Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

1.2.2. Tình hình sản xuất thuốc lá tại Việt Nam

Thuốc lá hiện được trồng ở nhiều địa phương trong cả nước. Theo

đánh giá của các chuyên gia, nguyên liệu thuốc lá vàng sấy của nước ta có chất lượng tương đối tốt, có thể thay thế được nguyên liệu Trung Quốc. Vùng trồng thuốc lá của Việt Nam tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nên việc phát triển trồng thuốc lá tại đây sẽ hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước “Xóa đói giảm nghèo” cho đồng bào các dân tộc miền núi. Chín tỉnh trồng thuốc lá tập trung tại Việt Nam gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Gia Lai, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Ninh do Tổng công ty thuốc lá Việt Nam hỗ trợ và phát triển đã chiếm hơn 90% diện tích vùng trồng thuốc lá nguyên liệu tại Việt Nam.

Hàng năm, diện tích đầu tư trồng thuốc lá của Tổng công ty hơn 15.000 ha với sản lượng thu hoạch hơn 30.000 tấn, chiếm trên 70% diện tích, sản lượng nguyên liệu thuốc lá hàng năm của cả nước [15].

Việc phát triển vùng trồng nguyên liệu thuốc lá trong nước ổn định, có năng suất cao, chất lượng tốt, dần thay thế được nguyên liệu nhập khẩu. Từ

chỗ nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được cho sản xuất sản phẩm thuốc lá thuốc lá cấp thấp nay đã đáp ứng được một phần cho sản xuất các mác thuốc lá tầm trung, cao cấp. Nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước đã được các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu đưa vào sử dụng với tỷ lệ lên đến 70% [15].

Nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước cũng đã được các nước có nền sản xuất thuốc lá phát triển biết đến, tạo được thị trường xuất khẩu ổn định,

được khách hàng tín nhiệm và ưa chuộng. Những năm đầu 90 toàn Tổng công ty chỉ lựa chọn và xuất khẩu cho nước ngoài được 80 - 100 tấn nguyên liệu và tới nay đã xuất khẩu được hơn 10.000 tấn nguyên liệu các loại và trên 1 tỷ

bao thuốc lá [15].

Ở Việt Nam, ngành thuốc lá tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là việc tận dụng đất canh tác ở các vùng khô hạn, giải

quyết việc làm cho bà con nông dân ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người.

Trong năm 2012 Tổng cổng ty Thuốc lá Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt tổng sản lượng trên 3.0886 triệu bao thuốc lá (thị phần ổn định ở mức khoảng 52% sản lượng toàn ngành), đưa tổng doanh thu đạt trên 27.578 tỷđồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 7.079 tỷ đồng (tăng 8%), xuất khẩu thuốc lá điếu trên 1 tỷ bao và nâng kim ngạnh xuất khẩu đạt 132 triệu USD, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động và đảm bảo an sinh xã hội. Trong năm 2012, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty hoạt động có hiệu quả và có lãi, thu nhập của người lao

động đạt bình quân trên 7,1 triệu đồng/người/tháng, tăng 2% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, Tổng công ty vẫn tiếp tục tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội và tiếp tục giúp đỡ 2 huyện nghèo ở Hà Quảng (Cao Bằng) và Bác Ái (Ninh Thuận) theo Nghị quyết 30a của Chính phủ với tổng kinh phí hỗ

trợ trong năm 2012 là 10 tỷ đồng. Ngoài ra, Tổng Công ty còn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí, xây dựng các biện pháp tiết giảm chi phí, hạn giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm phấn đấu đạt mục tiêu giảm từ 5% -10% chi phí quản lý… Ước kết quả thực hiện tiết giảm chi phí thường xuyên của toàn Tổng công ty là 139 tỷđồng so với kế hoạch đăng ký là 63 tỷđồng.

Mọi người dân hiện nay đều biết hút thuốc lá có hại cho sực khỏe, nó có thể gây ra nhiều căn bệnh hủy hoại sức khỏe con người. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, việc xóa bỏ cây thuốc lá vẫn là một vẫn đề nan giải, nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều huyện nghèo việc đưa cây thuốc lá vào chương trình xóa đói giảm nghèo vẫn rất được chính phủ quan tâm. Không những thế cây thuốc lá được đưa vào Việt Nam từ rất lâu thích hợp với

dân đã có kinh nghiệm trồng lâu năm. Việc từ bỏ thuốc lá đối với những người đã nghiện là một việc rất khó, tỷ lệ bỏ được thuốc rất thấp nên thị

trường tiêu thị thuốc lá vẫn còn rất lớn. Khoản đóng góp của ngành thuốc lá vào ngân sách nhà nước vẫn đứng ở vị trí cao. Nhưng hiện nay ngành thuốc lá Việt Nam đang phải đối mặt với nạn thuốc lá lậu, thuốc lá lậu hiện chiếm khoảng gần 20% thị phần ngành thuốc lá Việt Nam, gây thất thu cho ngân sách riêng năm 2012 lên đến hơn 4.300 tỉ đồng. Số ngoại tệ được sử dụng để

nhập lậu thuốc lá lên đến trên 400 triệu USD/năm. Số lượng thuốc lá điếu nhập lậu này khiến cho ngành Nông nghiệp mất thị trường cung ứng nguyên liệu khoảng 17.000 -18.000 tấn và hơn 43.000 lao động nông nghiệp mất việc làm trong thời vụ 4 -5 tháng [15].

Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng thuốc lá ở Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Diện tích (ha) 31.484 32.744 24.835

Năng suất (tấn/ha) 1,800 1,780 19.089

Sản lượng (tấn) 56.671 58.298 47.407

(Nguồn: Theo FAO, 2014)

Từ bảng trên ta thấy cho thấy có sự biến động giữa các năm. Từ năm 2010 đến năm 2011 diện tăng lên 1.260 ha nhưng năng suất lại có xu hướng giảm xuống 0.02 (tấn/ha). Và ngược lại, đến năm 2012 thì diện tích lại giảm xuống từ năm 2011 là 32.744 ha xuống năm 2012 là 24.835 ha, tức giảm 7.909 ha. Còn năng suất lại tăng mạnh đạt 19.089 (tấn /ha).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)