Một số kết luận về tình hình phát triển sản xuất thuốc lá của hộ nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 64)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.5.Một số kết luận về tình hình phát triển sản xuất thuốc lá của hộ nông

dân trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Từ khảo sát thực tế đến phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất thuốc lá của các hộ nông dân rút ra được một số thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi

- Việc phát triển cây thuốc lá được Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND xã thật sự quan tâm chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trường xuyên tuyên truyền, vận

động nhân dân thực hiện.

- UBND xã đã phối kết hợp chặt chẽ với chủ đầu tư trong việc hỗ trợ

kinh phí cho nhân dân triển khai đến từng cơ sở.

- Bà con nông dân trồng thuốc lá đã nhận thức được vị trí của cây thuốc lá và tập trung đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Chất lượng cây trồng: Do chuẩn bị tốt đất trồng, thuốc lá mọc đồng

đều, giống mới ít sâu bệnh, cây sinh trưởng phát triển tốt và tỷ lệ thuốc sấy

đạt tiêu chuẩn phẩm cấp cao.

- Đất đai phù hợp với cây thuốc lá, điều này đã được chứng minh qua lịch sử trồng cây thuốc là hơn 20 năm nay.

- Trong những năm gần đây nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư

trong trồng thuốc lá, mở rộng diện tích sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Xây dựng lại lò sấy mới đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiết kiệm được chất đốt và chất lượng thuốc lá được nâng lên.

- Một số hộ sản xuất đã nhận hỗ trợ và tham gia hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp. Theo điều tra thực tế từ 60 hộ trồng thuốc lá thì có 32 hộ tham gia vào hợp đồng, trong đó chủ yếu là các hộ nghèo. Các hộ nhận hỗ trợ thì được cấp giống, được ứng trước phân bón, sau khi có sản phẩm các hộ trả tiền phân bón cho các nhà đầu tư thông qua khấu trừ bán sản phẩm.

- Sản xuất thuốc lá cần nhiều lao động, chính vì vậy góp phần đáng kể

vào việc giải quyết công ăn việc làm trong nông thôn. Cây thuốc lá đem lại hiệu quả cao nên thu nhập của người dân được nâng lên, từng bước thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo và tiến tới làm giàu từ cây thuốc lá.

* Khó khăn

- Về điều kiện tự nhiên: Địa hình không bằng phẳng, khó khăn trong việc đưa máy sản xuất cỡ lớn và quá trình sản xuất. Việc hình thành quy mô sản xuất hàng hóa lớn rất kho khăn, nếu hình thành chỉ có thể hình thành với quy mô nhỏ do diện tích đất sản xuất không lớn. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xảy ra thiên tai gây thiệt hại về vật chất như: lũ lụt, lũ quét, mưa

đá, hạn hán, rét đậm, sâu bệnh hại…Tuy có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng địa hình không bằng, việc cung cấp nước tới một số ruộng vẫn gặp khó khăn. Nguồn nước ngầm ít, thường thiếu vào mùa khô.

- Trong sản xuất việc ứng dụng KHKT thâm canh cây thuốc lá một số

bà con nông dân chưa chịu đầu tư, lượng phân bón đầu tư cũng hạn chế, còn sử dụng vốn tự để đã thoái hóa, chưa chú ý luân canh giống trên cùng diện tích, dẫn đến bệnh vi rút xoắn lá, khảm dưa chuột phát sinh và lây lan, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thuốc sấy.

- Do thời tiết khô hạn kéo dài ở đầu vụ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát triển của cây trồng, hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng, số diện tích không có nước tưới cây trồng sinh trưởng kém, năng suất giảm.

- Chưa biết sử dụng thuốc diệt chồi, diện tích để hoa vẫn còn nhiều. - Số hộ sử dụng than sấy là rất thấp chủ yếu là sấy bằng củi, phần nào

ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng, môi trường sinh thái.

