06 100,00 100,03 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 393,44 393,40 393,42 99,98 100,00 99,99 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm 370,12 370,08 370,10 99,98 100,00 99,99 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 23,32 23,32 23,32 100 100 100 1.2 Đất lâm nghiệp 1.164,24 1.164,24 1.164,24 100 100 100 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 11,09 11,03 11,09 99,45 100,54 99,99
1. Đất phi nông nghiệp 61,13 61,23 61,15 100,16 101,14 100,65
2.1 Đất nhà ở 23,79 23,78 23,79 99,95 100,04 99,99
2.2 Đất chuyên dùng 18,56 18,67 18,58 100,59 99,51 100,05
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,04 0,04 0,04 100 100 100
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,16 2,16 2,16 100 100 100
2.5 Đất sông suối và mặt nước 16,58 16,58 16,58 100 100 100
2.6 Đất phi nông nghiệp khác - - - -
3 Đất chưa sử dụng 43,06 43,06 43,06 100 100 100
Qua bảng thống kê trên cho ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm 2011 - 2013 không thay đổi tuy nhiên trong từng loại đất cụ thể lại có sự thay đổi như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp tăng dần qua từng năm. Năm 2011 diện tích
đất nông nghiệp là 1.567,67 ha nhưng sau 2 năm, diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên 0,4 ha (năm 2013) nhưng tăng không đáng kể. Nguyên nhân là do chuyển từ nhiều loại đất khác sang như đất lâm nghiệp được khai hoang cải tạo lại, đất rẫy được phục hóa.
- Đất lâm nghiệp không có sự biến động.
- Đất nhà ở tăng do nhu cầu tách hộ, làm nhà mới do tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên trên địa bàn xã Đào Ngạn.
* Tài nguyên rừng
Xã Đào Ngạn có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 1.164,24 ha, phân bổ đều trong toàn xã. Diện tích rừng các loại, phân bố quản lý các loại rừng nhà nước, hợp tác xã, hộ gia đình.
* Tài nguyên nước
+ Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống suối và hệ
thống ao hồ. Do địa hình dốc, chia cắt nên khả năng giữ nước hạn chế, mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều trên lãnh thổ, dẫn đến nhiều khu vực vùng cao thường thiếu nước vào mùa khô.
+ Nước ngầm: Hiện tại chưa có khảo sát nào đầy đủ về nguồn nước ngầm trên địa bàn vùng dự án, qua khảo sát sơ bộ cho thấy với địa hình đồi núi có độ dốc lớn và có hiện tượng sạt lở, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước này là rất tốn kém và hiệu quả không cao.
3.1.2. Điều kiện về kinh tế - xã hội xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Cao Bằng
3.1.2.1. Dân số và lao động * Dân số * Dân số
+ Số toàn xã: 2.281 nhân khẩu. + Tổng số hộ gia đình: 577 hộ + Có 9 thôn hành chính.
- Thành phần dân tộc trong xã có 3 dân tộc anh, em tày, nùng và kinh cùng sinh sống trong 9 thôn hành chính. Trong đó dân tộc tày chiếm 90 %, trình độ dân trí tương đối đồng đều, đời sống kính tế còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề phát triển và sản xuất nông nghiệp.
* Lao động
Nguồn lao động của xã Đào Ngạn khá dồi dào, cơ bản là lao động phổ
thông, trình độ vấn còn thấp, đây chính là vấn đề bức xúc cần sớm đươc giải quyết để phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển chung của đất nước.
Lao động trong độ tuổi: 1.398 người, chiếm 67,3 % tổng dân số.
Lao động qua đào tạo khoảng 320 người, chiếm khoảng 15,2 % tổng dân số (chủ yếu qua các lớp đào tạo ngắn hạn ).
Tuy nhiên qua đánh giá chung về tiềm năng của xã, xã Đào ngạn là có tiềm năng phát triển kinh tế khá lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, nguồn lao động dồi dào, cần cù, chịu thương chịu khó.
