Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (Trang 56)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.2.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm

* Mức chi phí cho một số cây trồng chủ yếu trên 1 ha gieo trồng của từng nhóm hộ nghiên cứu năm 2013

Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt với đối tượng sản xuất là các sinh vật. Cần phải căn cứ theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển để có mức đầu tư chi phí phù hợp nhằm đem lại năng suất cao. Vì vậy đầu tư đúng thời kỳ ở mức hợp lý sẽ cho năng suất cao và ngược lại. Trong sản xuất mục tiêu cuối cùng là hiệu quả kinh tế, hiệu quả đạt được tính trên đồng chi phí bỏ ra đầu tư cho sản xuất. Đặc biệt người nông dân họ chủ yếu sống bằng nghề nông, luôn mong muốn thu được lợi nhuận tương xứng với chi phí bỏ. Đây là căn cứ để người nông dân ra quyết định có nên tiếp tục sản xuất hay không, có cần phải thay đổi, lựa chọn loại cây nào cho phù hợp, lựa chọn hình thức canh tác nào hiệu quả nhất, mà đáp ứng được các yêu cầu của hộ.

Trồng trọt của xã chủ yếu tập trung vào cây lúa, ngoài ra cây hoa màu là hành, ớt, rau đậu và lạc. Đây là những cây trồng truyền thống, hiện tại nó là cây mang lại nguồn thu chính cho hộ.

Sau khi điều tra thực tế và phân tích số liệu tôi đã hạch toán được mức chi phí tối thiểu cho một số loại cây trồng trên 1 ha đất trồng cây hàng năm. Qua đây cũng thấy được các mức đầu tư giữa các cây, giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch.

Để thấy rõ được tình hình đầu tư cụ thể ở các loại cây giữa các nhóm hộ và tỷ lệ hàm lương NPK cho từng loại cây trồng. Đây cũng là căn cứ, cơ sở để có các biện pháp sử dụng phân thích hợp, hạn chế ảnh hưởng tới đất nông nghiệp, cũng như môi trường đất, sinh vật.

Bảng 3.7: Chi phí cho một số cây trồng chủ yếu trên 1 ha gieo trồng của từng nhóm hộ nghiên cứu năm 2013 ĐVT: 1000đ/ha Cây trồng Giống Chi phí vật chất Chi phí dịch vụ Giá trLĐ IC TC Phân hữu cơ Đạm Lân NPK Kali Phân đầu trâu cao cấp BVTV Hộ khá Lúa Xuân 555,4 2.527,07 1.728,68 3.471,25 1.083,03 3.723,12 1.243,81 3.745,9 5.554 18.078,28 23.632,28 Lúa Mùa 555,4 2.527,07 1.282,97 2.603,43 812,27 2.777 1.243,81 3.745,9 5.276,3 15.547,87 20.824,17 Khoai Tây 8.331 4.512,62 666,48 3.193,55 2.499,3 3.124,12 - 3.783,7 7.220 26.110,78 33.330,98 Khoai Lang 5.554 2.221,6 2.304,91 2.863,64 2.346,56 2.665,92 - 3.499 5.554 21.455,64 27.009,64 Hành 12.376 4.970,83 1.464,86 3.911,68 1.091,63 3.682,85 2.266,58 3.991,9 14.162,7 33.756,36 47.919,06 Ớt 4.720,9 2.777 6.230,75 6.846,97 3.731,45 2.654,81 3.597,88 3.983,1 28.047,7 34.542,87 62.590,57 Rau các loại 3.554,6 3.804,49 3.320,73 3.846,14 - 3.517,62 3.286,02 3.899,2 44.709,7 25.228,82 69.938,52 Hộ trung bình Lúa Xuân 555,4 2.392,38 1.409,88 3.086,64 933,34 3.037,48 1.257,98 3.529 5.500 16.202,12 21.207,12 Lúa Mùa 555,4 2.221,6 1.052,48 2.314,90 668,97 2.275,75 1.249,65 3.529 5.270 13.867,77 19.137,77 Khoai Tây 8.331 2.591,77 527,63 3.146,34 1.805,05 3.165,78 - 3.714,2 7.200,15 23.281,78 30.481,93 Khoai Lang 5.554 2.360,45 1.860,59 2.721,46 2.093,85 2.499,3 - 3.360,2 5.500 20.449,86 25.949,86 Hành 10.307 3.118,57 1.409,88 3.071,63 1.083,03 3.043,87 2.189,38 3.780,9 13.885,77 28.004,28 41.890,05 Ớt 4.720,9 2.915,85 3.471,25 5.901,12 3.568,44 2.377,11 3.367,11 3.818,4 27.200,5 30.140,2 57.340,7 Rau các loại 3.554,6 2.221,6 3.249,09 3.276,86 - 2.499,3 2.568,72 3.790,6 44.805 21.160,78 65.965,78 Hộ nghèo Lúa Xuân 555,4 2.221,6 1.388,5 3.007,49 1.083,03 3.165,78 1.063,59 3.240,8 5.500 15.726,19 21.226,19 Lúa Mùa 555,4 2.221,6 1.110,8 2.255,47 812,27 2.499,3 1.069,14 3.240,8 5.265 13.764,8 13.770,06 Khoai Tây 8.331 2.777 555,4 3.054,7 1.666,2 2.999,16 - 3.610,1 7.220 22.993,56 23.000,78 Khoai Lang 5.554 2.221,6 1.666,2 2.499,3 1.943,9 2.221,6 - 3.471,3 5.415 19.577,9 24.992,9 Hành 9.719,5 3.239,92 1.388,5 3.240,75 1.083,03 2.499,3 1.202,44 3.332,4 13.746 25.705,86 39.451,86 Ớt 4.720,9 2.777 3.332,4 5.554 3.249,09 2.249,37 2.777 3.332,4 26.520 27.992,16 54.512,16 Rau các loại 3.054,7 2.777 3.054,7 2.777 - 2.499,3 2.082,75 3.193,6 44.500 19.439,05 63.939,05

