3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
* Tình hình sử dụng đất đai
Đào Ngạn là một xã thuần nông, vì vậy tài nguyên đất của xã Đào Ngạn cơ bản là đất nông nghiệp, lâm nghiệp. với tổng diện tích tự nhiên là 1.672, 96 ha. Tình hình sử dụng đất đai của xã Đào Ngạn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Đào Ngạn ĐVT: ha Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh(%) 2012/2011 2013/2012 BQ 2011-2013 Tổng diện tích 1.672,96 1.672,96 1.672,96 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 1.567,67 1.568,67 1.568,75 100,06 100,00 100,03 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 393,44 393,40 393,42 99,98 100,00 99,99 1.1.1 Đất trồng cây hằng năm 370,12 370,08 370,10 99,98 100,00 99,99 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 23,32 23,32 23,32 100 100 100 1.2 Đất lâm nghiệp 1.164,24 1.164,24 1.164,24 100 100 100 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 11,09 11,03 11,09 99,45 100,54 99,99
1. Đất phi nông nghiệp 61,13 61,23 61,15 100,16 101,14 100,65
2.1 Đất nhà ở 23,79 23,78 23,79 99,95 100,04 99,99
2.2 Đất chuyên dùng 18,56 18,67 18,58 100,59 99,51 100,05
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,04 0,04 0,04 100 100 100
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,16 2,16 2,16 100 100 100
2.5 Đất sông suối và mặt nước 16,58 16,58 16,58 100 100 100
2.6 Đất phi nông nghiệp khác - - - -
3 Đất chưa sử dụng 43,06 43,06 43,06 100 100 100
Qua bảng thống kê trên cho ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã qua 3 năm 2011 - 2013 không thay đổi tuy nhiên trong từng loại đất cụ thể lại có sự thay đổi như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp tăng dần qua từng năm. Năm 2011 diện tích
đất nông nghiệp là 1.567,67 ha nhưng sau 2 năm, diện tích đất nông nghiệp đã tăng lên 0,4 ha (năm 2013) nhưng tăng không đáng kể. Nguyên nhân là do chuyển từ nhiều loại đất khác sang như đất lâm nghiệp được khai hoang cải tạo lại, đất rẫy được phục hóa.
- Đất lâm nghiệp không có sự biến động.
- Đất nhà ở tăng do nhu cầu tách hộ, làm nhà mới do tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên trên địa bàn xã Đào Ngạn.
* Tài nguyên rừng
Xã Đào Ngạn có tổng diện tích đất lâm nghiệp là 1.164,24 ha, phân bổ đều trong toàn xã. Diện tích rừng các loại, phân bố quản lý các loại rừng nhà nước, hợp tác xã, hộ gia đình.
* Tài nguyên nước
+ Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống suối và hệ
thống ao hồ. Do địa hình dốc, chia cắt nên khả năng giữ nước hạn chế, mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều trên lãnh thổ, dẫn đến nhiều khu vực vùng cao thường thiếu nước vào mùa khô.
+ Nước ngầm: Hiện tại chưa có khảo sát nào đầy đủ về nguồn nước ngầm trên địa bàn vùng dự án, qua khảo sát sơ bộ cho thấy với địa hình đồi núi có độ dốc lớn và có hiện tượng sạt lở, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước này là rất tốn kém và hiệu quả không cao.