2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1.2.3. Thực trạng các ngành kinh tế của xã Ninh Sơn
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của tỉnh Bắc Giang và của huyện Việt Yên, kinh tế của xã Ninh Sơn đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Kinh tế phát triển ổn định, thu nhập bình quân hàng năm đạt khoảng 12 - 14 triệu đồng/người. Tình hình phát triển sản xuất của xã ngày càng nâng cao và ổn định. Đặc biệt, Nhà nước với chương trình nông thôn mới và các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn xã ngày một nhiều, sản xuất nông nghiệp đã đi vào chiều sâu. Đầu tư vào cải tạo đất đai đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, đưa giống mới có năng suất cao vào trồng trọt.
Để hiểu rõ được thực trạng các ngành kinh tế của xã ta đi xem xét các hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế.
a. Ngành Nông nghiệp
- Trồng trọt: Cây trồng chính của xã là lúa chiêm, lúa mùa, khoai lang,
khoai tây, cây lạc, cây bí đỏ vụ đông, cây đỗ long châu và một số loại cây rau mầu khác, trong đó lúa là cây trồng chính với diện tích gieo cấy cả năm đạt khoảng 665 ha. Gieo trồng bằng các giống lúa lai mới; lúa chất lượng cao; khang dân 18, Thục hưng số 6,.... năng suất bình quân đạt 5,5 - 6,0 tấn/ha.
Cây bí đỏ được trồng chủ yếu trong vụ đông ở những chân hai lúa, đất bãi có ở tất cả các thôn trong xã, năng suất bình quân từ 800 đến 1000 kg/sào.
Cùng với cây bí đỏ thì cây khoai tây, cây đỗ long châu cũng được đưa vào trồng ở xã với diện tích tương đối nhiều năng suất đạt từ 300 đến 400 kg/sào.
Cây rau màu các loại được trồng chủ yếu trong vụ đông gồm các giống như: cây hành, su hào, bắp cải, cà chua,... cung cấp đủ nhu cầu về rau sạch cho nhân dân trên địa bàn xã và các xã lân cận.
- Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng phát triển. Đàn
trâu, đàn bò chủ yếu phục vụ cày kéo và lấy thịt biến động từ 450 đến 830 con. Tuy nhiên hiện nay chăn nuôi có xu hướng là số lượng đàn bò tăng, đàn trâu đang giảm dần. Đàn lợn tăng nhanh từ 5.800 con năm 2011 lên 6.270 con năm 2013 trong đó, chủ yếu là lợn thịt, đàn lợn thịt có từ 5.200 đến 6.100 con trọng lượng mỗi con xuất chuồng đạt khoảng 100 kg .
Nhìn chung ngành trồng trọt của xã trong những năm qua phát triển tốt, năng suất ổn định đảm bảo được nhu cầu về lương thực của nhân dân trong xã và một phần bán ra thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp, những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng trong khâu làm đất, giống cây trồng, kỹ thuật chăm sóc.... Chăn nuôi tương đối phát triển nhưng tập trung chủ yếu ở nhóm hộ khá do nhóm hộ này có điều kiện về vốn để chăn nuôi với quy mô lớn, nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác.
b. Thực trạng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Do xã có vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế, xã hội như có đường liên xã từ thị trấn Nếnh qua xã Quảng Minh đi chùa Bổ đà xã Tiên Sơn, xã Trung Sơn và từ Quảng Minh đi đê đại Hà, xã Quang Châu. Có vị trí liền kề với Sông cầu, giáp danh với tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là xã có vị trí gần
với khu công nghiệp Đình Trám, khu công nghiệp Quang Châu... nên trong những năm qua đã giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trong xã, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định đời sống sinh hoạt, phát triển bền vững kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã.
- Tiểu thủ công nghiệp: Ngày càng phát triển với nhiều loại ngành nghề
khác nhau bao gồm: May mặc, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ dân dụng,.... Sản phẩm làm ra được tiêu thụ chủ yếu tại chỗ và một phần tiêu thụ cho các xã lân cận.
