Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 38)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Nguồn khoáng sản có giá trị nhất trong khu vực là đất hiếm và khoáng sản đi kèm là barit và flourit. Ngoài ra, trong khu vực còn phát hiện một số điểm mỏ đá xây dựng với trữ lượng nhỏ.

Khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao đã phát hiện trên 15 thân quặng lớn nhỏ, trong đó có 7 thân quặng lớn và có giá trị công nghiệp đã được điều tra đánh giá và lập dự án khai thác. Mô tả sơ lược các thân quặng như ở bảng sau:

F3

Bảng 3.5: Các thông số cơ bản của các thân quặng đất hiếm Hạng mục Đơn vịtính Các thân quặng F3 F7 Chiều dài m 450 1000 Chiều rộng m 50250 10500 Bề dày trung bình m 10100 10102 Độ cao phân bố m 750 - 850 810948 Nguồn: [11]

Các thân quặng nêu trên đều có cấu tạo gồm chủ yếu là thành phần đá syenit phong hóa mạnh chứa đất hiếm, fluorit, barit và đi kèm với các chất phóng xạ, một số thân quặng có xen kẹp nhiều lớp đá syenit phong hóa.

3.1.1.6. Đặc điểm địa chất thuỷ văn và địa chất công trình

Đặc điểm địa chấtthuỷ văn:

Theo các dạng tồn tại của nước dưới đất, có thể phân chia ra các đơn vị chứa nước như sau:

 Phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Đệ tứ (Q);

 Phức hệ chứa nước khe nứt - karst hệ tầng Đồng Giao (T2đg);

 Đới chứa nước khe nứt trong đá magma xâm nhập;

 Phức hệ chứa nước vỉa - khe nứt trong phun trào Paleogen (Pg);

Dưới đây là đặc điểm địa chất thủy văn của các đơn vị chứa nước.  Phức hệ chứa nước lỗ hổng trầm tích Đệ tứ (Q):

Phức hệ chứa nước này có diện phân bố hẹp dọc theo các thung lũng ven các

suối, lớn nhất là thung lũng suối Đông Pao với diện tích khoảng 0,08km2 kéo dài

trên 850m từ tây sang đông, chiều dày thay đổi trong khoảng 1- 5 m vát mỏng theo chiều dòng chảy. Đất đá chứa nước của phức hệ này gồm sườn tích thành phần là sét, sét pha lẫn dăm sạn và aluvi bãi bồi thành phần là cuội, sỏi, cát, tảng lăn, chiều dày trầm tích khoảng từ 1 - 4m.

Nguồn cung cấp nước cho phức hệ chứa nước này là nước mưa, nước mặt, miền thoát là hệ thống nước mặt. Phức hệ chứa nước này thuộc dạng nghèo nước, trong khu vực không gặp các điểm xuất lộ nước.

Phức hệ chứa nước khe nứt - karst hệ tầng Đồng Giao (T2đg):

Đất đá chứa nước của hệ tầng Đồng Giao phân bố chủ yếu ở phía đông bắc, tây bắc và rải rác ở tây nam, đông nam khu vực nghiên cứu với diện tích khoảng 2,33

km2 bao trùm các thân quặng đất hiếm. Đất đá chứa nước gồm đá vôi, đá vôi dăm

kết nứt nẻ tạo thành hệ thống các hang karst rất phức tạp.

Trên khu mỏ không quan sát thấy nước xuất lộ, khi khoan vào đá vôi, thường xẩy ra hiện tượng mất nước với lượng nước tiêu hao từ 0,1÷1,4l/s và xảy ra hiện tượng tụt mực nước. Nước dưới đất trong thành tạo đá vôi chủ yếu do nước mưa, nước trong đá syenit và các suối cung cấp. Miền thoát là các hang karst và các dòng chảy ngầm.

Đới chứa nước khe nứt trong đá magma xâm nhập hệ tầng Pusamcap.

Đới chứa nước phức hệ Pusamcap chiếm phần lớn diện tích thăm dò và bao quanh diện lộ của các thân quặng F9, F10, F14, F16 và F17. Đất đá chứa nước gồm syenit, syenit thạch anh và syenit porphyr hạt nhỏ. Nước lưu thông và tồn tại trong hệ thống khe nứt, nước thuộc loại không áp đến áp lực yếu.

Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước suối, miền thoát theo suối hoặc thấm qua các khe nứt xuống cung cấp cho hệ tầng Đồng Giao. Đới chứa nước này thuộc diện nghèo nước. Nước nhạt với độ tổng khoáng nhỏ, công thức hóa học nước là Bicacbonat - Clorua - Natri - Canxi - Magie[6].