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng * Giao thông * Giao thông
Hiện trạng xã Đào Ngạn có 57,5km đường giao thông trong đó bao gồm trục đường liên xã: 10km; đường trục thôn: 22km; đường nội đồng chính: 6,5km; đường ngõ xóm: 18 km.
Trong đó:
+ Đường trục xã: Phù Ngọc - Đào Ngạn - Xuân Hoà dài 10km đường liên xã là rải nhựa mặt cắt ngang 3m.
+ Đường trục thôn chính: Tổng 23km, đã đạt chuẩn 2km, chưa đạt chuẩn 21km.
+ Đường trục chính nội đồng: Tổng 6.5km, chưa đạt chuẩn 6.5km. Tuy nhiên, xã Đào Ngạn không có chợ nên việc trao đổi, mua bán hàng hóa của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn.
* Thủy lợi
Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã bao gồm 2 hồ đập: Đập Bản Nưa - Đào Ngạn và Hồ Thôm Cải - Kẻ Hiệt - Đào Ngạn, và 04 ao chứa và cung cấp nước tưới tiêu: Ao Thôm Rẹp- Bản Hà; Ao Thôm Viảo- Kéo Chang; Thôm Nuống - Kể Hiệt; Ao Thôm Bưa - Phia Đán, các hồ ao này chưa phát huy hết tác dụng do bị bồi lấp, các hộ tự quản lý riêng lẻ, hệ thống kênh mương chính: 15km nhưng đã xuống cấp 2/3 số kênh mương nên cần
được đầu tư nâng cấp; có 01 trạm bơm tưới tiêu đã được nâng cấp kiến cố
hoá, nhưng công suất nhỏ chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất, một số thôn một phần diện tích đất lúa canh tác còn phụ thuộc vào nguồn nước mưa, xa nguồn nước hồ, một phần diện tích bị hạn hán.
Hiện trạng số km kênh, mương nội đồng cả mương đất và mương xây, mương đổ bê tông. Số km kênh mương hiện có: 53.9km. Trong đó: 9.3km kênh chính nhưng đã xuống cấp 2/3 số kênh; 14km đã kiên cố và 30,6km cần kiên cố.
* Điện
Hiện trạng hệ thống cung cấp điện cho xã: Toàn xã có 3 trạm biến áp công suất 75 kva (01 trạm ở Kéo Chang; 01 trạm ở Nà Xả; 01 trạm ở Bản Khoang), 18km đường dây điện lưới nhưng tiết diện dây nhỏ không đảm bảo so với yêu cầu.
* Bưu điện
- Hiện xã đào ngạn có 01 điểm bưu điện văn hoá xã chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu phục vụ nhân dân về tra cứu tin tức. Hiện nay vị trí này xã quy hoạch xây mới trụ sở UBND xã, vì vậy cần di dời xuống điểm gần nhà văn hoá xã.
- Chưa có thôn nào có nối mạng internet để truy cập. Nhưng thực tế
mạng 3G đã được sử dụng để truy cập internet.
* Môi trường
- Hiện trạng sử dụng nước của cư dân trong xã, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh khoảng: 55%, hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà xí, giếng nước) chiếm khoảng 30%.
- Thực trạng thu gom và sử lý rác thải: Chưa có bãi rác tập trung mà chủ yếu sử lý tại hộ gia đình như: đào hố chôn lấp và đốt rác
- Hiện trạng hệ thống thoát nước thải: Chưa có kênh mương thoát nước thải. - Mương, rãnh thoát nước trong thôn, xóm chưa được kiên cố về yêu cầu tiêu thoát nước.
- Tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh chiếm 80%
3.1.2.3. Y tế, giáo dục * Y tế * Y tế
Hiện có 1 nhà trạm y tế xây dựng từ năm 1999 theo mẫu của bộ y tế. Có 1 bác sỹ, 2 y sỹ, 1 nữ hộ sinh, 1 dược sỹ. Trạm đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chẩn cũ. Trạm y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2010 (tiêu chuẩn ngành y tế cũ).