- Thời kỳ chuẩn bị thu hoạch có xuất hiện gió lốc kèm theo mưa đá làm

ảnh hưởng đến sản lượng thuốc lá tại 02 thôn: Lũng Mò, Nà Xả.

- Thực tế, có một số nhà đầu tư chưa thực sự nghiêm túc cam kết với nông dân, chỉ triển khai thông qua việc ký hợp đồng với địa phương và cấp hạt giống cho trưởng xóm, hầu như không có mặt tại vùng nguyên liệu của mình. Nếu thị trường thuận lợi, họ mới tiến hành thu mua và thậm chí đẩy giá lên cao để gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán. Nhưng khi sản phẩm không có đầu ra, họ sẵn sàng không tổ chức thu mua hoặc ép cấp, ép giá. Điều

này đã gây nên tình trạng các hộ sản xuất thuốc lá không mấy mặn mà với hợp đồng của doanh nghiệp.

- Các hộ sản xuất thuốc lá vẫn chưa áp dụng đúng quy trình sản xuất như đã hướng dẫn. Hầu hết các hộ không sử dụng thuốc trừ sâu hoặc sử dụng rất ít, chủ yếu thực hiện theo phương pháp thủ công không diệt được tận gốc sâu bệnh, làm cho sâu bệnh dễ lây lan mà lại tốn nhiều công hơn.

- Các hộ chủ yếu sử dụng giống thuốc lá cũ là giống tự để của gia đình, cứ năm này để lại qua năm khác dẫn đến năng suất, chất lượng thấp.

- Mức độ đầu tư còn nhỏ giọt dẫn đến năng suất, chất lượng thuốc lá thấp, mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đểđầu tư.

- Giá cả phân bón thì ngày càng tăng cao.

- Giá bán thuốc lá trên thị trường chưa ổn định, giá bán chênh lệch ở

thời điểm đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ (chênh lệch từ 10.000 - 20.000đ/kg) khiến nhiều người dân lao đao.

Sau quá trình điều tra, tổng hợp và phân tích 60 hộ sản xuất thuốc lá tại xã Đào Ngạn, tôi nhận thấy được người dân sản xuất thuốc lá nơi đây gặp phải bốn khó khăn chính sau:

Một là: Điều kiện khí hậu thất thường là vấn đề khó khăn nhất mà người trồng thuốc lá phải đối mặt. Đầu vụ thời tiết thất thường có thể xảy ra rét đậm rét hại, làm cho cây sinh trưởng và phát triển chậm; trong vụ có thể

xảy ra hạn hán kéo dài làm cây chậm phát triển, gần cuối vụ có thể xảy ra mưa đá làm thiệt hại lớn cho người nông dân; cuối vụđang thu lại xảy ra mưa nhiều gây khó khăn trong việc sấy thuốc lá, có những nơi bị ngập úng làm thiệt hại về sản lượng; sau khí sây xong nếu mưa nhiều độ ẩm cao cũng rất khó trong việc bảo quản. Không những thế thời tiết thất thường cũng tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển, đặc biệt là sâu hại như: sâu xám, xâu xanh, xâu khoang... các loại bọ xít hại lá; các loại dịch bệnh như: bệnh đốm trắng, bệnh khảm lá... làm giảm chất lượng sản phẩm.

Hai là: Giá cả sản phẩm và thông tin về thị trường kém, giá cả lúc lên lúc xuống làm người dân khó nắm bắt được thông tin; đầu vụ giá tương đối cao, trong vụ giá giảm dần về cuối vụ, thông tin về nhu cầu và thị trường người dân nắm bắt kém, chưa có kênh thông tin chính xác cung cấp cho người dân, chủ yếu thông tin về giá cả người dân truyền cho nhau.