Bảng 3.6: Một sốthông số địa chất thủy văn của các đới chứa nước Thân

quặng

Kết quả đổthí nghiệm Mực nước LK,m Lưu lượng mạch lộ, l/s Q, l/s K, m/ng Từ… đến Tr. bình F3 0,833-0,909 0,1-0,237 42,7÷94,7 62,6 F16 0,4 0,369 22,4÷96,8 64 F4 0,497 0,113 15,3÷20,3 15,8 0,043 - 0,055 F17 0,33 1,193 33,9÷95,2 75,4 F7 - - 25,5÷94,1 57,8 0,018 - 0,863 Nguồn: [6]

Đặc điểm địa chất công trình:

Căn cứ vào đặc điểm đất đá, tính chất cơ lý và phân bố của chúng trong không gian, đất đá vùng mỏ được phân vùng như sau:

- Lớp đất phủ:

Phân bố phần lớn trên mặt (trừ phần diện tích đá vôi hệ tầng Đồng Giao), thành phần chủ yếu gồm sét, sét pha màu nâu, nâu vàng lẫn dăm sạn; kết cấu dẻo cứng đến cứng. Chiều dày từ 0,5÷2,5 m.

- Quặng đất hiếm:

Phân bố ở trên mặt tại các vết lộ quặng có diện tích vài m2 đến vài chục m2.

Phần lớn quặng gặp trong các công trình hào, giếng, lỗ khoan duy trì tới độ sâu 100 m, có thể tới 170 m. Ở gần mặt đất đá bị phong hoá mạnh thành sét pha, sét màu tím, nâu tím, nâu vàng lẫn sạn trạng thái dẻo cứng đến cứng; xuống sâu mức độ phong hoá giảm dần. Chiều dày từ vài mét đến 40-60 m. Tính chất cơ lý của lớp quặng đất hiếm nêu ở bảng sau:

Bảng 3.7: Tính chất cơ lý của lớp quặng đất hiếm

TT Các chỉtiêu Đơn vị

tính

Trạng thái nửa cứng Trạng thái cứng

Min Max Min Max

1 Độ ẩm tự nhiên W % 1,1 2,7 0,9 6,5

2 Khối lượng thể tích tự nhiên g/cm3 2,28 2,39 2,28 2,81

3 Khối lượng riêng g/cm3 2,75 2,83 2,70 2,86

4 Cường độ kháng nén tự nhiên KG/cm2 63,0 154,0 132,0 850,0 5 Cường độ kháng nén KG/cm2 35,0 131 8,6 650,0 6 Cường độ kháng kéo KG/cm2 4,1 11,0 11,0 176,0 7 Hệ số kiên cố - 1,7 2,8 2,5 8,2 8 Góc ma sát trong độ 13028. 38035. 36019 42034 9 Lực dính kết KG/cm2 10,5 30,0 18,9 111,0 Nguồn: [5]

- Đá syenit thuộc hệ tầng Pusamcap:

Đá syenit hệ tầng Pusamcap gồm syenit thạch anh, syenit porphyr sáng màu, hạt nhỏ, cấu tạo khối ở trạng thái cứng chắc, phân bố dưới lớp quặng đất hiếm, trong đá có các mạch quặng đất hiếm. Mức độ phong hoá đá giảm dần theo chiều sâu, đối với đá bán phong hóa tới 100m, cá biệt tới 175 m.

- Đá vôi trạng thái cứng thuộc hệ tầng Đồng Giao:

Đá vôi lộ trên mặt ở tất cả 6 khu thăm dò, dưới sâu thường gặp ở phần đáy lỗ khoan ở độ sâu từ 11,5m trở xuống, chủ yếu là đá vôi màu xám trắng, cấu tạo dạng khối rắn chắc. Ngoài ra trong các khu thăm dò còn có thành tạo phun trào kiềm trên mặt nằm cách xa thân quặng; các thể nhỏ đá mạch xuyên trong khối syenit. Các thành tạo phun trào, đá mạch ít ảnh hưởng đến công tác thăm dò, khai thác mỏ nên

không được nghiên cứu kỹ.

3.1.2. Điều kin kinh tếxã hi ca mỏ đất hiếm Đông Pao, tỉnh Lai Châu

3.1.2.1. Dân cư và lao động

Đây là vùng núi cao, đất rộng, người thưa. Tập trung xung quanh vùng mỏ có các dân tộc ít người sinh sống như dân tộc Lừ ở các bản Đông Pao, Bản Hon, Bản Giang, Tình Nà; Dân tộc H’Mông ở Khoa Y Hồ; Dân tộc Rìu ở bản Nà Cưa; Dân tộc Dao ở bản Tẩn Pao Niêu.

