Về hoạt động thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hạ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2013 (Trang 68)

Năm 2013, bệnh viện Nội tiết Trung Ương có tất cả 30 lần thông tin thuốc. Con số này tại bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 là 27 lần, tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc là 23 lần và tại bệnh viện Phổi Trung Ương năm 2009 là 223 lần [13]. Từ đây có thể thấy hoạt động thông tin thuốc của BVNTTW cũng nằm trong tình trạng chung của các bệnh viện. Hoạt động thông tin thuốc còn rất hạn chế. Số lượng thông tin tư vấn cho bác sĩ chưa nhiều và chưa thể đáp

ứng với nhu cầu thông tin ngày càng cao của bác sĩ. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng khi cần tìm hiểu thông tin về thuốc mới thì các bác sĩ sẽ hỏi trình dược viên thay vì hỏi dược sĩ lâm sàng.

Trên thế giới công tác theo dõi các biến cố bất lợi khi sử dụng thuốc (ADE), trong đó có ADR của thuốc đã được thực hiện cẩn thân. Như ở Nhật Bản, tỷ lệ xuất hiện ADE tại một bệnh viện Nhi khoa là 37,8%, trong đó 78% ADE được phát hiện và ngăn chặn [31]. Ở Việt Nam, công tác này chưa được chú trọng ở các bệnh viện. Tại bệnh viện Tim Hà Nội và BVĐK Vĩnh Phúc đều không có báo cáo ADR nào. Tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương, trong năm 2013, bệnh viện chỉ có 3 báo cáo ADR. Điều này cho thấy vai trò của dược sĩ lâm sàng tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương còn khá mờ nhạt do thiếu nhân lực. Nguyên nhân là do công tác DLS chưa được chú trọng đào tạo chuyên sâu ở Việt Nam. Nguồn nhân lực của tổ DLS và thông tin thuốc còn thiếu: có 2 thành viên là 2 dược sĩ đại học nhưng cả hai đều kiêm nhiệm nhiều công việc khác trong khoa Dược nên khó có thể hoàn thành tốt công tác thông tin thuốc. Sự yếu kém của công tác thông tin thuốc và theo dõi ADR vẫn là tình trạng phổ biến của tất cả các bệnh viện và chưa có biện pháp để khắc phục. Trên thế giới, tại Anh, để làm giảm nguy cơ xảy ra lỗi trong kê đơn và ADE, hệ thống máy tính đã được triển khai giúp làm giảm 13-99% các biến cố bất lợi trong dùng thuốc [32]. Hy vọng trong tương lai, ở Việt Nam có thể triển khai để nâng cao chất lượng hoạt động sử dụng thuốc.

Hạn chế của đề tài là thời gian nghiên cứu trong 6 tháng chưa đủ để nghiên cứu vấn đề sâu sắc, đề tài chưa thể khẳng định có hay không tình trạng lạm dụng thuốc tại bệnh viện. Ngoài ra cỡ mẫu nghiên cứu không lớn nên tính đại diện chưa cao. Việc so sánh giữa đơn BH và không bảo hiểm chưa tính tới ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

KẾT LUẬN

Hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Nội tiết Trung Ương Năm 2013 khá tốt. Công tác kê đơn thuốc theo bảo hiểm được thực hiện bài bản nhờ có phần mềm kê đơn hỗ trợ. Hoạt động giao phát thuốc được tổ chức thuận tiện, kịp thời. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế trong công tác kê đơn tự nguyện. Hoạt động hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân chưa được chú trọng. Công tác thông tin thuốc và theo dõi ADR còn khá mờ nhạt.

Hoạt động sử dụng thuốc tại BVNTTW được tóm tắt lại như sau :

1. Về một số chỉ số kê đơn và việc thực hiện quy chế kê đơn tại bệnh viện

Việc thực hiện quy chế kê đơn tại bệnh viện

- Đối với đơn thuốc ngoại trú bảo hiểm : 100% đơn ghi chuẩn đoán bệnh, ghi đầy đủ hàm lượng, số lượng thuốc, 100% đơn ghi đầy đủ liều dùng, 78,0% đơn ghi đủ thời điểm dùng. Về quy định ghi tên thuốc và quy định hành chính,tất cả các đơn thuốc đều thực hiện đúng do việc kê đơn BH được sử dụng phần mềm kê đơn.