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra của tác giả)

4

Nhìn vào bảng trên ta thấy chi phí cho 1 ha trên đất trồng cây hàng năm giữa các hộ cụ thể như sau:

Chi phí về giống giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch nhiều, giống lúa 20 nghìn đồng/kg dùng cho 1 sào, khoai tây sử dụng hết 555,4 kg/ha mất 8.331 nghìn đồng/ha. khoai lang cần 1.388,5 kg/ha với giá 4 nghìn đồng/kg giống. Ớt cần ươm cây hết 170.000 đ/sào. Các giống trên được hội nông dân của xã cung cấp giống cho bà con chính vì vậy mà không có sự chênh lệch về giống. Bên cạnh đó hành, các loại rau là cây vụ đông không được sự trợ cấp của xã chính vì vậy mà có nhiều loại giống khác nhau được người dân lựa chọn dẫn đến sự chênh lệch về giá cả cũng như chất lượng giống khác nhau giữa các nhóm hộ. Hộ khá để trồng cho 1 ha hành hết 12.376 nghìn đồng/ha trong khi đó hộ trung bình hết 10.307 nghìn đồng, thấp nhất hộ nghèo 9.719,5 nghìn đồng. Như vậy ta cũng thấy được sự khác nhau về điều kiện cũng đã ảnh hưởng tới sự lựa chọn giống cây của hộ. Rau là loại cây trồng được trồng chủ yếu vào vụ đông với điều kiện đất đai cũng như thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của rau chính vì vậy rau cũng được các hộ chú ý đầu tư.

Các chi phí về phân bón đạm, lân, kali giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch cao song nhóm hộ khá, trung bình, nghèo có sự đầu tư về phân cao cấp đầu trâu là khác nhau. 1 kg phân đầu trâu 18 nghìn đồng trung bình 1 sào hộ khá bón 6-8 kg phân cao cấp đầu trâu trong khi đó hộ trung bình bón 4-6 kg, thấp nhất hộ nghèo bón 3-4 kg. Chính sự đầu tư khác nhau giữa các nhóm hộ đã dẫn đến năng suất cây trồng có sự chênh lệch đáng kể.

Đạm được đầu tư chủ yếu cho cây lúa, cây hành, cây ớt (trong đó: Đạm là 11000 đ/kg; lân NPK là 5.000 đ/kg, phân đầu trâu cao cấp 18.000 đ/kg).

Qua bảng ta thấy được hành và ớt là 2 cây cần mức đầu tư cao nhất trong các loại cây trồng của các nhóm hộ.

