Tính chỉ số phục hồi đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 66)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.3.2.1.Tính chỉ số phục hồi đất

3. Ý nghĩa của đề tài

3.3.2.1.Tính chỉ số phục hồi đất

Theo Thông tư số 34 /2009/TT-BTNMT ngày 31/12/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường[20],“Chỉ số phục hồi đất - Ip”được tính theo công thức sau:

Ip= (Gm–Gp)/Gc;

Trong đó:

Gm- giá trị đất sau khi phục hồi, dự tính theo giá thị trường tại thời điểm tính; Gp- tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;

Gc- giá trị nguyên thuỷ của đất trước khi mở mỏ ở thời điểm tính toán.

a. Tính giá trị đất đai sau khi phục hồi (Gm):

Theo phương án lựa chọn, diện tích đất sau khi phục hồi là 1.943.306 m2, gồm 2 loại:

- Đất rừng sản xuất (keo lá tràm): 1.196.202 m2.

Theo Quyết định số 45/2011/QĐ-UBND ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Lai Châu Về việc ban hành Quy định giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Lai Châu, giá đất tại dự án ở vị trí 2 (VT2) thuộc 2 xã Bản Hon và Bản Giang[15], như sau:

- Đất rừng sản xuất: 3.000 đ/m2.

- Đất trồng cây hàng năm: 20.000 đ/m2. Ta có :

Gm= (1.196.202 m23.000 đ/m2) + (747.104 m220.000 đ/m2) = 18.530.686.000 đ

b. Tính tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng (Gp):

Tổng chi phí phục hồi đất để đạt mục đích sử dụng các hạng mục sau: (1) Chi phí vận chuyển đất màu (CP1);

(2) Chi phí san gạt, chuẩn bị đất trồng (CP2); (3) Chi phí trồng và chăm sóc cây (CP3); (4) Chi phí trồng và chăm sóc cỏ (CP4);

Về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản và các loại kinh phí khác liên quan đến công tác bảo vệ môi trường của dự án như: phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; phí cấp phép khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước; phí thực hiện và cấp phép hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án… không nằm trong kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường của dự án và sẽ được Chủ dự án tính toán và thực hiện hàng năm theo các quy định hiện hành của UBND tỉnh Lai Châu và của các Bộ, ngành liên quan.

Tính toán cụ thể các hạng mục như sau:

Chi phí vận chuyển đất màu từ nơi khác đến đổ vào diện tích cần thiết cải tạo môi trường tính theo đơn giá vận chuyển đất đối với loại vận chuyển bằng ôtô 10 tấn tự đổ, cự ly ≤ 500m, đất cấp III, áp dụng định mức AB.41233 là 6.391 đồng/m3.

Khối lượng đất màu cần vận chuyển là 960.231 m3 Chi phí vận chuyển đất màu như sau:

CP1 = 941.852 m3× 6.391 đồng/m3= 6.019.378.688 đồng (2) Chi phí san gạt đất, cải tạo mặt bằng (CP2)

Theo phương án lựa chọn, khối lượng đất màu cần đổ là: 941.852 m3.

Đơn giá hiện hành của UBND tỉnh Lai Châu năm 2011 quy định đối với thiết bị san gạt bằng máy ủi 180CV, định mức AB.34320 là: 2.170 đồng/m3.

Chi phí san gạt mặt bằng là:

CP2= 941.852 m3× 2.170 đ/m3= 2.043.819.708 đồng (3) Chi phí trồng và chăm sóc cây (CP3)

Căn cứ nội dung của Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/07/2005 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế trồng rừng, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng[14], chi phí trồng một hecta cây keo lá tràm gồm các nội dung nêu trong bảng sau:

Bảng 3.23: Chi phí trồng và chăm sóc cây

TT Hạng mục, căn cứ ĐV tính Định mức Tính cho 1ha (công)

Thành tiền (đ) cho 1ha

1. Vt liu 1.876.040

TT Hạng mục, căn cứ ĐV tính Định mức Tính cho 1ha (công)

Thành tiền (đ) cho 1ha (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mua cây giống trồng lần 1 (theo đơn giá hiện hành)

440 đ/cây x 1.660 cây/ha 730.400

Cây giống trồng dặm năm thứ nhất (15%)

440 đ/cây x 250 cây/ha 110.000

Cây giống trồng dặm năm thứ hai (10%)