- Đối với đơn thuốc không bảo hiểm: 100% đơn thực hiện đúng quy định về ghi tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân. 100% đơn ghi đầy đủ hàm lượng, liều dùng. Tuy nhiên chỉ có 11,5 % đơn thực hiện đúng quy định về ghi tên thuốc, và có 47,5% đơn ghi đủ thời điểm dùng.

Một số chỉ số kê đơn:

- Số thuốc trung bình trong một đơn ngoại trú là 4,2 thuốc, trong đó số thuốc trung bình trên 1 đơn thuốc bảo hiểm là 4,6 thuốc và trên đơn thuốc không bảo hiểm là 3,8 thuốc.

- Số thuốc nội tiết có trong đơn chiếm 33,1 % và số thuốc nội tiết trung bình trên 1 đơn là 1,4 thuốc.

- Tỷ lệ thuốc nằm ngoài DMTSD của BV trong đơn không BH là 35,9%.

- Tỷ lệ đơn có kê vitamin chiếm tỷ lệ 22,5% tổng số đơn.

- Tỷ lệ đơn có thực phẩm chức năng trong đơn không BH chiếm 21%

- Có 34% đơn thuốc được kê có tương tác thuốc, trong đó có 6,8% là tương tác thuốc ở mức độ nghiêm trọng và 82,6% ở mức độ trung bình.

2. Về hoạt động giao phát thuốc tại bệnh viện

- Quy trình giao phát thuốc tại bệnh viện NTTW được thực hiện chặt chẽ, khoa học , trong suốt quá trình thực hiện luôn được kiểm tra để hạn chế sai sót. Cấp phát đủ thuốc cho bệnh nhân BH.

- Thời gian cấp phát thuốc trung bình cho bệnh nhân ngoại trú có BHYT là 0,9 phút, tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế cho bệnh nhân là 100%.

3. Về tuân thủ sử dụng thuốc của bệnh nhân tại bệnh viện.

- Tỷ lệ bệnh nhân nắm được hơn 50% liều dùng của các thuốc trong đơn là 82,2%, cách dùng là 89,5% và biết về tác dụng của tất cả các thuốc là 30,5%.

- Tỷ lệ bệnh nhân không biết tác dụng phụ của thuốc là 76,8% .

- Tỷ lệ bệnh nhân không biết bảo quản bút tiêm Insulin là 92,9%.

4. Về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

- Trong năm 2013 có 30 lần tư vấn thông tin thuốc, có 3 báo cáo ADR.

Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Đối với bệnh viện Nội tiết Trung Ương :

- Xây dựng quy trình kê đơn thuốc theo hướng dẫn thực hành kê đơn thuốc tốt và đồng thời triển khai phần mềm kiểm tra các tương tác thuốc vào quy trình kê đơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường việc triển khai các phần mềm ứng dụng vào việc kê đơn thuốc không bảo hiểm và thông tin thuốc nhằm hạn chế vi phạm các quy chế cũng như tạo thuận lợi cho việc kê đơn, cung cấp thông tin thuốc, theo dõi ADR được hiệu quả hơn.

- Tăng cường công tác theo dõi, giám sát, báo cáo ADR để sớm phát hiện những phản ứng có hại của thuốc.

- Hoàn thiện quy trình giao phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương (2013), Bảng phân công nhiệm vụ công tác khoa Dược.

2. Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương (2013), Báo cáo công tác khám chữa bệnh và kinh phí hoạt động năm 2012-2013.

3. Bệnh viện Nội tiết Trung Ương (2013), Tổng kết số lươt cấp thuốc ngoại trú

4. Bộ môn Dược lực (2008), Giải phẫu sinh lý người,Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

5. Bộ y tế (2006), Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định,NXB Y học Hà Nội, tr 5.

6. Bộ y tế (2007), Dịch tễ dược học,Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

7. Bộ y tế (2008), Quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú ngoại trú,Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008

8. Bộ y tế (2009), Hướng dẫn thông tin, quảng cáo thuốc. Thông tư 13/2009 -TTBYT, ngày 1/9/2009.

9. Bộ y tế (2011), Quy định về tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện. Thông tư 22-TTBYT.

10. Bộ Y tế (2011), Quyết định ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường type 2. QĐ số 3208- QĐBYT.

11. Bộ y tế (2013), Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị. Thông tư 21/2013-TTBYT, ngày 8/8/2013.

12. Nguyễn Phương Chi (2010), Nghiên cứu một số hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Tim Hà Nội, giai đoạn 2008-2010,Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

13. Đinh Thị Doan (2011), Nghiên cứu hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh phúc,Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ Đại học, Trường Đại học Dược Hà Nội

14. Phạm Thị Thùy Dung (2011), Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện trường Đại học y Dược Huế, năm 2011,Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. trang 54 trang.