Bảng3.8: Thống kê dân cư và lao động 2 xã Bản Hon và Bản Giang

TT Tên bản Sốhộ Sốkhẩu Số lao động

Xã Bản Hon, trong đó phân theo bản: 491 2.425 1.283

1 Bản Hon I 88 414 244

2 Bản Hon II 70 335 180

3 Nà Khum 48 222 118

4 Bãi trâu 20 111 65

TT Tên bản Sốhộ Sốkhẩu Số lao động

6 Đông Pao I 70 334 187

7 Đông Pao II 74 360 158

8 Chăn Nuôi 53 280 149

9 Hoa Dì Hồ 33 196 94

Xã Bản Giang, trong đóphân theo bn: 668 3.160 1.430

1 Bản Giang 116 536 213 2 Hà Giang 48 173 71 3 Nà Bỏ 87 428 198 4 Cốc Pa 85 423 189 5 Nà Sài 80 367 177 6 Suối Thầu 61 316 147 7 Sin Chải 45 247 104 8 Nà Cơ 75 345 169 9 Tẩn Phủ Nhiêu 71 327 162 Tổng cộng 1.159 5.585 2.713 Nguồn: [23] 3.1.2.2. Điều kiện kinh tế

Công nghiệp

Nhìn chung công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn còn chưa phát triển, hiện chỉ có một số cơ sở chế biến lâm sản, điện máy, cơ khí nông nghiệp nhỏ chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế ở trong vùng. Trong thời kỳ từ năm 1990 - 2000 hoạt động khai thác khoáng sản ở khu vực Đông Pao khá phát triển. Trong đó các thân quặng fluorit F5 và F4 được khai thác làm phụ gia xi măng. Ngoài khai thác quặng fluorit, nhân dân còn khai thác đá vôi phục vụ xây dựng công trình công cộng và nhà cửa ở địa phương.

Nông nghiệp

Những khu vực tập trung đông dân cư như Bình Lư, kinh tế của đồng bào dân tộc trong vùng chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, đời sống còn nhiều khó khăn. Sản phẩm chủ yếu là lúa, ngô, sắn, một số thu nhập từ cây chè, mía và từ chăn nuôi, sản lượng chưa đủ cung cấp cho một bộ phận dân cư.

Bảng3.9: Một số chỉ tiêu kinh tế của xã Bản Hon và Bản Giang năm 2010

TT Hạng mục ĐV tính Giá trị đạt

Bn Hon Bn Giang

1 Diện tích trồng cây lương thực có hạt Ha 345 1003

2 Sản lượng lương thực cả năm tấn 1.431,2 3320

2 Bình quân lương thực đầu người kg/người/năm 610 900

4 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản Ha 9,8 32

5 Sản lượng nuôi trồng thủy sản tấn 4,9 28,8

6 Tổng diện tích rừng hiện có Ha 3.265,8 1276

7 Tỷ lệ độ che phủ rừng % 59,87 -

8 Tổng đàn gia súc, trong đó: Con 5.591 4223

Trâu, bò Con 1.000 1.008

Lợn Con 657 3205

Con 44 -

9 Gia cầm các loại Con 3.777 -

10 Tổng thu ngân sách tr.đ 1.708 -

11 Tổng chi ngân sách tr.đ 1.684 -

Giáo dục và đào tạo:

- Xã bản Hon:

Năm học 2010-2011 toàn xã có 3 trường, 41 lớp với 618 học sinh, tăng 1 lớp, 9 học sinh so với năm học 2009-2010. Tiếp tục duy trì và giữ vững là xã đạt chuẩn phổ cập THCS, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chuẩn bị các điều kiện để được công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, duy chì tốt mô hình bán trú dân nuôi với tổng số 72 học sinh ở nội trú[23].

- Xã Bản Giang:

Năm học 2010 - 2011, xã có 12 lớp THCS với 24 giáo viên và 202 học sinh; 30 lớp tiểu học, 47 giáo viên và 417 học sinh; 15 lớp mầm non với 22 giáo viên và 292 học sinh[23].

Y tế và tình hình dịch bệnh

- Xã Bản Hon:

Tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã ổn định, không có dịch lớn xảy ra. Công tác khám chữa bệnh được quan tâm, trong năm qua đã khám chữa bệnh cho 5.243 lượt người. Khám chữa bệnh cho trẻ dưới 06 tuổi 923 trẻ, tổ chức tiêm chủng mở rộng đầy đủ các loại vacxin cho 59 cháu. Các chương trình mục tiêu quốc gia triển khai có hiểu quả, tập trung tuyên tuyền phổ biến các kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, thường xuyên kiểm tra các quán bán hàng tạp hoá, phòng chống dịch tiêu chảy cấp, bệnh chó, mèo dại, tăng cường công tác phòng chống sốt rét, chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống HIV/ADS[23].

