Phân tích đánh giá các phương án đề xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 63)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.1.3. Phân tích đánh giá các phương án đề xuất

Phương án 1:

- Các nội dung chính của phương án này như sau:

 Các moong khai thác: Sau khi kết thúc mỗi tầng khai thác sẽ san gạt, tạo mặt bằng, phủ một lớp đất màu để trồng cỏ.

 Các nhà máy tuyển, nhà xưởng khi không còn nhu cầu sử dụng sẽ tháo dỡ, san gạt trả lại mặt bằng, phủ một lớp đất màu để trồng cỏ.

 Các bãi thải đất đá: Cải tạo độ dốc bãi thải, tạo các công trình thoát nước phù hợp trong quá trình khai thác. Khi kết thúc đổ thải tiến hành san gạt, lu lèn, gia cố chống sụt lún, trượt lở, phủ một lớp đất màu để trồng cây công nghiệp.

 Các bãi thải quặng đuôi: Tạo đường thoát nước phù hợp trong quá trình đổ thải. Sau khi kết thúc đổ thải, san gạt, gia cố và phủ lớp đất để trông cây công nghiệp.

- Ưu điểm:

 Đảm bảo an toàn phóng xạ do được phủ lớp đất màu hợp lý;  Tạo cảnh quan cây xanh, cải tạo điều kiện vi khí hậu của khu vực;

 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng có lợi hơn, có thể trồng cây có giá trị kinh tế cao.

- Nhược điểm:

 Đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ môi trường chuyên trách ngay từ đầu;

 Khó khăn trong công tác khai thác, sử dụng đất màu do khối lượng lớn, địa điểm cách xa nơi khai thác;

 Kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường lớn do phải san gạt, gia công mặt bằng và vận chuyển đất màu.

Phương án 2:

- Các nội dung chính của phương án này như sau:

 Các moong khai thác; các bãi thải đất đá, quặng đuôi sau khi kết thúc khai thác sẽ rải một lớp phân khoáng, chế phẩm sinh học hoặc các chất dĩnh dưỡng khác.  Các nhà máy tuyển, công trình phụ trợ khác khi không còn nhu cầu sử dụng sẽ

tháo dỡ, san gạt trả lại mặt bằng.

- Ưu điểm:

 Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp;

 Sau khi kết thúc khai thác mới phải thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường.

- Nhược điểm:

 Không cải tạo được môi trường theo hướng “bằng” hoặc “hơn” so với trước khai thác do khu vực hiện tại là diện tích rừng thưa, cây bụi,thảm cỏ và hoa màu;

 Không chuyển đổi được mục đích sử dụng đất theo hướng có lợi về môi trường; Không đảm bảo an toàn phóng xạ, đặc biệt các bãi thải, hồ quặng đuôi…

Phương án 3:

- Các nội dung chính như sau:

 Các moong khai thác được cải tạo thành hồ tự nhiên, san gạt để trồng cỏ và khoanh nuôi cây bụi.

 Các nhà máy tuyển, công trình phụ trợ khi không còn nhu cầu sử dụng sẽ tháo dỡ, san gạt trả lại mặt bằng.

- Ưu điểm:

 Đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, đặc biệt sau khi kết thúc khai thác mới phải thực hiện phục hồi môi trường;

 Điều hòa vi khí hậu khu vực do tác dụng của hồ chứa nước.

- Nhược điểm:

 Không cải tạo môi trường theo hướng “bằng” hoặc “hơn” so với trước thời điểm khai thác mỏ;

 Không chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng có lợi cho môi trường;  Không đảm bảo an toàn phóng xạ đặc biệt cho khu vực hồ chứa nước và các

khu vực bãi thải, hồ quặng đuôi…

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)