* Giáo dục
Có 02 trường học là: Trường tiểu học và THCS số phòng học của mỗi trường có 8 phòng học, cả hai trường đều đạt phổ cập. Trang thiết bị đồ dùng trong trường để phục vụ cho các thầy cô và các em học sinh còn thiếu, chưa có tường rào, trường mầm non chưa được xây dựng vẫn học cùng khu với trường tiểu học. Vì vậy năm 2013 đã hoàn thành 02 trường mầm non.
3.1.2.4. Văn hóa - TDTT
Hiện nay xã có 1 trụ sở làm việc 2 tầng, nhưng không có phòng vệ sinh, tầng 1 có 4 phòng làm việc, tầng 2 là hội trường, phòng làm việc cho cán bộ
chưa đáp ứng và 01 trụ sở UBND cũđã xuống cấp trầm trọng. Vì vậy cần xây mới trụ sởđể đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ trong cơ quan.
Xã có 01 nhà văn hóa nhưng chưa đạt so với tiêu chí và không có sân bãi thể thao.
- Nhà văn hoá thôn: 9/9 thôn có nhà văn hoá thôn nhưng về quy mô chưa đáp ứng so với theo tiêu trí về XDNTM của bội tiêu trí quốc gia.
- Số hộ gia đình đạt văn hoá: 492 chiếm tỷ lệ: 85,27 %.
- Thôn được công nhận danh hiệu làng văn hoá: 8/9 xóm đạt 88,9% + Các thôn đã xây dựng quy ước làng văn hoá và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đến từng hộ dân để thực hiện. Tuy nhiên, do quy ước đã được xây dựng lâu đến nay nhiều điều khoản quy ước không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của địa phương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước. Vì vậy cần được bổ xung sửa đổi cho phù hợp.
+ Thực hiện tốt phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư".
3.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Bằng
Tình hình sản xuất 90% hộ dân trong toàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp kết hợp với chăn nuôi nhỏ, mức sống của nhân dân tương đối ổn định.
- Sản xuất nông nghiệp:
+ Lúa: Diện tích 273 ha, năng suất bình quân 55,2 tạ/ha, sản lượng đạt 1.506,96 tấn.
+ Ngô xuân: Tổng diện tích gieo trồng các năm 30,3 ha, năng suất 32 tạ/ha, sản lượng 96,96 tấn.
+ Thuốc lá: Diện tích 596 ha, năng suất 20,3 tạ/ha, sản lượng 1.209,88 tấn - Lâm nghiệp: Độ tre phủ rừng đạt 90% không còn tình trạng chặt phá rừng bừa bãi như mấy năm về trước.
- Trong năm 2013 xã Đào Ngạn đăng ký với phòng nông nghiệp huyện trồng rừng kinh tế: 50 ha. Tuy nhiên, diện tích dân đăng ký đã vượt chỉ tiêu trên giao, số diện tích thực tế là 70 ha.
- Nuôi trồng thuỷ sản: Tổng diện tích có khả năng phát triển khoảng: 12,5 ha. Nhưng không phát huy hiệu quả do làm ăn manh mún, nhỏ lẻ không có vốn đầu tư.
- Tổng đàn gia súc gia cầm trên toàn xã: + Đàn trâu: 426 con
+ Đàn bò: 229 con + Đàn lợn: 1268 con + Gia cầm: 11.000 con
Thu nhập bình quân đầu người/năm đạt: 14.500.000 đồng. Như vậy, cho thấy đời sống của người dân xã Đào Ngạn đã được cải thiện đáng kể sau khi được phê duyệt Đề án Xây dựng NTM vào năm 2010 và thực hiện đề án giai đoạn 2011 - 2015 tầm nhìn 2020 [8].
3.1.3. Đánh giá thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
Các ngành sản xuất nông nghiệp trên toàn xã ngày càng được chú trọng quan tâm của chính quyền địa phương trong những năm gần đây nên đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Trong ngành trồng trọt cây trồng
được chú trọng và được xem là cây thuốc lá, cây lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây khác như: ngô, lạc, đỗ tương… Chính quyền đã quan tâm đưa các loại giống cây trồng có năng suất, khả năng chống chịu cao vào sản xuất, tập