15. Đại học Y Hà Nội (2007), Nội khoa cơ sở tập 2,Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

16. Dương Thị Đào (2009), Phân tích đánh giá hoạt động cấp phát và giám sát sử dụng thuốc tại bệnh viện Saint Paul,Khóa luận tốt nghiệp Dược Sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

17. Vũ Thị Đủ (2013), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản Hà Nội năm 2012,Trường Đại học Dược Hà Nội.

18. Thanh Hiệp (2010). Đơn vị thông tin thuốc có cung như không.

19. Quốc hội Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/ QH12 của Quốc hội khóa XII ngày 23/11/2009. tr. 13 - 22.

20. Tổ chức Y tế Thế giới (2003), Hướng dẫn điều tra sử dụng thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh,WHO/DAP/93.1.

21. Trần Quang Trung (2007), Thực trạng một số vi phạm các quy định của pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân năm 2003 tại các quận của thành phố Hà Nội, Tạp chí y học thực hành, số số 4 (569+570), tr. trang 49- 51.

22. Lê Thùy Trang (2009), Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc và việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện E và Bạch mai trong quý I năm 2009: Trường Đại học Dược Hà Nội.

23. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115,Luận án tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

24. Lê Văn Truyền (2009). Kê đơn thuốc- Sứ mạng của người thầy thuốc. 25. Tô Thị Kim Tuyến (2011), Nghiên cứu tính an toàn hợp lý trong các

đơn thuốc điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2010,Trường Đại học Y dược Huế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26. Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thị Liên Hương, Đỗ Thị Hồng Gấm, và Nguyễn Thị Hồng Thủy (2010), Phân loại thông tin và nhu cầu thông tin thuốc tại một số khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

27. David R.Whiting et al (2011), Global estimates of the prevalence of diabetes for 2011 and 2030, IDF Diabetes Atlas - Diabetes research and clinical practice 2011

28. Food and Drug Administration (2008), FDA's safe use initiative- Collaborrating to reduce preventable harm from medicine,US. Department of Health and Human Services, USA.

29. Jeffrey K. Aronson (2009), Meyler's Side Effects of Endocrine and Metabolic Drugs. Storage of insulin open vial and pen Elsevier, Radarweg 29. PO box 211, 1000 AE Amsterdam, The Netherlands. 30. Management sciences for Health (2011), Managing access to

medicines and other technology. Part II - Pharmaceutical management: Use,4301 North Fairfax Drive, Suite 400 Arlington VA22203 USA. 27.2 trang.

31. Mio Sakuma, Hiroyuki Ida, Tsukasa Nakamura, Yoshinori Ohta, Kaori Yamamoto, và (2013), Adverse drug events and medication errors in Japanese paediatric inpatients: a retrospective cohort study, BMJ Quality and safety, số 002658.

32. Ph.D Elske Ammenwerth, Ph.D. Petra schnell-inderst, Msc. Christ of Machan, và Ph.D Uwe siebert (2008), The Effect of Electronic Prescribing on Medication Errors and Adverse Drug Events: A Systematic Review, Journal of the American Medical Informatics Association số 15, 10/2008.

33. T. P. G. M. de Vries1, R. H. Henning1, H. V. Hogerzeil2, và D. A. Fresle2 Guide to good prescribing:a practical manual, Action Programme on Essential DrugsGeneva, WHO/DAP/94.11, 1-2 trang.

TRANG WEB

34. http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/howtoreportadr.aspx.

Hướng dẫn báo cáo ADR Truy cập ngày 5/4/2014.