Ba là: Kỹ thuật chăm sóc, người dân nơi đây chủ yếu chăm sóc cây trồng dựa trên kinh nghiệm là chính, sau khi thu hoạch xong người dân đem sấy kỹ thuật sấy cũng là do người dân dựa vào kinh nghiệm không có một lớp tập huấn nào tập huấn kỹ thuật sấy cho bà con, các lớp tập huấn chủ yếu tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng mà khâu sấy thuốc là là khâu quan trọng nhất ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm.

Bốn là: Chất lượng giống, các loại giống mà người dân đưa vào trồng chủ

yếu là do viện thuốc lá tỉnh cung cấp chất lượng được đảm bảo tuy nhiên một số

giống vẫn chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương nên vẫn còn ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của địa phương. Năm giống phù hợp chất lượng cao, năm giống không phù hợp chất lượng thấp viện chưa xác định được giống cây trồng phù hợp với từng địa phương, cứ sau 1 năm đến 2 năm lại thay giống cây khác.

Ngoài bốn khó khăn chính trên, các hộ nông dân còn gắp một số khó khăn sau: một số ruộng vẫn còn thiếu nước trong mùa khô, giá thành phân bón và than đun vẫn cao cần được hỗ trợ hơn nữa.

* Nguyên nhân tồn tại

- Thời tiết khí hậu khắc nghiệt hạn hán, mưa đá phần nào đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân khi trồng thuốc lá.

- Công tác chỉđạo tuyên truyền vận động ở một số thôn chưa chủđộng, linh hoạt nên công tác đầu tư và sản xuất chưa đạt hiệu quả.

- Còn một số hộđầu tư, chăm sóc không kịp thời, năng suất, chất lượng thấp dẫn đến thu nhập thấp, do đó ảnh hưởng đến tình hình sản xuất chung tại

Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY THUỐC LÁ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÀO NGẠN, HUYỆN HÀ QUẢNG,

TỈNH CAO BẰNG 4.1. Cơ sở đề xuất và phương hướng

4.1.1. Cơ sở đề xuất

- Theo báo cáo kết quả đầu tư sản xuất thuốc lá nguyên liệu và kế hoạch thu mua năm 2013 của xã Đào Ngạn đưa Căn ra những căn cứ cụ thể sau:

- Căn cứ vào việc đánh giá năng suất, sản lượng năm 2013 trên địa bàn xã là 386,2 tấn phấn đấu thu mua hết toàn bộ sản phẩm trong nhân dân.

- Giá cả thu mua phù hợp với thị trường đảm bảo các bên cùng có lợi

đạt hiểu quả kinh tế và thúc đẩy sản xuất phất triển.

- Tại điểm thu mua: Công khai giá thu mua theo quy định của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam và có sự điều chỉnh phù hợp với giá cả thị trường, tiêu chuẩn cấp, loại, tập trung ưu tiên mua sản phẩm của những hộđã ký hợp

đồng đầu tư.

- Cần tổ chức thực hiện tốt công tác thu mua sản phẩm thuốc lá năm 2013 là khâu quan trọng có tác dụng thúc đẩy vùng nguyên liệu phát triển ổn

định lâu dài cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng được góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014.

4.1.2. Phương hướng

- Phát triển cây thuốc lá là một trong những chiến lược phát triển kinh tế trên đất lúa ở vụ đông xuân, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng hiệu quả thu nhập trên một đơn vị diện tích, hình thành các vùng trồng thuốc lá tập trung có khối lượng hàng hóa lớn.

- Phát triển cây thuốc lá theo hướng thâm canh, áp dụng các tiến bộ

khoa học - kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời mở

- Ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật thu hái, sấy và bảo quản để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo sản xuất bền vững, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng đầu tư.

- Cần chú trọng việc kiện toàn và phát triển hệ thống thông tin thị

trường để giúp người nông dân nắm bắt được nhiều thông tin hơn nữa về kỹ

thuật, giá cả, nhu cầu,… để họ chú tâm hơn trong sản xuất.