Mức đầu tư phân bón cho các loại cây trồng của từng nhóm hộ có sự chênh lệch nhau rất lớn, mức đầu tư ở các nhóm hộ có xu hướng giảm từ nhóm hộ khá đến nhóm hộ trung bình và hộ nghèo. Ở nhiều vùng hộ nghèo được đầu tư thêm phân bón và giống do nhà nước hỗ trợ giá nhằm thu hẹp khoảng cách giữa hộ giàu và hộ nghèo, ngoài ra hộ nghèo còn được vay vốn với mức lãi suất ưu đãi để sản xuất.

Qua đây ta cũng thấy hộ nghèo có diện tích đất canh tác thấp chính vì vậy mà sự đa dạng về cây trồng nông nghiệp còn hạn chế, hộ khá và trung bình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi trồng trọt là nguồn thức ăn bổ sung trong chăn nuôi, cây khoai lang, khoai tây được đầu tư khá cao. Rau khoai lang chủ yếu được các hộ làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi, tận dụng nguồn rau từ trồng trọt để mở rộng chăn nuôi.

Mặc dù có điều kiện cơ bản trong sản xuất khá giống nhau song do điều kiện kinh tế khác nhau giữa các hộ đã tác động rất lớn đến tâm lý và khả năng đầu tư cho thâm canh. Chính vì chi phí đầu tư cho thâm canh khác nhau nên đã dẫn đến kết quả chênh lệch quá lớn về năng suất cũng như giá trị sản xuất của từng nhóm hộ.

a. Hiệu quả kinh tế của đất hàng năm theo phương thức sản xuất và mức sống của hộ năm 2013 (tính trên 1 ha diện tích đất 3 vụ)

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, hiệu quả kinh tế là thước đo trình độ sử dụng đất của địa phương, có hiệu quả kinh tế cao chính là mục tiêu quan trọng nhất trong việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp đi theo hướng sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường, phấn đấu đạt các chỉ tiêu của chương trình nông thôn mới và đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Việc đánh giá đúng HQKT sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp cũng như việc lựa chọn loại cây trồng, có được các CTLC phù hợp nhất với địa phương nhằm năng cao hệ số sử dụng đất. Một điều dễ nhận thấy là hộ có quy mô lớn thường là những hộ sản xuất đa dạng cũng như có sự đầu tư tốt hơn trong sản xuất kinh doanh.

Để đánh giá HQKT sử dụng đất nông nghiệp tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC, Pr/IC. Tỷ xuất các chỉ tiêu trên phản ánh được rõ nét hiệu quả sản xuất của từng loại hình sử dụng đất. Các tỷ suất được tính cùng trên một đơn vị diện tích, chính vì đó, nó là căn cứ để so sánh

các CTLC nào đem lại hiệu quả kinh tế hơn. Tỷ suất càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế càng cao. Giúp cho các hộ có cái nhìn nhận đúng về từng kiểu sử dụng đất, đưa ra được những quyết định đúng đắn, lựa chọn phù hợp để đầu tư sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để hiểu rõ hiệu quả sử dụng đất hàng năm thông qua các phương thức sản xuất trên đất 3 vụ ta tiến hành phân tích bảng 3.9 (trang bên).

Về kết quả sản xuất: Qua bảng số liệu trên cho ta thấy với CTLC (2 lúa

+ khoai lang) hộ khá có mức đầu tư chi phí trung gian hết 55.106,78 đ/ha đem lại GTSX là 163.887,43 nghìn đồng/ha tương ứng với thu nhập hỗn hợp là 107.947,54 nghìn đồng/ha. Hộ trung bình bỏ ra chi phí trung gian 50.520,29đ/ha đem lại GTSX 152.929,39 nghìn đồng/ha và cho thu nhập hỗn hợp 101.574,33 nghìn đồng/ha. Hộ nghèo đầu tư chi phí hết 49.069,59 nghìn đồng/ha đem lại GTSX là 144.015,22 nghìn đồng/ha và thu nhập hỗn hợp được 94.112,53 nghìn đồng/ha.

Với CTLC (2 lúa + ớt) ở nhóm hộ khá bỏ ra chi phí đầu tư là cao nhất và cũng đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất cụ thể hộ khá bỏ ra chi phí 68.172,57 nghìn đồng/ha đem lại GTSX là 611.328,78 nghìn đồng/ha và thu được thu nhập hỗn hợp 542.323,11 nghìn đồng/ha.