35. http://congan.com.vn/?mod=detnews&catid=942&id=507644. truy cập ngày 2/4/2014 36. http://thutuchanhchinh.vn/component/k2/item/1935-diem-bao-ngay-11- thang-10-nam-2013/1935-diem-bao-ngay-11-thang-10-nam-2013.html. truy cập ngày 2/4/2014. 37. http://www.thesaigontimes.vn/home/doanhnghiep/suckhoe/106845/ganh- nang-kinh-te-tu-can-benh-dai-thao-duong. truy cập ngày 2/4/2014. 38. http://www.who.int/features/factfiles/diabetes/facts/en/index1.html.

Phụ lục 1

PHIẾU PHỎNG VẤN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ

1. Ông (bà) được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh gì?...

2. Ông (bà) có biết bệnh của mình thuộc loại nào không?

Mãn tính □ Cấp tính □ Ý kiến khác………

3.Ông (bà) đã điều trị bệnh được bao nhiêu lâu?...

4. Ông ( bà ) có được bác sĩ giải thích cho mình về tính trạng bệnh không?

Có □ Không □ Ý kiến khác………

5. Bác sĩ có nói cho ông (bà) biết tác dụng chính và cách sử dụng của thuốc có trong đơn không?

Có □ Không □

6. Ông (bà ) có được người phát thuốc hướng dẫn về cách sử dụng thuốc

không? Có □ Không □ Ý kiến khác………

7. Ông (bà ) có được người phát thuốc hướng dẫn về cách bảo quản thuốc có trong đơn không? Có □ Không □ Ý kiến khác………….

8. Trong đơn thuốc của ông, bà có thuốc dùng đường tiêm không

Có □ Không □ Không biết □

9. Ông, bà có biết về tác dụng điều trị của các thuốc có trong đơn không

Không biết □ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biết < 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết ≥ 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết 100% loại thuốc có trong đơn □

Không biết □

Biết < 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết ≥ 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết 100% loại thuốc có trong đơn □

11. Ông, bà có biết thời điểm dùng của các thuốc có trong đơn không

Không biết □

Biết < 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết ≥ 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết 100% loại thuốc có trong đơn □

12. Ông, bà có biết tác dụng phụ của các loại thuốc có trong đơn không

Không biết □

Biết < 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết ≥ 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết 100% loại thuốc có trong đơn □

13. Ông, bà có sử dụng đủ các thuốc có trong đơn không

Có □ Có nhưng không đầy đủ □

Ý kiến khác………

14. Ông, bà có hài lòng về các thông tin hướng dẫn sử dụng các thuốc có trong đơn: Có □ Không □ Ý kiến khác ………

15. Nếu gặp tác dụng phụ của thuốc, ông (bà) sẽ xử trí như thế nào?

Ngừng sử dụng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ □

Tự ý bỏ thuốc □

Ý kiến khác ………

16. Ông, bà có biết cách bảo quản thuốc có trong đơn không

Không biết □

Biết < 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết ≥ 50% loại thuốc có trong đơn □

Biết 100% loại thuốc có trong đơn □ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Khi dùng hết số lượng các thuốc được kê trong đơn, ông bà sẽ

Đi khám lại □

Tự ý mua thuốc theo đơn cũ □

Ý kiến khác □

18. Ông bà có hài lòng về thái độ của :

- Bác sĩ : Có □ Không □

- Người phát thuốc : Có □ Không □

19. Nếu ông (bà) bị bệnh đái tháo đường, ông (bà) hãy cho biết cách bảo quản insulin?

- Khi insulin chưa được mở sử dụng :………

-Khi insulin đã được mở để sử dụng :………

20. Ông (bà) đã quên uống thuốc lần nào chưa?

Có □ Không □ Không nhớ □

21. Nếu quên uống thuốc, ông (bà) xử lý thế nào?

THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên bệnh nhân:………Tuổi………….

Ðịa chỉ:………

Nghề nghiệp:………

Giới tính: Nam □ Nữ □

Ðối týợng bệnh nhân: Bảo hiểm □ Viện phí □

Trình ðộ vãn hoá:

Tiều học □ THCS □ THPT □ ÐH, trên ÐH □

Phụ lục 2

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ KÊ ĐƠN

1.1. Kê đơn đúng theo quy chế về ghi đơn thuốc của quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

Kê đơn đúng quy định

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2013 (Trang 68)