Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (Trang 37)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.5.3. Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sử dụng đất nông nghiệp

- Phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất, sử dụng các chỉ tiêu: GO/IC, VA/IC, MI/IC, Pr/IC để biết hiệu quả sử dụng vốn, lao động của từng hộ ở từng vùng trong sản xuất kinh doanh.

+ Chỉ tiêu GO/IC là giá trị sản xuất tính theo chi phí trung gian. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao.

+ Chỉ tiêu VA/IC là giá trị gia tăng tính theo chi phí trung gian, là giá trị tăng thêm so với chi phí trung gian của hộ. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu quả sản xuất càng cao.

+ Chỉ tiêu MI/IC là khoản thu nhập hỗn hợp trong sản xuất kinh doanh của hộ so với chi phí trung gian. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu suất càng cao.

+ Chỉ tiêu Pr/IC là phần lãi ròng trong sản xuất kinh doanh của hộ so với chi phí trung gian. Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu suất càng cao.

Ngoài các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế thì cần phải tiến hành đánh giá cả về hiệu quả môi trường và hiệu quả kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc đánh giá này hết sức khó khăn, nhiều chỉ tiêu không lượng hóa được. Vì vậy, tôi chỉ đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường của từng giải pháp.

* Chỉ tiêu về mặt xã hội, bao gồm

Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm

Thu nhập bình quân trên đầu người ở vùng nông thôn

Đảm bảo an toàn lương thực và gia tăng lợi ích của nông dân. Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội

* Chỉ tiêu hiệu quả về môi trường, bao gồm

Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng hàng năm/ Tổng diện tích trồng cây hàng năm

Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng

Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi loại hình sử dụng đất Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 3.1.1. Điu kin t nhiên ca xã 3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý

Xã Ninh Sơn nằm cách xã trung tâm của huyện Việt Yên khoảng 5 km. Có tổng diện tích tự nhiên là 810,35 ha. Giáp với các xã như sau:

- Phía Đông giáp xã Quảng Minh - Phía Tây giáp xã Tiên Sơn

- Phía Nam giáp sông cầu, tỉnh Bắc Ninh - Phía Bắc giáp xã Trung Sơn [4].

* Địa hình

Địa hình của xã Ninh Sơn nằm trên vùng chuyển tiếp giữa địa hình trung du và đồng bằng của vùng Bắc Bộ, có địa hình bán sơn địa: Bao gồm dạng gò đồi và đồng bằng, hướng dốc chính theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cụ thể:

+ Phía Đông và Đông Nam là vùng đồng bằng, có địa hình tương đối bằng phẳng phù hợp với việc trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, hệ thống ao, hồ, kênh mương tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp... Độ dốc địa hình trung bình < 0,004.

+ Phía Tây là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây lâu năm và các cây ăn quả, hệ thống kênh mương nội đồng tương đối hoàn chỉnh. Độ dốc vùng gò đồi biến thiên trong khoảng: (0,003- 0,01).

+ Về tổng thể, địa hình tương đối thuận lợi cho việc thoát nước mặt tự chảy, tạo cảnh quan sinh thái hài hoà.

3.1.1.2. Khí hậu

Ninh Sơn là 1 xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, đặc điểm khí hậu chia thành 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa hè nắng nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô hanh, có nhiệt độ trung bình hàng năm 270

C. Vào tháng 05, tháng 06 và tháng 07 nhiệt độ có thể lên tới 37 - 380C. Nhiệt độ cao nhất đo được tại vùng này là vào tháng 6 là 39 đến 400C, Nhiệt độ thấp nhất là vào các tháng 12, 01, 02 là 9 đến 110C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm là 85000C, cho phép canh tác luân canh 3 vụ trên cùng một diện tích.

khoảng 900 mm, tháng thấp nhất vào các tháng 12, tháng 01, tháng 02, trung bình lượng mưa chỉ có 15 - 20 mm.

Hướng gió chủ yếu là gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam. Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 03 năm sau, gió mùa đông nam thổi từ tháng 04 đến háng 09. Độ ẩm không khí trung bình là 80%, cao nhất là 90% vào tháng 03, thấp nhất là 60% vào tháng 10.