- Thương mại và dịch vụ: Tương đối phát triển với nhiều loại hình dịch vụ như: Vận tải hàng hoá, hành khách, cửa hàng kinh doanh dịch vụ tạp hoá..., tập trung nhiều ở các thôn Nội Ninh, Phúc Ninh, Mai Vũ, Ninh Động và Cao Lôi.
Hiện nay nền kinh tế của xã đang có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng của ngành nông nghiệp qua 3 năm 2011-2013 có xu hướng tăng qua từng năm, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 64.600,39 triệu đồng năm 2011 đến năm 2013 là 65.950,69 triệu đồng, mức tăng bình quân hàng năm là 101,05%. Điều này là do Ninh Sơn là một xã thuần nông, với tiềm năng đất đai và lao động hiện có xã đã xác định lúa là cây trồng chính. Do đó muốn phát triển ngành trồng trọt không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ mà trọng tâm là sản xuất vụ đông.
Đặc biệt, nhìn vào bảng ta thấy rõ giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch vụ cũng có xu hướng tăng, chứng tỏ rằng các hoạt động phi nông nghiệp đem lại thu nhập cho các hộ ngày càng tăng, đem lại hiệu quả thu nhập cho các hộ, năm 2011 ngành thương mại - dịch vụ, có giá trị sản xuất là 1.200,03 triệu đồng, đến năm 2013 là 1.505,06 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân chung của các năm là 113,86%.
Một số các chỉ tiêu bình quân có sự biến động không ổn định,cụ thể giá trị sản xuất/hộ 2011 là 40,09 triệu đồng giảm xuống 37,9 triệu đồng năm 20113, tốc độ phát triển bình quân 97,35%.
Do xã không có diện tích đất lâm nghiệp chính vì vậy mà không có nguồn thu từ lâm sản.
Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Ninh Sơn qua 3 năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh(%) GT(Trđ) CC(%) GT(Trđ) CC(%) GT(Trđ) CC(%) 12/11 13/12 Tốc độ PTBQ I. Tổng giá trị SX 80.105,42 100 82.648,32 100 83.316,09 100 103,17 100,81 101,99 1. Nông nghiệp 64.600,39 80,64 66.328,09 80,25 65.950,69 79,16 102,67 99,43 101,05 a. Trồng trọt 33.460,17 51,80 34.978,09 52,73 36.950,11 56,03 104,54 105,64 105,09 b. Chăn nuôi 31.140,22 48,20 31.350 47,27 29.000,58 43,97 100,67 92,51 96,59 2. Thuỷ sản 10.805 13,49 11.560,16 13,99 11.890,20 14,27 106,99 102,85 104,92 3. Tiểu thủ CN 3.500 4,37 3.640,00 4,40 3.970,14 4,76 104 109,07 106,54 4. Thương mại - DV 1.200,03 1,50 1.120,07 1,36 1.505,06 1,81 93,34 134,37 113,86 II. Một số chỉ tiêu BQ 1. Giá trị sx/hộ 40,09 41,02 37,90 102,32 92,39 97,35 2. Giá trị sx/LĐ 17,93 18,43 18,54 102,79 100,60 101,69 3. Giá trị sx/NK 9,72 9,91 9,83 101,95 99,19 100,57
(Nguồn: UBND xã Ninh Sơn [4])
3
Ngành chăn nuôi trong những năm qua liên tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại làm trâu bò chết, dịch bệnh diễn ra phức tạp, nhất là dịch tai xanh ở lợn khiến cho số lượng đàn trâu và lợn suy giảm, dịch cúm gia cầm làm suy giảm số lượng đàn gia cầm. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm giảm 3,41%. Bên cạnh đó thì trồng trọt, thủy sản có xu hướng tăng lên bình quân hàng năm tăng 4%- 5%.
Trong quá trình phát triển nông thôn theo chương trình nông thôn mới và quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn thì sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ luôn chiếm vị trí quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động. Thương mại dịch vụ có tốc độ phát triển bình quân 13,86% góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.