Nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (Trang 29)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.2. Nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam

Trong suốt quá trình sản xuất từ lâu người nông dân Việt Nam không chỉ biết tích lũy những kinh nghiệm nhận biết, phân loại đất đai, mà còn đánh giá đất đai với các khái niệm “tứ hạng điền, lục hạng thổ” dựa và kinh nghiệm sản xuất của người dân. Đánh giá đất như một môn khoa học chỉ mới được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ 70 với những công trình điều tra nghiên cứu, phân hạng đất lúa trong phạm vi xã, hợp tác xã do các cơ quan của bộ nông nghiệp, Viện nông hóa thổ nhưỡng, Vụ quản lý ruộng đất, Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội và một số địa phương: Hà Nội, Hà Tây, Nam Hà, Thái Bình, Thanh Hóa…Thực hiện một số ít nghiên cứu phân hạng đất mía, đất chè. Từ thập kỷ 80, đánh giá đất đã được phát triển cả về quy mô và nội dung nghiên cứu ứng dụng. Một số công trình đã đặt nền tảng cho việc nghiên cứu và đánh giá đất như sau:

Tổng cục quản lý ruộng đất chỉ đạo thực hiện phân hạng đất theo “ Phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện” (được thảo luận tháng 8 năm 1981 và được ban hành tháng 3 năm 1983).

“Đánh giá phân hạng đất khái quát toàn quốc (Tôn Thất Chiểu và nhóm nghiên cứu) thực hiện năm 1984 ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000 theo nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của bộ nông nghiệp Mỹ (land Capability Classifilation).

Trong nghiên cứu đánh giá và quy hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu năm 1985), phân loại khả năng đất của FAO đã được áp dụng. Tuy nhiên, chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên

(thổ nhưỡng, thủy văn và tưới tiêu, khí hậu). Trong nghiên cứu này hệ thống phân vị chỉ dừng ở lớp (Calass) thích nghi cho từng loại hình sử dụng đất.

Ở đồng bằng Sông Cửu Long một số nghiên cứu chuyên (Case stydy) ở khu vực nhỏ đã bắt đầu được ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO [6].

“Nguyễn Đình Bồng và cộng tác viên (1989) đã nghiên cứu phương pháp phân loại đất thích hợp của thập kỷ 90. Việc nghiên cứu phân loại đất thích hợp của FAO đã được triển khai rộng rãi trong khuôn khổ (chương trình quy hoạch tổng thể đồng bằng Sông Cửu Long). Một số nghiên cứu nhằm khái quát hóa khả năng sử dụng đất toàn vùng đồng bằng đã được thực hiện, làm cơ sở cho việc xây dựng các phương án sử dụng đất toàn vùng. Tuy nhiên, kết quả đánh giá chỉ dừng ở việc xem xét các điều kiện tự nhiên liên quan đến mục đích sử dụng đất. Bên cạnh đó, một nghiên cứu về sử dụng đất phèn và đất mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long trong khuôn khổ dự án (VIE 87/031) đã sử dụng phương pháp đánh giá đất đai định lượng của FAO (1983) nhằm chỉ ra khả năng thích nghi về sử dụng đất của các loại đất có vấn đề ở đồng bằng Sông Cửu Long” [16].

Những công trình nghiên cứu về phương pháp, nội dung đánh giá đất ngày càng được hoàn thiện, gần đây FAO (1994) trình bày như một khâu trọng yếu trong công tác quy hoạch sử dụng đất. Viện nghiên cứu tài nguyên đất hiện nay không thể dừng lại ở bước thống kê tài nguyên mà còn phải thực hiện việc đánh giá khả năng và giới hạn của tài nguyên đất. Do vậy tổ chức FAO đã dồn mọi nỗ lực của họ vào việc hoàn thiện công tác đánh giá khả năng đất bằng nhiều tài liệu hội thảo trên quy mô quốc gia.

Các phương pháp trên tiêu biểu cho mỗi xu hướng đánh giá đất đang được áp dụng trên thế giới, ngoài sự khác nhau về mục đích, phương thức, phương pháp và hệ thống phân loại, còn có những đặc điểm giống nhau được nhận biết.

Xác định đối tượng đánh giá đất là toàn bộ tài nguyên đất của các loại hình sử dụng đất.

Quan niệm đất đai là một thế giới tự nhiên bao gồm thổ nhưỡng và các yếu tố khác, động vật, thảm thực vật, khí hậu, thủy văn, mẫu chất…

Đánh giá đất gắn với mục đích sử dụng và sản xuất nông nghiệp, theo nghĩa rộng là bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi.

Trong đánh giá đất cần chú trọng tất cả các thành phần của đất ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với phẩm chất tự nhiên và khả năng sử dụng chúng trong sản xuất, cần chú trọng đến những yếu tố vật lý khó khăn để đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững.

“Có nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững. Theo FAO (năm 1992) đã đưa ra khái niệm như sau:

Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người cả cho hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản), sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sự phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu quả kinh tế và được xã hội chấp nhận” [2].

Cần phải đánh giá đất từ khái quát đến chi tiết trên quy mô lãnh thổ quốc gia, vùng, các đơn vị hành chính và các đơn vị sản xuất.

Trong bối cảnh hiện nay, các tác động của con người đối với việc khai thác sử dụng đất hoàn toàn bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế xã hội. Vì vậy, cần có sự xem xét kết hợp giữa điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội cụ thể.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)