Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 72)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.2. Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Theo phương án lựa chọn thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường mỏ đất hiếm Đông Pao, có thể phân chia theo hai nhóm công việc dựa trên việc đánh giá, dự báo liều chiếu xạ của các khu vực như sau:

- Khu vực 1: Các khu vực bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phóng xạ,bao gồm: 1) Cải tạo các bãi thải đất đá F3, F7.

2) Cải tạo các hồ thải quặng đuôi.

Các khu vực này thường có liều chiếu xạ cao, nên khi ngừng khai thác, đổ thải sẽ thực hiện các biện pháp sau:

 San gạt tạo mặt bằng, lu lèn, gia cố.  Phủ lên một lớp đất màu dày 0,5 - 0,6 m.

 Trồng cây công nghiệp như keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai,….

- Khu vực 2: Các khu vực ít bị ảnh hưởng của các yếu tố phóng xạ,bao gồm:  Cải tạo các moong đã khai thác xong: MF3,MF7.

 Cải tạo khu vực văn phòng, các nhà máy tuyển và các công trình phụ trợ khác. Các khu vực này thường có liều chiếu xạ thấp. Để đảm bảo an toàn cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sinh thái, các khu vực văn phòng, các nhà máy tuyển và các công trình phụ trợ khác sẽ được tiến hành các công việc sau:

 Tháo dỡ thiết bị máy móc;  San gạt, cải tạo mặt bằng;  Phủ lớp đất màu dày 0,3m;

 Khoanh nuôi, trồng cỏ và cây bụi.

 Phương án và các chỉ tiêu cải tạo phục hồi môi trường:

a. Phương án cải tạo và phục hồi môi trường mỏ bao gồm:

- Cải tạo để trồng cây công nghiệp, gồm:  Các bãi thải đất đá thải: F3, F7;

 Các hồ thải quặng đuôi: hồ quặng đuôi;  Các moong khai thác đã xong: MF3; MF7.

- Cải tạo để trồng cỏ

 Các nhà máy tuyển khoáng và các công trình phụ trợ: nhà máy tuyển.  San gạt, cải tạo bề mặt, gia cố các bãi thải đất đá F3, F7;

 San gạt, cải tạo bề mặt gia cố các moong khai thác đã xong: KTF3; KTF7.  Phủ lớp đất màu dày 0,3 - 0,6m để trồng cây keo lá tràm;

 Thời gian trồng và chăm sóc cây 3 năm.

 Hình thức thực hiện: Thực hiện theo hình thức cuốn chiếu.

b. Các chỉ tiêu kỹ thuật thi công:

Công tác cải tạo, phục hồi môi trường mỏ đất hiếm Đông Pao chủ yếu là san gạt tạo mặt bằng, đào hố, vận chuyển đất màu để trồng cây, trồng cỏ trong đó:

- San gạt, cải tạo mặt bằng, lu lèn đất, phủ đất màu, chuẩn bị đất trồng được thực hiện bằng cơ giới (xe ủi, xe lu…) kết hợp bằng thủ công.

- Trồng cây xanh, trồng cỏ bằng thủ công.

Trong các công tác trên cần quan tâm đến các vấn đề an toàn lao động cho người và thiết bị máy móc thi công, cũng như đảm bảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.

Các chỉ tiêu kỹ thuật khi thiết kế thi công cải tạo, phục hồi môi trường các khu vực chính như sau:

Đối với khu vực cải tạo để trồng cây công nghiệp

Nhằm đảm bảo việc cải tạo, phục hồi môi trường khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao phù hợp với công tác quy hoạch của địa phương (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch khoanh nuôi và phát triển rừng…) lựa chọn cây keo lá tràm (chủ đạo) và các loại cây keo khác như keo tai tượng, keo lai,… vừa cải thiện môi trường khu vực (cải tạo môi trường đất, điều hòa vi khí hậu, ngăn ngừa sự phát tán các yếu tố phóng xạ ra môi trường.

Theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn định mức kinh tế - kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng, khi trồng cây keo lá tràm cần chú ý những điều kiện kỹ thuật như sau:

Chuẩn bị đất: Có thể làm đất toàn diện hoặc làm đất cục bộ bằng phương thức cày chảo, sau đó dùng cày ngầm để cày rạch hàng sâu 40 cm, trên các rạch cày ngầm cuốc hố thường có kích thước 30 x 30 x 30 cm.

Lấp hố và bón lót:Trồng theo phương thức quảng canh cho việc lấp hố phải được hoàn thành trước khi trồng 7 - 10 ngày. Đối với rừng trồng thâm canh, phân bón lót chủ yếu là vô cơ và phân vi sinh. Do vậy việc bón lót phải được tiến hành đồng thời với việc lấp hố. Sau đó phải trồng ngay để tránh việc phân bị rửa trôi.

Mật độ trồng cây: Tùy theo mục tiêu trồng và điều kiện thâm canh mà lựa chọn mật độ trồng cho thích hợp. Trồng thâm canh cung cấp gỗ nguyên liệu giấy thường mật độ từ 1.600 - 2.000 cây/ha, thích hợp nhất là 1.660 cây/ha, cự ly hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2m.

Trồng cây:Khi thời tiết bắt đầu có mưa, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa để trồng cây. Trước khi đặt cây vào hố phải đập tơi đất trong hố, đảo đều phân bón lót và lấp đất thêm cho đầy hố. Cuốc một lỗ sâu khoảng 10 - 15 cm giữa hố, dùng dao rạch và tháo bỏ bầu trước khi trồng. Đặt cây thẳng đứng vào hố sao cho mặt trên của bầu đất thấp hơn miệng hố 1-2 cm, dùng tay lấp đất bột và ấn chặt xung quanh bầu. Dùng cuốc vun đất xung quanh đầy vào gốc cây.

Chăm sóc cây và quản lý bảo vệ rừng:Sau khi trồng phải tiến hành chăm sóc và quản lý bảo vệ, các giai đoạn như sau:

Từ 2 - 3 tháng tiến hành chăm sóc rừng với các thao tác kỹ thuật như dãy cỏ xới vun gốc đường kính 1m, đồng thời tiến hành trồng dặm và sửa cây đổ ngã. Cày giữa hai hàng cây, cày ranh bao ngạn, ranh lô (nếu có). Tùy theo mức độ thực bì có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì trước khi cày. Bảo vệ chống cháy, chống trâu bò, người vào phá hoại.

 Năm thứ nhất: thực hiện các công việc cải tạo, san gạt mặt bằng, chuẩn bị đất và trồng cây. Bắt đầu từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 thực hiện các công việc trồng dặm, chăm sóc cây, cỏ, theo dõi, giám sát môi trường.

 Năm thứ hai: cây non mới trồng có thể bị chết nên sau khi trồng 3 - 4 tuần phải tiến hành chăm sóc lần 1, chủ yếu là vun gốc và trồng dặm. Cây trồng dặm phải hoàn

toàn khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, sức sinh trưởng tốt. Chăm sóc lần 2 được thực hiện vào giữa mùa mưa. Lần 3 được thực hiện vào đầu mùa khô nhằm loại trừ cỏ dại, dây leo và cây bụi xâm lấn. Đồng thời tiến hành tỉa nhánh để hạn chế tiết diện thoát hơi nước qua bề mặt lá trong mùa khô.

 Năm thứ ba: cũng chăm sóc ba lần: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa mùa mưa và lần 3 vào đầu mùa khô.

 Năm thứ tư: chăm sóc 2 lần: lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào đầu mùa khô.  Năm thứ năm: chỉ chăm sóc một lần vào cuối mùa mưa hoặc đầu mùa khô. + Bảo vệ và phát triển rừng trồng:

Trồng keo lá tràm với mục tiêu vừa cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp giấy, vừa cung cấp gỗ lớn thì cần phải tiến hành tỉa thưa.

