2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1.4. Biến động diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hàng năm
năm của xã Ninh Sơn
Muốn thấy rõ được thực trạng sản xuất cũng như truyền thống canh tác trên đất nông nghiệp của xã, cách bố trí sản xuất loại cây gì, diện tích ra sao, năng suất của cây trồng có biến động như thế nào. Qua đó ta thấy được loại cây nào đang được người dân trong xã lựa chọn để đầu tư phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế tương xứng với vốn đầu tư bỏ ra. Chính vì vậy để thấy rõ biến động diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hàng năm của xã chúng ta đi tìm hiểu qua bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Biến động diện tích, năng suất một số cây trồng chính trên đất hàng năm của xã Ninh Sơn qua các năm 2011- 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Tốc độ PTBQ (%) ±∆ ±% ±∆ ±% I. Diện tích Ha 1. Lúa cả năm Ha 656,72 664,7 645,4 7,98 1,01 -19,3 -2,9 98,98 1.1. Lúa xuân Ha 365,6 365,6 325,4 0 0 40,2 -10,9 94,39 1.2. Lúa mùa Ha 291,12 299,1 320 7,98 2,74 20,94 6,98 104,84 2. Khoai tây Ha 14 14 9,4 0 0 -4,6 -32,85 81,95 3. Lạc Ha 64,4 72 90 7,6 11,8 0 0 105,74 4. Khoai lang Ha 26 26 25,2 0 0 0,8 -3,07 98,45 5. Các cây rau đậu khác Ha 87 95,4 122 8,4 9,65 26,6 27,9 118,42 II. Năng suất 1. Lúa cả năm Tạ/ha 57 58,25 58 1,25 2,1 -0,25 -0,4 100,84
1.1. Lúa xuân Tạ/ha 60 61 59 1 1,02 -2 -3,27 98,84
1.2. Lúa mùa Tạ/ha 54 55,5 57 1,5 2,77 1,5 2,7 102,73
2. Khoai tây Tạ/ha 135 135 135 0 0 0 0 100
3. Lạc Tạ/ha 29,3 29,3 29,7 0 0 0,4 1,36 100,68
4. Khoai lang Tạ/ha 144 144 144,5 0 0 0,5 3,4 101,68
5. Các cây rau đậu khác Tạ/ha 270 270 280 0 0 10 3,7 101,83
(Nguồn: UBND xã Ninh Sơn[4])
4
* Biến động diện tích gieo trồng
Qua bảng số liệu ta thấy được tình hình sản xuất của một số loại cây trồng chủ yếu như sau:
Diện tích gieo trồng lúa cả năm có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011- 2013, bình quân mỗi năm giảm 1,02%. Trong đó diện tích lúa xuân giảm bình quân mỗi năm 5,61%, khoai lang cũng có xu hướng giảm bình quân mỗi năm giảm 1,55%. Trong các loại cây trồng hàng năm thì chỉ có lạc, các loại rau đậu khác tăng lên còn hầu hết là có xu hướng giảm đi đặc biệt là cây khoai tây giảm 18,05% bình quân mỗi năm tương ứng với 4,6 ha. Riêng diện tích trồng các loại rau qua 3 năm đã tăng lên 35 ha (19,84%), đây là một diện tích đất lớn khi mà cây rau màu là loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nguyên nhân của sự tăng giảm trên là do các cây trồng này chưa đem lại hiệu quả kinh tế tương xứng với mức đầu tư của người nông dân, chính vì đó mà họ chuyển dần sang trồng những loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cây ớt, các loại cây rau màu.
Như vậy, diện tích đất các loại cây trồng biến động không được kiểm soát của các nhà quản lý, hầu như người dân chủ động trong việc lựa chọn cây trồng, số lượng diện tích sẽ trồng. Qua phỏng vấn các hộ thì việc canh tác thường dựa vào điều kiện của năm trước. Đây chính là vấn đề bất cập trong quản lý nông nghiệp ở địa phương.
* Biến động về năng suất cây trồng qua các năm
Năng suất của các loại cây trồng qua các năm nghiên cứu đều có xu hướng tăng tuy nhiên qua quan sát ta thấy năng suất năm tăng năm giảm phản ánh năng suất cây trồng không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào các điều kiện canh tác, nhất là điều kiện thời tiết ở địa phương hàng năm thường xuyên xảy ra các đợt nóng nắng kéo dài gây khô hạn, mưa lũ vào mùa mưa và rét đậm rét hại vào mùa đông.
Thực tế cho thấy hầu hết giống của các cây hàng năm đã có sự thay đổi, đưa năng suất cây trồng tăng lên. Bên cạnh đó việc áp dụng tiến bộ KH - KT vào sản xuất nên năng suất cây trồng đã tăng đáng kể.