Hộ trung bình bỏ ra 60.207,85 nghìn đồng/ha cũng đem lại GTSX là 511.856,64 nghìn đồng/ha và cho thu nhập hỗn hợp 491.140,22 nghìn đồng/ha.

CTLC (2 lúa + hành) đây là phương thức sản xuất phổ biến ở địa phương được các hộ đầu tư khá cao. Cây hành với ưu thế cây vụ đông, cây sinh trưởng phát triển tốt bên cạnh đó thị trường đầu ra thuận tiện. Hộ khá đầu tư 67.375,57 nghìn đồng/ha và thu được GTSX 277.811,08 nghìn đồng/ha và cho thu nhập hỗn hợp khá cao 209.602,41 nghìn đồng/ha. Với phương thức sản xuất (2lúa + hành) hộ trung bình cũng bỏ ra chi phí đầu tư hết 55.206,76 nghìn đồng/ha và đem lại GTSX 212.968,13 nghìn đồng/ha và cho thu nhập hỗn hợp được 156.928,27 nghìn đồng/ha.

Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế từđất hàng năm theo phương thức sản xuất và mức sống của hộ năm 2013 (tính trên 1 ha diện tích đất 3 vụ) Mức sống Chỉ tiêu Phương thức GO (1000đ) IC (1000đ) VA (1000đ) MI (1000đ) Giá trị CLĐ/ha (1000đ) Pr (1000đ) GO/IC (lần) VA/IC (lần) MI/IC (lần) PR/IC (lần) Hộ khá

2 lúa + 1 khoai tây 259.510,65 59.737,99 199.772,66 198.939,56 18.050,5 180.889,1 4,34 3,34 3,33 3,03

2 lúa + 1 khoai lang 164.442,83 55.106,78 109.336,05 108.502,95 16.384,3 92.118,65 2,98 1,97 1,96 1,68

2 lúa + 1 hành 277.811,08 67.375,57 210.435,50 209.602,41 24.993 184.609,4 4,12 3,12 3,11 2,74 2 lúa + 1 ớt 611.328,78 68.172,57 543.156,21 542.323,11 38.878 503.445,1 8,97 7,96 7,9 7,38 2 lúa+ rau 252.318,22 58.883,50 193.434,71 192.601,61 55.540 137.061,6 4,28 3,28 3,27 2,33 Hộ trung bình

2 lúa + 1 khoai tây 233.740,09 53.353,11 180.386,98 179.553,88 17.970,15 161.583,73 4,3 3,3 3,39 3,02

2 lúa + 1 khoai lang 152.929,39 50.520,29 102.407,42 101.574,33 16.270,2 85.304,33 3,02 2,02 2,01 1,67

2 lúa + 1 hành 243.903,91 58.075,40 185.828,51 184.995,41 24.655,77 160.339,6 4,19 3,19 3,18 2,76

2 lúa + ớt 511.856,64 60.207,85 451.623,51 450.790,41 37.970,5 412.819,9 8,5 7,5 7,48 6,86

2 lúa + rau 218.188,89 51.224,26 166.953,24 166.120,14 55.575 110.545,1 4,25 3,25 3,24 2,16

Hộ nghèo

2 lúa + 1 khoai tây 210.663,22 48.875,2 161.788,02 160.954,92 17.985 142.969,92 4,3 3,3 3,3 2,92

2 lúa + 1 khoai lang 144.015,22 49.069,59 94.945,63 94.112,53 16.150 77.962,53 2,93 1,93 1,91 1.59

2 lúa + 1 hành 212.968,13 55.206,76 157.761,37 156.928,27 24.511 132.417,3 3,85 2,85 2,84 2,4

2 lúa + 1 ớt 491.140,22 57.483,9 433.656,32 432.823,22 37.265 395.558,2 8,54 7,54 7,52 6,89

2 lúa + rau 206.497,72 48.930,74 157.566,98 156.733,88 55.265,77 101.468,1 4,22 3,22 3,2 2,07

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra của tác giả)

5

Về hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế của cây trồng phụ thuộc vào năng suất cây trồng, với CTLC (2 lúa + ớt) được các nhóm hộ tập trung vào đầu tư nhiều nhất với chi phí bỏ ra cao hơn so với các cây khác tuy nhiên cây ớt cho năng suất cũng như hiệu quả kinh tế cao hơn so với các CTLC khác trên cùng diện tích đất 3 vụ. Cụ thể hộ khá đem lại hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí bỏ ra GO/IC 8,97 lần và cho thu nhập hỗn hợp tính trên đồng chi phí MI/IC là 7,9 lần. Hộ nghèo thu được GO/IC là 8,54 lần và cho thu nhập hỗn hợp tính trên đồng chi phí là 7,52 lần.

