Phân tích hoạt động sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2013 (Trang 43)

viện NTTW qua một số chỉ số kê đơn

 Số thuốc trung bình/đơn

Đề tài đã tiến hành nghiên cứu một số chỉ số kê đơn thông qua khảo sát 200 đơn thuốc BHYT và 200 đơn thuốc không BH và thu được kết quả được thể hiện qua bảng 3.3

Nhận xét:

Số thuốc trung bình trên một đơn ở BVNTTW là 4,6 thuốc/ đơn đối với kê đơn BH và 3,8 thuốc/đơn trong kê đơn khám tự nguyện.Tính chung, số thuốc trung bình/đơn của bệnh viện nội tiết trung ương là 4,2 thuốc/đơn. Trong đơn kê bảo hiểm, số lượng đơn có 5 thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (26,5%). Còn trong kê đơn không BH, đơn có 3 thuốc lại chiếm tỷ lệ cao nhất (31,5%). Nhìn chung, đơn thuốc tại bệnh viện chủ yếu có từ 4 đến 5 thuốc. Đặc biệt trong kê đơn thuốc không bảo hiểm có đơn kê tới 9-10 thuốc/đơn. Còn ở đơn bảo hiểm, số thuốc có nhiều nhất trên đơn là 8 thuốc.

Bảng 3.3. Số thuốc trung bình cho mỗi đơn

Số thuốc có trong đơn

Đơn bảo hiểm Đơn không BH N=400

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 5 4,0 2 1,0 1,8 2 20 10,0 33 16,5 13,3 3 21 10,5 63 31,5 21,0 4 47 23,5 42 21,0 22,3 5 53 26,5 41 20,5 23,5 6 38 19,0 12 6,0 12,5 7 13 6,5 4 2,0 4,3 8 4 2,0 0 0,0 1,0 9 0 0,0 2 1,0 0,5 10 0 0,0 1 0,5 0,3 Tổng số đơn 200 200 400 Tổng số thuốc 912 758 1670 Số thuốc TB / Đơn 4,6 3,8 4,2

 Tỷ lệ thuốc nội tiết/đơn

Kết quả về tỷ lệ thuốc nội tiết có trong đơn được thể hiện qua bảng 3.4

Bảng 3.4. Tỷ lệ thuốc nội tiết được kê trong đơn

STT Nội dung Bảo hiểm Không BH N=400

SL % SL %

1 Thuốc

nội tiết

Thuốc tiểu đường 279 84,3 129 58,4 73,9

Thuốc tuyến giáp 46 13,9 67 30,3 20,5 Thuốc nội tiết khác 6 1,8 25 11,3 5,6

Tổng 331 36,3 221 29,2 33,1

2 Thuốc khác 581 63,7 537 70,8 66,9

Số thuốc nội tiết/ đơn 1,7 1,1 1,4

Tổng số thuốc 912 758 1670

Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ thuốc nội tiết được kê trong đơn tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương là 33,1 %. Số thuốc nội tiết trung bình/ đơn là 1,4 thuốc/đơn. Tỷ lệ thuốc nội tiết trong đơn bảo hiểm cao hơn trong đơn không bảo hiểm khoảng 7,1 %. Trong số thuốc nội tiết được kê, thuốc điều trị đái tháo đường vẫn là thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (73,9%).

 Tỷ lệ vitamin, thuốc bổ, thực phẩm chức năng/đơn

Khảo sát đơn thu được kết quả về tỷ lệ các thuốc trên được kê trong đơn thu được kết quả như bảng 3.5.

Bảng 3.5. Tỷ lệ đơn có kê thuốc tiêm, vitamin, thuốc bổ và TPCN

TT Nội dung Đơn BH Đơn không BH N= 400

SL % SL %

1 Số đơn có thuốc tiêm 74 37,0 36 18,0 27,5

2 Số đơn có vitamin, thuốc bổ

38 19,0 52 26,0 22,5

3 Số đơn có TPCN 0 0,0 42 21,0 10,5

Tổng số đơn 200 200 400

Nhận xét:

Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ thuốc tiêm, thuốc bổ và thực phẩm chức năng trong đơn bảo hiểm và không bảo hiểm khá khác nhau. Trong đơn BH, đơn có thuốc tiêm chiếm tỷ lệ cao nhất (37%). Tỷ lệ đơn có vitamin-thuốc bổ là 19 % và không có đơn nào có kê thực phẩm chức năng. Ngược lại với đơn BH, trong đơn không BH, đơn có vitamin-thuốc bổ lại chiếm tỷ lệ cao nhất (26%) còn đơn có thuốc tiêm lại chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 18%. Đặc biệt, trong đơn không BH, có tới 21% đơn có kê thực phẩm chức năng, chủ yếu là các thực phẩm hỗ trợ chức năng gan. Điều này vi phạm điều 6 trong quy chế kê đơn ngoại trú là người kê đơn không được phép kê đơn thực phẩm chức năng.