- Xã Bản Giang:

Hoạt động của trạm y tế thường xuyên trực khám chữa bệnh miễn phí cho bà con và triển khai tuyên tuyền phòng chống dịch bệnh, quản lý chặt chẽ tình hình dịch bệnh, tìm cách ngăn chặt dịch bệnh lớn xảy ra. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, tổng số lần khám thực hiện là 7.212 lượt người, tổng số bệnh nhân điều trị nội là 61 lượt người. Tổng số người làm máu xét nghiệm chống sốt rét là 465 lượt người, tiêm

chủng mở rộng cho 76 cháu, tổng số phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván đủ liều là 76 người[23].

Văn hoá – thông tin – truyền thông

Chính quyền các xã Bản Hon và Bản Giang làm tốt công tác văn hóa, thông tin và tuyên truyền. Thường xuyên phối hợp cùng các cấp các ngành tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước. Vận động các gia đình có đối tượng nghiện ma túy tự giác làm đơn xin cai. Hoạt động văn hoá - TDTT, thông tin tuyên truyền, tham gia đầy đủ các hoạt động văn hóa văn nghệ do huyện tổ chức. Nhiều thôn bản được công nhận là đạt chuẩn văn hóa. Tuyên truyền thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ sinh con thứ ba. Duy trì chế độ giao ban hàng tháng, tổ chức tuyên truyền vận động bà con nhân dân sinh đẻ có kế hoạch tới từng bản.

An ninh, quốc phòng

Thực hiện nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, nắm chắc tình hình, điều chỉnh kế hoạch sát với nhiệm vụ chính trị ở địa phương, chỉ đạo các lực lượng thường xuyên điều tra, canh gác đảm bảo giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Tăng cường công tác nắm tình hình, kiểm tra, kiểm soát, điều tra nhằm đảm bảo an toàn trật tự trên địa bàn; đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, tổ chức tuyên truyền luật giao thông đường bộ, tăng cường đấu tranh chống biểu hiện truyền đạo trái pháp luật, lực lượng công an xã và thôn bản được tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ.

3.2. Thực trạng môi trường khu vực nghiên cứu

3.2.1. Môi trường đất

Đất vùng nghiên cứu chịu tác động của hoạt động phong hoá bóc mòn, đất đá lộ trên mặt chủ yếu deluvi, eluvi chứa quặng đất hiếm. Ở lớp sâu là các thành tạo syenit, đá vôi và các thể đá mạch xuyên cắt.

Bng 3.10: Vtrí ly mẫu đất vùng dán TT Ký hiu

mu Vị trí và địa điểm ly mu Tọa độ(m)

X Y

1 D1 Đất đồi chè bản Đông Pao 350,827 2,466,883

2 D2 Đất nương rẫy Bản Thẳm 351,262 2,468,951

3 D3 Đất ruộng lúa gần Bản Thẳm 351,670 2,468,080

4 D4 Đất ruộng Bản Giang 349,081 2,467,680

- Đặc điểm dinh dưỡng và thành phần hóa học một số loại đất nêu ở bảng sau:

Bng 3.11: Thành phn hóa lý và dinh dưỡng của đất

Chtiêu Đơn vị Kết qu 03:2008/BTNMTQCVN D1 D2 D3 D4 pH - 4,58 4,72 5,21 4,24 - Humus % 3,52 5,3 3,95 4,02 - N mg/kg 190,0 181 136,5 198,5 - P2O5 mg/kg 6,913 1,487 4,110 1,702 - K2O mg/kg 2,832 54,349 22,585 13,694 - Hg mg/kg 0,254 0,073 0,104 0,087 - As mg/kg 5,1 6,23 3,52 2,85 12 Pb mg/kg 66,1 16,07 12,3 41,3 100 Cu mg/kg 141,1 17,5 60,7 21,3 50 Zn mg/kg 99,02 11,19 129,6 106,4 200 Cd mg/kg 0,584 0,289 0,323 0,105 2 Nguồn: [12]

Từ kết quả phân tích nêu trên, có thể có một số nhận xét như sau:

+ Hầu hết mẫu đất có độ pH thấp, thuộc loại đất chua đặc trưng cho địa hình thung lũng, miền núi.

+ Đất thuộc loại nghèo dinh dưỡng: độ mùn từ 3,52 - 5,3%, hàm lượng N từ

136,5 - 198,5 mg/kg; P2O5: 1,487 - 6,913mg/kg; K2O: 2,832-54,349 mg/kg.

+ Các chỉ tiêu kim loại nặng đều nằm trong giới hạn của QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về quy định giới hạn kim loại

nặng trong đất, chỉ có chỉ tiêu về Cu của đất đồi chè bản Đông Pao và đất ruộng lúa gần bản Thẳm là vượt quy chuẩn QCVN 03:2008/BTNMT.

3.2.2. Môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)