Với CTLC (2 lúa + khoai tây) các nhóm hộ thu được hiệu quả kinh tế tương đối đồng đều và chỉ đứng thứ 2 sau CTLC (2 lúa + ớt). Cụ thể hộ khá thu được GO/IC 4,34 lần và cho thu nhập hỗn hợp tính trên chi phí bỏ ra là 3,03 lần, hộ trung bình thu được GO/IC 4,3 và đem lại thu nhập hỗn hợp 3,02 lần.

Với CTLC (2 lúa + khoai lang) cho hiệu quả kinh tế thấp nhất so với các CTLC trên đất 3 vụ khác, hộ khá GO/IC 2,98 lần và chỉ cho MI/IC 1,68 lần, hộ trung bình GO/IC 3,02 lần và cho MI/IC 1,67 lần. Như vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất 3 vụ thì các nhóm hộ cần phải bố trí các CTLC thích hợp, đảm bảo với lượng vốn bỏ ra sẽ cho kết quả tương xứng với đồng vốn và đạt được hiệu quả kinh tế là cao nhất.

Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện kết quả sản xuất trên đất 3 vụ của hộ khá theo các CTLC (tính trên 1ha)

Qua biểu đồ ta thấy với CTLC (2 lúa + ớt) đem lại GTSX 611.328,57 nghìn đồng/ha và cho thu nhập hỗn hợp 542.323,11 nghìn đồng/ha cao hơn rất nhiều so với CTLC (2 lúa + khoai lang) chỉ cho GTSX 164.442,83 nghìn đồng/ha và cho thu nhập hỗn hợp 108.502,95 nghìn đồng/ha.

Với CTLC (2 lúa + hành) đem lại GTSX là 277.811,08 nghìn đồng/ha và đem lại thu nhập hỗn hợp là 209.602,41 nghìn đồng/ha.

Với CTLC (2 lúa + khoai tây) đem lại GTSX là 259.510,65 nghìn đồng và bỏ ra chi phí 59.737,99 nghìn đồng, cho thu nhập hỗn hợp là 198.939,56 nghìn đồng.

Qua đây ta cũng thấy trên cùng 1 diện tích đất 3 vụ với các CTLC khác nhau cho kết quả sản xuất có sự chênh lệch đáng kể. Từ kết quả trên làm căn cứ cho hộ khá lựa chọn ra được các CTLC đem lại hiệu quả nhất.

Hình 3.2: Biểu đố thể hiện hiệu quả kinh tế trên đất 3 vụ của nhóm hộ khá theo các CTLC (tính trên 1ha)

Qua biểu đồ ta thấy trong 5 CTLC thì CTLC (2 lúa + ớt) cho tỷ suất GO/IC tính trên đồng chi phí bỏ ra là cao nhất 8,97 lần và cho tỷ suất MI/IC 7,9 lần. Đứng thứ 2 CTLC (2 lúa + khoai tây) cho tỷ suât GO/ IC là 4,34 lần và thu nhập hỗn hợp trên đồng chi phí bỏ ra MI/IC 3,33 lần. CTLC (2 lúa + hành) cho tỷ suất GO/IC là 4,12 lần và MI/IC được 3,11 lần. Thấp nhất là CTLC (2 lúa + khoai lang) cho tỷ suất GO/IC là 2,98 lần, và MI/IC chỉ được 1,96 lần.

Qua đây ta cũng thấy được CTLC nào đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, để từ đó lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ cũng như chọn ra CTLC để mở rộng diện tích, quy mô, tập trung vào sản xuất đem lại hiệu quả tương xứng với chí phí đầu tư bỏ ra.

b. Hiệu quả kinh tế từ đất hàng năm theo phương thức sản xuất và mức sống của hộ năm 2013 (tính trên 1 ha diện tích đất 2 vụ)

Trên đất 2 vụ cây trồng vẫn cho năng suất và hiệu quả kinh tế là tương đối cao nhưng thấp hơn so với các cây trồng trên đất 3 vụ. Do xã có điều kiện khí hậu thuận lợi cũng như hệ thống thủy lợi đảm bảo cho sản xuất nông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)