So sánh kết quả sản xuất thuốc lá của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 58)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.3.2.3. So sánh kết quả sản xuất thuốc lá của các nhóm hộ điều tra

* Hiệu quả sử dụng vốn

Mức đầu tư và kết quả sản xuất thu được trong sản xuất thuốc lá giữa các nhóm hộ là khác nhau nên hiệu quả sử dụng vốn trong sản xuất thuốc lá giữa các nhóm hộ có sự khác nhau được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 3.9. Hiệu quả sử dụng vốn tính cho 1 sào thuốc lá của các nhóm hộ điều tra năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo BQC GO/IC lần 4,11 3,60 3,82 3,86 VA/IC lần 3,11 2,72 2,82 2,87 MI/IC lần 3,11 2,70 2,54 2,83 Pr/IC lần 2,94 2,52 2,46 2,66 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

4.11 3.6 3.82 3.86 3.11 2.72 2.82 2.87 2.54 2.83 3.11 2.7 2.94 2.46 2.66 2.52 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo BQC

GO/IC VA/IC MI/IC Pr/IC

Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cho sản xuất 1 sào thuốc lá của các hộ điều tra trong năm 2013

Xét về hiệu quả sử dụng vốn thì nhóm hộ khá là nhóm hộ có hiệu quả

cao nhất, nhóm hộ nghèo là nhóm hộ đạt hiệu quả thấp nhất. Cụ thể, chỉ tiêu GO/IC của nhóm hộ khá đạt cao nhất là 3,83 lần trong khi nhóm hộ trung bình chỉ đạt 3,4 lần và nhóm hộ nghèo là 2,81 lần. Theo đó các chỉ tiêu VA/IC, MI/IC và Pr/IC của nhóm hộ khá đều cao nhất sau đó đến nhóm hộ trung bình và nhóm thấp nhất là hộ nghèo. Nhóm hộ nghèo có hiệu quả sử dụng vốn thấp nhất nhưng số hộ nghèo rất ít nên hiệu quả sử dụng vốn bình quân của các nhóm hộ vẫn đạt mức tương đối cao, cụ thể là GO/IC là 3,49 lần, VA/IC đạt 2,49 lần, MI là 2,38 lần và Pr/IC đạt 1,76 lần.

3.3.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế sản xuất thuốc lá với sản xuất ngô của các nhóm hộđiều tra

Để biết được hiệu quả sản xuất của thuốc lá là cao hay thấp so với các cây trồng khác được trồng trên địa bàn xã Đào Ngạn, ta đi so sánh kết quả và hiệu quả sản xuất thuốc lá với cây ngô ở bảng dưới đây:

Bảng 3.10. So sánh hiệu quả sản xuất của cây thuốc lá với cây ngô Chỉ tiêu ĐVT Thuốc lá Ngô So sánh

(lần) 1 2 3 4 5 = ¾ 1. Năng suất bình quân kg/sào 75,83 176,50 0,43 2. Giá bán bình quân 1000đ/kg 49,13 7,083 6,94 3. Tính trên 1 sào (360m2) - GO 1000đ/sào 3.743,76 1.258,48 2,97 - IC 1000đ/sào 970,63 339,63 2,86 - VA 1000 đ/sào 2.772,97 918,85 3,02 - MI 1000 đ/sào 2.747,98 918,85 2,78 - Pr 1000đ/sào 1.165,11 852,31 1,37 4. Tính trên 1000đ chi phí - GO/IC Lần 3,86 3,71 1,04 - VA/IC Lần 2,87 2,71 1,06 - MI/IC Lần 2,83 2,71 1,04 - Pr/IC Lần 2,66 2,51 1,06 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2014)

Qua bảng trên cho thấy chi phí bỏ ra cho sản xuất thuốc lá cao hơn so với sản xuất ngô rất nhiều. Cụ thể như sau:

- Tổng chi phí bình quân: Trong cùng một diện tích thì toàn bộ chi phí cho một sào thuốc lá là 1.165,11 nghìn đồng trong khi cây ngô chỉ có 406,17 nghìn đồng. Như vậy chi phí sản xuất cây thuốc lá cao hơn gấp 2,87 lần so với cây ngô.

- Chi phí trung gian: Giá trị sản xuất cho một sào thuốc lá là 970,63 nghìn đồng, cao hơn cây ngô 2,86 lần. Có sự khác biệt về chi phí trung gian cho cây thuốc lá và cây ngô là do yêu cầu về dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng là khác nhau. Trong sản xuất cây thuốc lá và cây ngô, người dân nơi đây

đều bón các loại phân như phân đạm và phân chuồng, tuy nhiên riêng cây thuốc lá bón thêm phân dành riêng cho cây thuốc lá, cây ngô bón thêm NPK, ngoài ra không bón thêm phân nào khác. Đặc tính của cây thuốc lá là không

được bón nhiều đạm, còn với cây ngô thì cần nhiều đạm.

- Chi phí đầu tư: Cây thuốc lá có giá trị sản xuất cao hơn, kèm theo đó mức đầu tư về chi phí cũng cao hơn chi phí đầu tư của cây ngô. Thật vậy, nếu lợi nhuận từ sản xuất cây ngô đem lại chỉ đạt 852,31 nghìn đồng/sào thì với cây thuốc lá con số này là 1.165,11 nghìn đồng/sào. Theo đó các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC và Pr/IC của cây thuốc lá đều cao hơn cây ngô. Tóm lại, khi

đầu tư sản xuất thuốc lá sẽ cho hiệu quả cao hơn khi sản xuất ngô trên cùng một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

Bảng 3.10. cho thấy giá trị sản xuất của thuốc lá cao hơn cây ngô, trong khi giá trị sản xuất của thuốc lá là 3.743,76 nghìn đồng thì ngô chỉ đạt 1.258,48 nghìn đồng, tức là cao gấp 2,97 lần so với sản xuất ngô. Chi phí trung gian đầu tư cho cây thuốc lá cao gấp 2,86 lần so với cây ngô. Giá trị sản xuất và chi phí trung gian của cây thuốc lá cao hơn cây ngô nên giá trị gia tăng trên một ha thuốc lá cũng cao hơn hẳn cây ngô, nếu như giá trị gia tăng mà một sào ngô đem lại đạt 918,85 nghìn đồng/sào thì một sào thuốc lá đem lại 2.772,97 nghìn đồng, cao gấp 3,02 lần cây ngô. Thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận của cây thuốc lá vẫn cao hơn cây ngô, cụ thể thu nhập hỗn hợp cao hơn 2,78 lần, lợi nhuận cao gấp 1,37 lần.

Cây thuốc lá là cây đạt hiệu quả cả về sử dụng vốn và sử dụng lao

động. Như vậy, việc đầu tư vào sản xuất thuốc lá của các hộđiều tra nói riêng và của xã Đào Ngạn nói chung là hợp lý góp phần nâng cao đời sống của người nông dân trên địa bàn.

Tóm lại, sản xuất thuốc lá đạt hiệu quả cao hơn sản xuất cây ngô. Sản xuất thuốc lá sử dụng hiệu quả đồng vốn mà họ bỏ ra cao hơn cây ngô, đồng thời

xuống mức thấp nhất. Việc phát triển cây thuốc lá là rất phù hợp với điều kiện của xã Đào Ngạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế cây thuốc lá trên địa bàn xã Đào Ngạn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)