Các phương án cải tạo phục hồi môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 61)

L Ờ IC ẢM ƠN

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.1.2. Các phương án cải tạo phục hồi môi trường

Công tác cải tạo, phục hồi môi trường mỏ đất hiếm Đông Pao, Lai Châu nhằm khắc phục một phần hay toàn bộ các tác động môi trường do việc chiếm dụng đất, thảm thực vật cho các công tác khai thác mỏ lộ thiên, chế biến quặng đất hiếm và xây dựng các công trình phụ trợ gây ra.

Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản[16], mỏ đất hiếm Đông Pao thuộc loại mỏ khai thác lộ thiên không có nguy cơ tạo dòng thải axit, do đó những nội dung chính phải cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản bao gồm các công việc sau:

- Để lại địa hình có hình dạng hố mỏ, có độ sâu so với mặt bằng tự nhiên: thực hiện lấp đầy trả lại mặt bằng như mặt bằng trước đây nếu có thể hoặc tạo thành một hồ chứa nước, có đê bao ngăn súc vật vào.

- Để lại địa hình khác dạng hố mỏ: phục hồi bằng cách san gạt, tạo mặt bằng để phủ xanh hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Các bãi thải đất đá: nếu bãi thải có dạng đống cao phải san cắt tầng, tạo độ dốc của bãi thải và các tầng thải, tạo các công trình thoát nước phù hợp ngay trong quá trình khai thác. Khi kết thúc khai thác tiến hành san gạt, có biện pháp chống sụt, lún, trượt và phủ đất mặt cho tất cả các tầng thải và đỉnh bãi thải và phủ xanh; nếu bãi thải được thải vào thung lũng thì phải san gạt và phủ đất mặt để phủ xanh; hoặc các biện pháp khác phù hợp với tính chất địa hình của khu vực.

- Các bãi thải quặng đuôi: tạo đường thoát nước phù hợp, san gạt, phủ đất mặt và trồng cây hoặc trả lại diện tích canh tác nếu có thể.

- Các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ khai thác mỏ không còn nhu cầu sử dụng: tháo dỡ trả lại mặt bằng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.

- Những hình thức phục hồi khả thi khác.

Căn cứ các điều kiện thực tế khu mỏ, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác cải tạo, phục hồi môi trường khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao có thể được thực hiện theo các phương án sau:

- Phương án 1: San gạt bề mặt bãi thải, các moong khai thác và các công trình phụ trợ, đổ một lớp đất màu dày khoảng 0.3 ÷ 0.6 m kết hợp việc cải tạo bằng phân khoáng và trồng cây công nghiệp, trồng cỏ.

- Phương án 2: Trực tiếp cải tạo đất bằng các chế phẩm sinh học, các loại phân khoáng, phân vi sinh, các hoạt tính sinh học thổ nhưỡng, các chất mang dinh dưỡng, giữ ẩm (các polyme, khoáng chất hoạt hóa).

- Phương án 3: Cải tạo các moong khai thác (không được dùng làm bãi thải trong) thành các hồ chứa nước, các khu vực khác, san gạt mặt bằng và bảo vệ, khoanh nuôi cỏ, cây bụi.

Trong cả 3 phương án trên, mỗi phương án đều có những ưu nhược điểm riêng theo các tiêu chí về kinh tế, môi trường, do đó cần phân tích cụ thể các ưu nhược điểm của từng phương án để lựa chọn phương án tối ưu nhằm phục vụ tốt công tác bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)