- Chính quyền cần có chính sách, dự án hỗ trợ phù hợp phát triển cây thuốc lá cho người dân.

4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá tại xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng xuất thuốc lá tại xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

4.2.1. Giải pháp đối với chính quyền địa phương

4.2.1.1. Quy hoạch vùng sản xuất thuốc lá

Để cây thuốc lá phát triển bền vững, các cơ quan chức năng cần rà soát lại quy hoạch tổng thể và định hướng để phát triển vùng thuốc lá nguyên liệu giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn 2030. Trước mắt, cần rà soát lại các nhà

đầu tư trên địa bàn, lựa chọn các doanh nghiệp có đủ năng lực, trình độ

chuyên môn, tài chính khi cấp phép kinh doanh thuốc lá để tránh tình trạng

đầu tư hình thức, nửa vời. Đồng thời, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đúng hợp đồng đã ký với doanh nghiệp; áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.

4.2.1.2. Giải pháp về giống

- Cung cấp giống có năng suất, chất lượng cao cho các hộ sản xuất thay thế giống cũ. Đẩy mạnh công tác cải tạo giống cũ, lựa chọn các giống mới phù hợp với điều kiện của địa phương.

4.2.1.3. Giải pháp về vốn

- Kêu gọi thu hút các nhà đầu tư, đầu tư phát triển sản xuất thuốc lá trên

địa bàn xã.

- Hỗ trợ phân bón cho các hộ nghèo để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất.

- Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vùng trồng thuốc lá thông qua các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách, các chương trình dự án lồng ghép, hỗ trợ về hệ thống thủy lợi, đường giao thông, hỗ trợ phân bón, thuốc trừ sâu, than sấy, làm lò sấy…

Những hộ vay tiền ngân hàng để làm lò sấy dưới 3.000.000 đồng nên không lấy lãi suất trong vòng 4 năm. Hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình trình diễn tại địa phương, tiến hành tập huấn, hội thảo đầu bờ tại địa phương. Hướng dẫn xây dựng lò sấy, kỹ thuật trồng, chăm sóc, hái, sấy thuốc lá cho người dân.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và khuyến khích đầu tư mở

rộng phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá trên địa bàn.

4.2.1.4. Giải pháp về kỹ thuật

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất như việc chọn giống, quy trình kỹ thuật canh tác, sơ chế sấy thuốc và bảo quản, nâng cao trình độ sản xuất của người nông dân.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư chăm sóc cây thuốc lá theo đúng quy trình kỹ thuật, một mặt thực hiện trồng rải vụ, tranh thủ thời tiết thuận lợi là tiến hành trồng và cần lựa chọn giống, áp dụng kỹ

thuật canh tác và có chính sách khuyến nông tốt để xây dựng vùng chuyên canh trồng cây thuốc lá.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông hướng dẫn người dân trong việc sản xuất từ khâu chăm sóc đến chế biến, hướng dẫn người dân phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc trừ sâu đúng liều lượng.

4.2.1.5. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Có chính sách để ổn định giá cả, khi giá ổn định không còn bấp bênh thì người dân mới yên tâm sản xuất và mở rộng diện tích đất trồng.

- Các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, bảo đảm lượng phân bón mà chính quyền địa phương hỗ trợ trồng cây thuốc lá được sử dụng đúng mục đích.

- Có các chế tài xử lý vi phạm: Các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất và kinh doanh thuốc lá không chấp hành các quy định trong quản lý gây khó khăn hoặc không thực hiện nghiêm túc hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm hợp đồng.

4.2.2. Giải pháp đối với nông hộ

4.2.2.1. Giải pháp về vốn

Vốn đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất, nó đem lại hiệu quả rất cao, không có vốn thì bất cứ ngành nào cũng không thể sản xuất hiệu quả được. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy hầu hết các hộ trồng thuốc lá đều thiếu vốn sản xuất, nhất là đối với hộ nghèo. Để giải

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 64)