Đối với rừng trồng thâm canh, mật độ trồng phổ biến hiện nay là 1.660 cây/ha, mục tiêu cuối cùng là để kinh doanh gỗ lớn thì phải tỉa ít nhất 2/3 số cây trồng ban đầu. Tùy theo mức độ thâm canh và điều kiện phát triển của cây mà quyết định thời điểm chặt tỉa cho thích hợp.

Đối với khu vực cải tạo để trồng cỏ

Các khu vực ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố phóng xạ, như đã phân tích ở trên, sẽ được cải tạo để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc.

Loại cỏ được lựa chọn là cỏ voi, là loại cỏ có khẩu vị ngọt, có khả năng chịu rét, chịu hạn tốt nên có thể trồng trên đất có độ dốc cao, vừa có tác dụng cải tạo môi trường đất, chống xói mòn, vừa cho lợi ích kinh tế cao.

Vấn đề ký quỹ môi trường

- Thời gian tính ký quỹ môi trường

Thời gian khai thác theo dự án đầu tư đã được phê duyệt là 20 năm. Theo Điều 8, Chương II của Quyết định số 71/2008/QĐ-Ttg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản[16] thì Dự án thuộc hình thức ký quỹ nhiều lần.

Số tiền ký quỹ môi trường được xác định theo công thức (1): b cp g T M T A   (1) Trong đó:

A - Số tiền ký quỹ để phục hồi môi trường sau khai thác mỏ; Tg- Thời hạn khai thác theo giấy phép, Tg= 20 năm;

Tb- Thời hạn khai thác theo báo cáo đầu tư, Tb= 20 năm.

Mcp- Tổng chi phí phục hồi môi trường Mcp = 3.000.000.000 đồng Thay các số liệu vào công thức trên ta có:

A = = = 3.000.000.000 đồng

Như vậy tổng mức ký quỹ là A = 3.000.000.000 đ.

- Xác định mức tiền ký quỹ theo giai đoạn

Số tiền ký quỹ lần đầu (B)

Theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản[16], đối với các dự án có thời gian hoạt động từ 20 năm trở lên thì mức ký quỹ lần đầu bằng 15% số tiền phải ký quỹ (A).

Dự án đầu tư có thời gian khai thác là 20 năm, nên số tiền ký quỹ lần đầu (B) là: B = 15% × A = 15% × 3.000.000.000 đ = 450.000.000 đồng.

Như vậy, số tiền ký quỹ lần đầu là B = 450.000.000 đồng.

Số tiền ký quỹ những lần sau (C):

Số tiền ký quỹ những lần sau (C) được tính theo công thức (2):

) 1 ( ) (    Tg B A C (2); Trong đó:

C - Số tiền ký quỹ cho các lần sau.

B - Số tiền ký quỹ lần đầu, B = 450.000.000 đồng. Tg- Thời gian khai thác theo giấy phép, Tg= 20 năm. Thay vào công thức (2) ta có:

đ Tg B A C 134.210.000 ) 1 20 ( ) 000 . 000 . 450 000 . 000 . 000 . 3 ( ) 1 ( ) (       

Tóm lược chi phí và tiền ký quỹ để thực hiện dự án cải tạo, phục hồi môi trường như sau:

Bảng 3.24: Tóm lược kinh phí quỹ đểthực hiện phục hồi môitrường

TT Hạng mục Kinh phí (đ)

1 Tổng chi phí cải tạo, phục hồi môi trường: 3.000.000.000 đ 2 Tổng số tiền ký quỹ phục hồi môi trường năm đầu: 450.000.000 đ

3 Mức ký quỹ trong các năm tiếp theo: 134.210.000 đ

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Những kết quả điều tra, đánh giá, thăm dò từ những năm 1950 đến nay đã khẳng định Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về đất hiếm. Việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam vẫn còn thiếu công nghệ chế biến hiện đại và cũng chưa có đủ vốn đề đầu tư một cách quy mô. Mặt khác khai thác chế biến đất hiếm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vì chế biến đất hiếm phải dùng nhiều hóa chất ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, trong quặng đất hiếm có khoáng chất mang tính phóng xạ với cường độ cao hơn các loại khoáng sản khác. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ sức khỏe của công nhân khai thác, sức khoẻ của người dân trong khu vực mỏ và hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Đề tài "Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng F3, F7 mỏ đất hiếm Đông Pao, tỉnh Lai Châu", có một số kết luận chính như sau:

Về thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu, nhìn chung là chịu ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác khoáng sản. Đối với môi trường đất hầu hết có độ pH thấp, đất thuộc loại nghèo dinh dưỡng, các chỉ tiêu kim loại nặng một số vượt quá mức cho phép. Riêng môi trường nước và môi trường không khí có một vài chỉ tiêu vượt quá mức quy định. Tại khu vực sau khai thác, do bị ảnh hưởng bởi các chất phóng xạ nên không có người dân sống quanh khu vực này.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện và thực trạng của khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, việc đảm bảo an toàn phóng xạ, giảm thiểu các sự cố, rủi ro môi trường, phương án lựa chọn để cải tạo, phục hồi môi trường mỏ đất hiếm Đông Pao là “Phương án 1 - San gạt bề mặt bãi thải, các moong khai thác và các công trình phụ trợ, đổ một lớp đất màu dày khoảng 0.3 ÷ 0.6 m kết hợp việc cải tạo bằng phân khoáng

và trồng cây công nghiệp, trồng cỏ”.Phương án này có ưu điểm lớn nhất là giảm thiểu được các tác động của phóng xạ đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực, đồng thời vừa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường vừa đảm bảo phát triển kinh tế của khu vực do có thể trồng cây có giá trị kinh tế cao. Luận văn đã đưa ra các giải pháp, khối lượng và chi phí của công tác cải tạo phục hồi môi trường đối với các đối tượng cụ thể như moong khai thác, bãi thải chứa đất đá thải, hồ thải quặng đuôi, các nhà máy tuyển khoáng và các công trình xây dựng khác, trong đó:

 Các khu vực chứa đất đá thải F3, F7 hồ thải quặng đuôi, các moong khai thác đã xong được cải tạo thành khu vực trồng cây công nghiệp.

 Khu vực nhà máy tuyển và các công trình phụ trợ được cải tạo thành khu vực khoanh nuôi và trồng cỏ.

2. Đề nghị

- Đối với các đơn vị khai thác quặng đất hiếm: thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác và các quy định về bảo vệ môi trường. Đầu tư các chi phí xây dựng các hạng mục công trình xử lý trong quá trình khai thác đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành.

- Đối với chính quyền địa phương: Tăng cường các biện pháp khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng cương thanh tra, kiểm tra các đơn vị khai thác đất hiếm về việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường. Khoanh vùng, cảnh báo các khu vực đã khai thác quặng để tránh người dân và các loài động vật nuôi lại gần khu vực trên.

- Đối với người dân: nâng cao tinh thần trách nhiệm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường. Không lại gần các khu vực có cảnh báo, nghiêm túc chấp hành các quy định đặt ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bách khoa toàn thư mở (2014), “Khái niệm về đất hiếm”,

http://vi.wikipedia.org/wiki/đất hiếm, truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2014.

2. Bùi Tất Hợp, Trịnh Đình Huấn (2011), Liên đoàn địa chất xạ hiếm, Cục kinh tế địa chất và khoáng sản.

3. Bùi Tất Hợp (2011), “Tổng quan về đất hiếm”,http://metal - pages.com, truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2014.

4. Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu - VIMICO (Lavreco) (2009), Bản thuyết minh dự án đầu tư và Thiết kế cơ sở của “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, Tam Đường, Lai Châu”.

5. Công ty cổ phần Đất hiếm Lai Châu - VIMICO (Lavreco) (2009), Báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác và chế biến quặng đất hiếm mỏ Đông Pao, Tam Đường, Lai Châu”.

6. Cục địa chất Việt Nam - Viện Địa chất và Khoáng sản (2006), “Đánh giá tài nguyên khoáng sản nhóm kim loại phóng xạ và kim loại hiếm”, Đề án đánh giá tài

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)