 Tỷ lệ thuốc nội, thuốc ngoại có trong đơn

Nghiên cứu xu hướng kê đơn thuốc nội và thuốc ngoại trong kê đơn ngoại trú, đề tài khảo sát lượng thuốc nội và thuốc ngoại có trong đơn, lượng thuốc nằm ngoài danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện năm 2013. Kết quả thu được thể hiện qua bảng :

Bảng 3.6. Tỉ lệ thuốc nội, ngoại và thuốc nằm ngoài DMTSD trong đơn

STT Nội dung Đơn BH Đơn không

BH

Tính trên tổng

đơn

SL % SL %

1 Số lượng thuốc ngoại có trong đơn

433 47,5 472 62,3 54,2

2 Số lượng thuốc nội có trong đơn

479 52,5 286 37,7 45,8

3 SL thuốc được kê nằm ngoài DMTSD của BV

0 0 272 35,9 17,9

Hình 3.2. Tỉ lệ thuốc nội, ngoại và ngoài DMTSD có trong đơn

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng kê đơn trong kê đơn BH và đơn

BH khá khác nhau. Trong kê đơn thuốc BH, tỷ lệ kê thuốc ngoại thấp hơn kê thuốc nội ( thấp hơn khoảng 5 %). Ngược lại trong đơn không bảo hiểm, tỷ lệ thuốc ngoại được kê lại cao hơn nhiều so với thuốc nội ( cao hơn 24,6%). Một điểm ngạc nhiên là nếu trong kê đơn BH không có thuốc nào được kê nằm ngoài DMTSD của BV thì trong kê đơn thuốc không BH, tỷ lệ thuốc nằm ngoài DMT sử dụng của BV lại khá cao (35,9 %).

Bệnh nhân bệnh tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương chủ yếu là mắc bệnh mạn tính, yêu cầu phải điều trị thuốc trong một thời gian dài, thậm chí cả đời. Hơn nữa, phần lớn trong số người bệnh đó lại mắc ĐTĐ kèm biến chứng, cần phải sử dụng nhiều loại thuốc để điều trị các bệnh mắc kèm. Do vậy, công tác kê đơn cần chú ý tới các tương tác thuốc nghiêm trọng để tránh các tác dụng bất lợi của thuốc cho bệnh nhân. Khảo sát 400 đơn ngoại trú, sử

dụng phần mềm tra cứu tương tác thuốc thu được kết quả về tương tác thuốc có trong đơn của bệnh nhân như sau:

Bảng 3.7. Tương tác thuốc có trong đơn

Nội dung SL tương tác Tỉ lệ %

Mức độ Nghiêm trọng 16 6,8

Trung bình 194 82,6

Nhẹ 25 10,6

Tổng số tương tác 235

Tổng số đơn có tương tác thuốc 136 34,0

Tổng số đơn 400

Nhận xét:

Trong tổng số đơn khảo sát, có 34 % số đơn có tương tác thuốc. Kết quả này cho thấy cứ khoảng 3 đơn khảo sát thì có một đơn có tương tác thuốc. Tổng số tương tác thuốc có trong đơn là 235 tương tác, trong đó chiếm chủ yếu là các tương tác thuốc ở mức độ trung bình (82,6%). Có 6,8 % tương tác thuốc là tương tác ở mức độ nặng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nếu sử dụng các thuốc này cùng nhau.

Một số tương tác thuốc gặp phổ biến trong quá trình khảo sát đơn được liệt kê qua bảng 3.8. Các tương tác thuốc khác được ghi tại phụ lục 3.

Qua khảo sát cho thấy, các đơn có tương tác thuốc chủ yếu là ở các đơn kê nhiều thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường mắc nhiều bệnh khác. Tương tác thuốc nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân gặp nhiều nhất là cặp Amlodipin và Simvastatin điều trị cho bệnh nhân cao huyết áp và rối loạn lipid huyết. Tương tác thuốc gây hạ đường huyết quá mức (như gliclazid-fenofibrate, metoprolon-metformin,…) là tương tác thuốc gặp phổ biến nhất khi khảo sát đơn. Khi các tương tác này xuất hiện trong đơn có yêu cầu cần giám sát bệnh nhân chặt chẽ và theo dõi đường huyết thường xuyên.

Bảng 3.8. Một số tương tác phổ biến trong đơn thuốc.

STT TTT trong đơn Nội dung tương tác Mức độ

1 Amlodipin và Simvastatin (thuốc

hạ hyết áp và điều trị rối loạn lipid

huyết)

Dùng simvastatin cùng với amlodipin làm tăng đáng kể nồng độ trong máu của simvastatin dẫn tới làm tăng nguy tổn thương gan và tiêu cơ vân có thể gây tổn thương thận và có thể gây tử vong

Nghiêm trọng

2 Atorvastatin và fenofibrate (hai thuốc điều trị rối

loạn lipid huyết)

Dùng fenofibrate cùng với atorvastatin làm tăng phụ như tổn thương gan và tiêu cơ vân có thể gây tổn thương thận và thậm chí tử vong .

Nghiêm trọng

3 Fenofibrate và rosuvastatin (hai thuốc điều trị rối loạn lipid huyết)

Kết hợp 2 thuốc này có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ như tổn thương gan và tiêu cơ vân có thể gây tổn thương thận và tử vong Nghiêm trọng 4 Aspirin - felodipin (thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc hạ huyết áp)

Aspirin gây giảm tác dụng hạ huyết áp của gây ra tăng huyết áp. Ngừng dùng aspirin, huyết áp có thể giảm quá mức

Trung bình 5 Metoprolol và metformin (thuốc hạ huyết áp và đái tháo đường)

Metoprolol cùng với metformin có thể gây hạ đường huyết quá mức do người bệnh không nhận thấy vì tác dụng che giấu triệu chứng hạ đường huyết của Metoprolol

Trung bình

6 Gliclazid và fenofibrate

Fenofibrate làm tăng tác dụng của gliclazid dẫn tới có thể làm hạ đường huyết quá mức trong máu

Trung bình

7 Fenofibrat-insulin Fenofibrate làm tăng tác dụng của insulin có thể dẫn tới nồng độ đường trong máu bệnh nhân quá thấp

Trung bình

8 Aspirin và cilostazol

Phối hợp hai thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu có thể dẫn tới xuất huyết

Trung bình

9 Levothyroxine và Bisoprolol

Levothryxine gây giảm nhẹ tác dụng hạ huyết áp của bisoprolon. Tương tác này không đáng kể

Nhẹ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2013 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)