440 đ/cây x 166 cây/ha 73.040

1.2 Bón phân

Phân hữu cơ

Bón năm thứ nhất 62,5kg/ha x 5.000đ/kg 312.500

Bón năm thứ hai 62,5kg/ha x 5.000đ/kg 312.500

Bón phân đạm

Bón năm thứ nhất 2,5kg/ha x 25.000đ/kg 62.500

Bón năm thứ hai 2,5kg/ha x 25.000đ/kg 62.500

Bón phân lân

Bón năm thứ nhất 6,88kg/ha x 10.000đ/kg 68.800

Bón năm thứ hai 6,88kg/ha x 10.000đ/kg 68.800

Bón phân kali

Bón năm thứ nhất 3,75kg/ha x 10.000đ/kg 37.500

Bón năm thứ hai 3,75kg/ha x 10.000đ/kg 37.500

2 Chi phí nhân công: 146.37 23.845.004

TT Hạng mục, căn cứ ĐV tính Định mức Tính cho 1ha (công) Thành tiền (đ) cho 1ha Cuốc hố (30×30×30cm) hố/công 132 9.46 Lấp hố hố/công 313 3.99

Vận chuyển cây và trồng cây/công 159 7.86

Vận chuyển và bón phân cây/công 147 8.5

Trồng dặm cây/công 108 1.74

Phát lần 1 m2/công 686 7.29

Phát lần 2 m2/công 870 5.75

Xới vun gốc lần 1 cây/công 196 6.38

Xới vun gốc lần 2 cây/công 196 6.38

Bảo vệ rừng công/ha/năm 7.28

2.2 Chi phí nhân công: chăm sóc năm thứ 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát lần 1 (theo băng) m2/công 686 7.29

Phát lần 2 m2/công 870 5.75

Phát lần 3 m2/công 870 5.75

Vận chuyển và bón phân cây/công 147 8.5

Trồng dặm cây/công 108 1.74

Xới vun gốc cây/công 196 6.38

Bảo vệ rừng Công/ha/năm 7.28

2.3 Chi phí nhân công: chăm sóc năm thứ ba

TT Hạng mục, căn cứ ĐV tính Định mức Tính cho 1ha (công) Thành tiền (đ) cho 1ha Phát lần 2 m2/công 823 6.08 Phát lần 3 m2/công 823 6.08 Bảo vệ rừng Công/ha/năm 7.28

2.4 Chi phí nhân công chăm sóc năm thứ tư

Phát lần 1 (theo băng) m2/công 823 6.08

Bảo vệ rừng Công/ha/năm 7.28

Chi phí nhân công theo Nghị định 70/2011/NĐ - CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động[10]: vùng IV - 1.400.000 đ/tháng (22 ngày/tháng). Đối với công nhân trồng và chăm sóc cây, bảo vệ rừng, hệ số lương bậc 3/6 là 2,56, chi phí ngày công là 162.909 đồng.

- Diện tích được trồng cây: 1.196.202 m2 119,6 ha - Chi phí trồng và chăm sóc cây là:

CP3= (1.876.040 + 23.845.004) × 119,6 = 3.076.756.384 đồng (4) Chi phí trồng cỏ (CP4)

Kinh phí trồng cỏ và khoanh nuôi bảo vệ cây bụi được tham khảo thực tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu và một số dự án tương tự với mức trung bình khoảng 10 triệu/ha.

Với diện tích trồng cỏ của mỏ Đông Pao là 747.104 m2 74,7 ha, kinh phí trồng cỏ như sau:

Tổng CP phục hồi đất để đạt mục đích sử dụng:

GP= CP1+ CP2+ CP3+ CP4=11.887.058.780 đ

c. Tính giá trị nguyên thuỷ của đất trước khi mở mỏ (Gc):

Trước khi mở mỏ khai thác, đất trong khu vực bao gồm:

- Đất trồng rừng (95%): 1.846.141m2, trong đó khoảng 70% bỏ hoang (1.292.298m2), còn lại là đất có rừng thưa (553.842 m2).

- Đất trồng cây hàng năm (5%): 97.165 m2.

Theo Quyết định số 45/2011/QĐ - UBND[15], đất bỏ hoang được coi như loại đất chưa sử dụng có giá bằng 20% giá đất liền kề (giá đất rừng sản xuất khu vực Bản Hon, Bản Giang): 20%  3.000 đ/m2 = 600 đ/m2; giá đất trồng cây hàng năm: 20.000 đ/m2.

Gc = (1.292.298 m2 600 đ/m2) + (553.842 m2  3.000 đ/m2) + (97.165 m2  3.000 đ/m2) = 4.380.211.724 đ.

Thay số vào ta tính được “chỉ số phục hồi đất” như sau:

Ip=(Gm–Gp)/Gc=(18.530.686.000đ -11.887.058.780đ)/4.380.211.724đ = 1,5. Như vậy, sau khi cải tạo, phục hồi diện tích đất khai thác đạt giá trị lớn hơn giá trị đất trước khi khai thác. Hơn nữa, sau khi dự án kết thúc khu vực này sẽ an toàn hơn về mặt phóng xạ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất phương án phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản thân quặng f3, f7 mỏ đất hiếm đông pao, tỉnh lai châu (Trang 66)