2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Những thông tin cơ bản về các hộ điều tra
Để có cơ sở trong việc đưa ra những giải pháp về sử dụng có hiệu quả đất nông nghiệp tại xã Ninh Sơn, cũng như đánh giá đươc hiệu quả của loại hình sản xuất nào đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân để từ đó lựa chọn ra CTLC hiệu quả nhất.
Cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ xã tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên, phân tầng theo tình hình kinh tế của 45 hộ trên 3 thôn trong xã. Trong đó điều tra 29 hộ khá, 13 hộ trung bình, 3 hộ nghèo
Trong quá trình điều tra, căn cứ vào số liệu thông tin thu thập được tôi đã phân bổ thành các nhóm hộ: Khá - Trung bình - Nghèo. Các nhóm hộ này được phân chia theo tiêu thức như sau:
Hộ trung bình là hộ có thu nhập từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng Hộ nghèo là hộ có thu nhập dưới 400.000 đồng/người/tháng [19].
Qua bảng số liệu dưới đây ta thấy được rõ sự chênh lệch giữa các nhóm hộ cụ thể: Hộ khá có bình quân nhân khẩu là 4,34 người/hộ trong khi đó hộ nghèo chỉ có 2,33 người/hộ, dẫn đến sự chênh lệch về lao động. Hộ khá bình quân lao động 3,34 người/hộ, thấp nhất là nhóm hộ nghèo với 1,33 người/hộ. Bên cạnh đó, diện tích đất tự nhiên bình quân/hộ của nhóm hộ khá là 0,56 ha/hộ trong khi hộ trung bình là 0,23 ha/hộ, thấp nhất là hộ nghèo chỉ với 0,19 ha/hộ. Như vậy ta cũng thấy được rằng sự chênh lệch về lao động chính bình quân/hộ có ảnh hưởng đến khả năng tăng năng suất cũng như sản lượng giữa
các nhóm hộ. Điều này khẳng định rằng diện tích đất đai, cùng với lao động là 2 yếu tố không thể thiếu và rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp để tăng thu nhập cho hộ gia đình. Qua đây ta thấy được hệ số sử dụng đất giữa các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch, nhưng không cao hộ khá 2,63 lần hộ nghèo là 2,56 lần và thấp nhất là hộ trung bình là 2,53 lần. Bảng 3.5: Tình hình cơ bản của nhóm hộđiều tra Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Phân theo nhóm hộ Khá Trung bình Nghèo I. Dân số - Lao động 1. Tổng số hộ Hộ 45 29 13 3 2. Tổng số khẩu Người 190 126 57 7 3. Số khẩu BQ/hộ Người 4,22 4,34 4,38 2,33 4. Tổng số LĐ Người 131 97 30 4 5. LĐBQ/hộ Người 2,91 3,34 2,3 1,33 6. Tổng số LĐNN Người 88 59 26 3 7. LĐNN/hộ Người 1,96 2,03 2 1
8.Tuổi BQ cuả chủ hộ Tuổi 44,06 45,79 37,38 56,33 II. Đất đai Tổng diện tích đất NN Ha 19,86 16,26 3,02 0,58 1. Đất 2 vụ Ha 5,08 3,42 1,4 0,25 2. Đất 2 vụ+ vụ đông Ha 6,84 5,22 1,37 0,25 3. Đất chuyên trồng màu Ha 2,36 2,04 0,25 0,07 4. Đất NTTS Ha 5,58 5,58 - - 5. DT đất BQ/hộ Ha 0,44 0,56 0,23 0,19 6. Tổng diện tích đất gieo trồng Ha 46,14 42,56 7,67 1,48 7. Hệ số sử dụng đất Lần 2,57 2,62 2,53 2,56
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra của tác giả) Qua quá trình phỏng vấn điều tra bằng bảng hỏi các nhóm hộ, để thấy được sự chênh lệch về diện tích, năng suất của các loại cây trồng chính trên diện tích đất hàng năm giữa các nhóm hộ, được thể hiện cụ thể qua bảng 3.6.
Bảng 3.6: Diện tích, năng suất một số loại cây trồng chính trên đất hàng năm của nhóm hộđiều tra năm 2013 (Bình quân /hộ)
Chỉ tiêu ĐVT Hộ khá (n =29) Hộ trung bình (n =13) Hộ nghèo (n = 3) Bình quân chung I. Diện tích 1. Lúa cả năm Ha 0,29 0,25 0,2 0,27 1.1. Lúa xuân Ha 0,16 0,14 0,11 0,15 1.2. Lúa mùa Ha 0,13 0,11 0,09 0,12 2. Khoai tây Ha 0,07 0,05 0,05 0,06 3. Lạc Ha 0,04 0,03 0,03 0,04 4. Khoai lang Ha 0,06 0,05 0,03 0,06 5.Hành Ha 0,15 0,07 0,05 0,12 6. Các cây rau đậu khác Ha 0,08 0,05 0,03 0,07 II. Năng suất 1. Lúa cả năm Tạ/ha 57,08 55,6 52,89 56,37 1.1. Lúa xuân Tạ/ha 60,01 58,13 55,54 59,17 1.2. Lúa mùa Tạ/ha 54,15 53 50,23 53,56 2. Khoai tây Tạ/ha 164,5 135,76 125 153,6 3. Lạc Tạ/ha 49 47,2 44,43 48,17 4. Khoai lang Tạ/ha 180,5 176,6 166,6 178,45 5. Hành Tạ/ha 305,47 277,7 263,81 282,32 6. Các cây rau đậu khác Tạ/ha 279,7 263,8 242 272,6
(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra của tác giả)
Qua bảng số liệu ta thấy hầu hết các hộ đều có diện tích lúa cao hơn so với diện tích các loại cây trồng khác. Cụ thể hộ khá là hộ có diện tích cao hơn các hộ trung bình và hộ nghèo. Diện tích lúa hộ khá là 0,29 ha/hộ trong khi đó hộ nghèo chỉ có 0,2 ha/hộ. Sau cây lúa cây hành có diện tích đứng thứ hai bình quân chung mỗi hộ có 0,12 ha do cây hành là cây vụ đông đem lại giá trị kinh tế cao tận dụng được diện tích đất sau khi thu hoạch lúa vụ mùa. Khoai tây cũng là một trong những cây trồng chiếm một phần lớn diện tích cây vụ đông của các hộ. Như hộ khá bình quân trồng 0,07 ha, hộ trung bình và hộ nghèo có 0,05 ha. Các cây rau đậu cũng được trồng phổ biến, hộ khá trung bình 0,08 ha/hộ, hộ trung bình có 0,05 ha/hộ, hộ nghèo có 0,03 ha/hộ. Chủ yếu các hộ trồng rau cải bắp,đậu đỗ… Lạc có diện tích thấp hơn do diện tích trồng lạc chủ yếu trên đất vàn, chân ruộng khô, mà diện tích này chiếm tỷ lệ ít. Bình quân chung mỗi hộ có 0,04 ha đất trồng lạc.
Qua bảng cho thấy năng suất các loại cây trồng giữa các nhóm hộ cũng có sự chênh lệch như cây lúa hộ khá đạt 57,08 tạ/ha, còn hộ nghèo thấp nhất chỉ đạt 52,89 tạ/ha. Năng suất khoai tây có sự chênh lệch lớn, nhóm hộ khá đạt 164,5 tạ/ha, trong khi đó hộ nghèo chỉ đạt 125 tạ/ha. Điều này khẳng định diện tích đất đai và mức đầu tư cho các loại cây trồng giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch nó ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của cây trồng.