Nhìn chung khí hậu của xã thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đa dạng hoá cây trồng;

Về khó khăn: Một số diện tích đất canh tác bị ngập úng trong mùa mưa, mùa đông lạnh khô hanh kéo dài kèm theo những đợt sương muối gây khó khăn trong việc gieo trồng và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

3.1.1.3. Thủy văn

Nguồn nước của xã chủ yếu từ hệ thống thuỷ nông Sông Cầu, một phần từ nước ngầm và các hồ ao nhỏ.

Nguồn nước ngầm phong phú, tầng nước nông, chất lượng nước tốt, thuận lợi cho việc khai thác và sử dụng, đây là nguồn nước chủ yếu để sinh hoạt và một phần phục vụ sản xuất bằng các giếng tự khoan của hộ gia đình.

Nguồn nước tưới cho đồng ruộng chủ yếu được lấy từ Trạm bơm Nội Ninh của xã Ninh Sơn và Trạm bơm thôn Thần trúc xã Tiên Sơn, do công ty khai thác công trình thuỷ lợi Sông Cầu quản lý đảm bảo nước tưới cho toàn xã.

3.1.1.4. Thổ nhưỡng và đặc điểm đất đai

Theo số liệu điều tra của viện nông hoá thổ nhưỡng cho thấy, trên địa bàn xã có những loại đất: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa muộn bạc màu, đất lúa có nguồn gốc dốc tụ và đất đồi phát triển trên phiến thạch sét.

Nhóm đất lúa bạc màu chiếm tỷ lệ lớn, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng canh tác dày, hàm lượng mùn trong đất từ trung bình đến khá.

Nhóm đất lúa có nguồn gốc dốc tụ, vùng trũng, có tầng đất dầy, có phôi thịt nặng, giàu mùn.

Nhóm đất đồi bị sói mòn nhưng tầng đất dầy, độ ẩm cao rất thuận lợi cho trồng cây ăn quả, cây lâu năm.

Phần lớn diện tích đất đai của xã có độ PH là trung tính PH >7, chỉ một số diện tích nhỏ có độ PH <5, tập trung chủ yếu ở những chân ruộng trũng [4].

3.1.1.5. Tình hình sử dụng và phân bổđất đai

Ninh Sơn là một xã nông nghiệp, với diện tích đất tự nhiên tương đối lớn 810,35 ha. Chủ yếu là diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích đất

trồng cây hàng năm chiếm đa phần diện tích của xã. Xã không có diện tích đất lâm nghiệp.

Qua bảng 3.1 ta thấy trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 cơ cấu đất nông nghiệp của xã Ninh Sơn không có những biến động nhiều. Diện tích đất tự nhiên không thay đổi. Hệ số sử dụng đất nông nghiệp của xã năm 2013 là 2,38 lần, bình quân đất nông nghiệp/ hộ khá cao 0,3 ha năm 2011 và giảm dần còn 0,27 ha năm 2013 do một số diện tích đất này đã chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác. Diện tích đất chưa sử dụng vẫn chiếm tỷ lệ cao 3,44% tương ứng với 27,94 ha, diện tích đất này cũng đang có xu hướng giảm dần từ 2011 là 33,83 ha đến năm 20113 còn 27,94 ha, diện tích này được xã sử dụng vào xây dựng đường giao thông, công trình công cộng. Để tìm hiểu rõ hơn tình hình sử dụng đất đai của xã ta đi xem xét bảng 3.1.

