Tình hình sản xuất thuốc lá tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.2.3.Tình hình sản xuất thuốc lá tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Với điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết phù hợp cho việc trồng cây thuốc lá vàng sấy, cây thuốc lá được gieo trồng ở Hà Quảng từ lâu, trong những năm gần đây diện tích trồng thuốc lá phát triển mạnh, tập trung ở một số xã Đào Ngạn, Phù Ngọc sau đó được mở rộng trồng tại các xã Trường Hà, Xuân Hòa… Do có thể luân canh với cây lúa nước và các cây trồng khác nên

cây thuốc lá góp phần hạn chế các loại sâu, bệnh hại cây trồng và nhờ các biện pháp canh tác hợp lý giúp cây tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng; cây thuốc lá không kén đất, nhu cầu sử dụng nước vừa phải, phù hợp tận dụng hiệu quả đất đai của huyện Hà Quảng.

Tình hình sản xuất thuốc lá ở một số xã trên địa bàn huyện Hà Quảng

được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng của cây thuốc lá ở một số xã trên địa bàn huyện Hà Quảng

Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tấn/ha) SL (tấn) Đào Ngạn 187 2,04 381,48 188,2 1,9 357,6 187,5 2,06 386,2 Phù Ngọc 163 2,07 337,41 160 1,65 264 160,3 2,06 330,22 Trường 34 1,7 57,8 32 1,66 53,12 34 2,03 69,02 Xuân Hòa 12,5 1,86 23,25 116,2 1,86 216,13 115,8 2,04 236,23

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hà Quảng)

Trong 4 xã trồng nhiều thuốc lá của huyện Hà Quảng thì xã Đào Ngạn có diện tích trồng nhiều nhất, diện tích và năng suất của xã tăng từ 187 ha năm 2011 lên 187,5 ha năm 2013. Năng suất thuốc lá của các xã có tăng lên qua các năm làm cho năng suất bình quân của toàn huyện cũng tăng lên. Còn xã có diện tích trồng ít nhất là xã Trường Hà vì khí hậu và đất đai ởđấy không phù hợp với cây thuốc lá dẫn đến năng suất và sản lượng thấp hơn so với các xã khác, người dân

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề có liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh thuốc lá của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Phạm vi nghiên cứu của:

- Đề tài được thực hiện tại xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Đề tài sử nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp, là những số liệu

được thực hiện trong năm 2013, các số liệu thứ cấp của giai đoạn 2011 - 2013.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Thực trạng sản xuất thuốc lá của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

- Đánh giá thị trường tiêu thụ cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đồng thời phân tích sự tác động của các chính sách, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến sự phát triển của cây thuốc lá.

- Đề xuất một số giải pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

2.3. Câu hỏi nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất thuốc lá của người trồng thuốc lá tại địa phương như thế nào?

- Thực trạng sản xuất thuốc lá của các hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng hiện nay như thế nào?

- Thị trường tiêu thụ cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng hoạt động có hiệu quả không và đem lại cho người sản xuất những thuận lợi và khó khăn gì?

- Từ thực trạng đó cần đưa ra số giải pháp cần thiết nào để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá của hộ nông dân trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn mẫu

+ Chọn thôn: Trên địa bàn xã Đào Ngạn có 9 thôn trồng thuốc lá, vì vậy tôi chọn 3 thôn theo phương pháp ngẫu nhiên là: Kẻ Hiệt, Phia Đán và Kéo Chang. Sau đó chọn mỗi thôn 20 hộ điển hình để điều tra, căn cứ vào tỷ

lệ phân loại hộ ở địa phương mà đưa ra số hộ thuộc từng loại hộ khá, trung bình, nghèo đểđiều tra thu thập số liệu sơ cấp phục vụđề tài nghiên cứu.

Bảng 2.1. Phân loại hộ và số liệu điều tra của xã Đào Ngạn năm 2013

Chỉ tiêu Toàn Thôn Kẻ Hiệt Số liệu điều tra thôn Kẻ Hiệt Thôn Phia Đán Số liệu điều tra thôn Phia Đán Thôn Kéo Chang Số liệu điều tra thôn kéo Chang Tổng 577 90 20 58 20 87 20 Hộ khá 107 23 5 12 4 26 6 Hộ trung bình 399 62 14 40 14 57 13 Hộ nghèo 71 5 1 6 2 4 1

(Nguồn: Theo thống kê của UBND Xã Đào Ngạn)

Địa hình cả 3 thôn này đều thuận lợi cho quá trình sản xuất cây thuốc lá, người dân có kinh nghiệm trong sản xuất. Điều kiện kiện kinh tế - xã hội, các nguồn lực của 3 thôn đều đều tương đồng nhau. Vì vậy tôi chọn 3/9 thôn trên, mỗi thôn điều tra 20 hộ. Tiến hành điều tra theo tỷ lệ nhóm hộ khá, hộ

Thôn Kẻ Hiệt có 90 hộ trong đó có 16 hộ khá chiếm 25,6%, có 62 hộ

trung bình chiếm 68,9%, hộ nghèo 5 chiếm 5,5%. Sau khi nắm bắt được số

liệu thì chọn lấy số theo tỷ lệ % của thôn, cụ thể: Coi 20 hộ điều tra là 100%, trong đó ta lấy 25,6% hộ khá theo tỷ lệ của thôn thì được 5 hộ, lấy 62% hộ

trung bình là được 14 hộ, lấy 5,5% hộ nghèo thì được 1 hộ.

Thôn Phia Đán có 58 hộ trong đó có 12 hộ khá chiếm 20,69%, 40 hộ

trung bình chiếm 68,97%, còn hộ nghèo là 6 chiếm 10,34%. Sau khi lấy theo tỷ lệ tương ứng thì được hộ khá là 4, trung bình 14, nghèo là 2.

Thôn Kéo Chang có 87 hộ trong đó có 26 hộ khá chiếm 29,9%, 57 hộ

trung bình chiếm 65,5%, còn hộ nghèo là 4 chiếm 4,6%. Khi lấy theo tỷ lệ % của thôn thì được 6 hộ khá, 13 hộ trung bình, 1 hộ nghèo.

2.4.2. Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập thông tin số liệu công bố của UBND xã Đào Ngạn, phòng địa chính, cán bộ dân số, báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông, phòng thống kê xã gồm:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên. - Số liệu về điều kiện kinh tế xã hội.

- Các số liệu về tổng diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá hàng năm. - Dân số trên địa bàn xã.

- Báo cáo công tác khuyến nông, kế hoạch khuyến nông trong năm tới. - Kế hoạch phát triển của xã.

Tham khảo các đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài tốt nghiệp đại học, các đề án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, các báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu thống kê của xã Đào Ngạn.

2.4.3. Thu thập số liệu sơ cấp

- Thu thập số liệu từ các nguồn điều tra, phỏng vấn điều tra trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra được áp dụng theo phương pháp điều tra trực tiếp các hộ nông dân. Việc điều tra được áp dụng theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.

- Phương pháp điều tra: Sử dụng phương pháp phỏng vẫn trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với hộ nông dân trồng thuốc lá.

- Sau khi tiến hành xác định được số lượng mẫu cần điều tra và địa

điểm điều tra bằng phương pháp chọn mẫu ở trên, bước tiếp theo là xây dựng phiếu điều tra để tiến hành thu thập thông tin.

- Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra: Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề để thảo luận, sử dụng hệ thống câu hỏi đóng - mở phù hợp với thực tế, sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham tham gia của người dân.

2.4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

2.4.4.1. Phương pháp tổng hợp số liệu

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 30)