Bảng 3.1: Đất đai và tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng (ha) CC (%) Số lượng (ha) CC (%) Số lượng (ha) CC (%) 12/11 13/12 Tốc độ PTBQ Tổng diện tích tự nhiên 810,35 100 810,35 100 810,35 100 I. Đất nông nghiệp 603,17 74,43 603,17 74,43 603,17 74,43 100 100 100 1. Đất trồng cây hàng năm 546,60 90,62 546,60 90,62 546,60 90,62 100 100 100 2. Đất trồng cây lâu năm 28,41 4,71 28,41 4,71 28,41 4,71 100 100 100 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 28,16 4,67 28,16 4,67 28,16 4,67 100 100 100 II. Đất chuyên dùng 84,74 10,46 90,62 11,18 90,62 11,18 106,9 100 103,4 1. Đất xây dựng cơ bản 7,14 8,42 11,02 12,16 11,02 12,16 144,4 100 120,1 2. Đất giao thông 28,26 33,35 30,26 33.39 30,26 33,39 108,5 100 104,16 3. Đất thuỷ lợi 27, 89 30,77 27,89 30,77 27,89 30,77 100 100 100 4. Đất chuyên dùng khác 21,45 25,31 21,45 23,67 21,45 23,67 100 100 100 III.Đất ở 88,62 10,94 88,62 10.94 88,62 10,94 100 100 100 IV.Đất chưa sử dụng 33,82 4,17 27,94 3,44 27,94 3,44 82,49 100 90,82 V. Một số chỉ tiêu BQ BQ đất NN/hộ 0,30 0,10 0,27 33,33 27 30,16 BQ đất NN/LĐ 0,13 0,13 0,13 100 100 100 BQ đất NN/LĐNN 0,16 0,17 0,18 106,25 105,88 106,06

(Nguồn: UBND xã Ninh Sơn[3])

Trong giai đoạn 2011- 2013 thực hiện nghị quyết trung ương 7 khóa X của chính phủ, được sự quan tâm chỉ đạo của huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện, sự phối hợp của các cấp ngành, sự phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo đảng, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương đã đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng nông thôn, việc mở rộng hệ thống giao thông nông thôn đã góp phần giảm diện tích đất chưa sử dụng xuống, chỉ còn 27,94 ha chiếm 3,44%.

3.1.2. Điu kin kinh tế xã hi ca xã Ninh Sơn

3.1.2.1. Dân số và lao động

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm 2011-2013

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) 12/11 13/12 Tốc độ PTBQ 1.Tổng số hộ của xã Hộ 1.998 100 2.015 100 2.198 100 100,85 109,08 104,97 + Số hộ NN Hộ 1.679 84,03 1.691 83,92 1.826 83,08 100,71 107,91 104,31 + Số hộ phi NN Hộ 319 15,97 324 16,08 372 16,92 101,57 114,81 108,19 2.Tổng số nhân khẩu Người 8.244 100 8.338 100 8.474 100 101,14 101,63 101,39 3.Tổng số LĐ LĐ 4.468 54,20 4.485 53,79 4.494 53,03 100,38 100,20 100,29 + LĐ NN LĐ 3.670 82,14 3.446 76,83 3.289 73,19 93,90 95,44 94,67 +LĐ phi NN LĐ 798 17,86 1.039 23,17 1.205 26,81 130,20 115,98 123,09 4.Một số chỉ tiêu BQ Người/hộ

+ BQ khẩu/hộ Người/hộ 4,13 4,14 3,86 100,24 93,27 96,76 + BQ LĐ/hộ LĐ/hộ 2,24 2,23 2,04 99,55 91,48 95,52 + BQLĐNN/hộ Người/hộ 1,84 1,71 1,50 92,93 87,72 90,33

(Nguồn: UBND xã Ninh Sơn [4])

* Dân Số: Dân số toàn xã, năm 2012 là 8.474 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân là 1.059 người/km2, toàn xã có 2.198 hộ.

Trong đó hộ làm nông nghiệp là 1.826 hộ, chiếm tỷ lệ 83,08%, số hộ phi nông nghiệp là 372 hộ, chiếm tỷ lệ 16,92 %.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,92%, tỷ lệ tăng dân số cơ học 0,14%. * Lao động việc làm

Tổng số lao động là 4.494 người chiếm 53,03% tổng dân số. Trong đó số người làm nông nghiệp là 3.289 người, chiếm tỷ lệ 73,19% tổng số lao động; số lao động phi nông nghiệp là 1.205 người hoạt động trong các lĩnh vực, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và công chức Nhà nước, chiếm tỷ lệ 26,81% tổng lao động.

Do lao động nông nghiệp mang tính chất thời vụ nên số lượng người dư thừa nhàn rỗi thường xuyên sau mùa vụ là tương đối nhiều. Phần lớn số lao động này sau mùa vụ đều đi làm thuê như thợ phụ, thợ xây, làm hợp đồng

trong các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Do vậy trong tương lai cần phải giải quyết số lao động dư thừa trên bằng cách phát triển các ngành nghề, dịch vụ tại địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)