L Ờ IC ẢM ƠN
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1.4. Đặc điểm địa tầng, địa chất
Địa tầng, địa chât:
- Hệ tầng Đồng Giao (T2ađg):
Gồm các trầm tích cacbonat phân bố chủ yếu ở xung quanh khu mỏ. Do các hoạt động kiến tạo và xâm nhập, đá vôi bị dăm kết, cà nát, hoa hoá hoặc dolomit hóa, một số nơi có các mạch, vi mạch calcit. Thành phần khoáng vật của đá vôi chủ yếu là calcit (90 - 98%)[11].
- Hệ tầng Yên Châu (K2yc):
Phân bố ở tây nam vùng nghiên cứu, bao gồm cuội kết, cát kết, cuội kết rất rắn chắc, thành phần cuội gồm: quarzit, thạch anh, đá vôi và cả đá phiến sét. Phần giữa của tầng cuội kết, cát kết có biểu hiện thạch cao và muối.
- Hệ Đệ tứ (Q):
Các thành tạo Đệ tứ gồm các lớp đất trồng, sườn, bồi tích là sản phẩm của các quá trình phong hóa, bào mòn các loại đá chủ yếu là syenit. Chiều dày lớp đất phủ từ vài dm đến 3 – 4 m ở sườn và đỉnh núi, ở các vùng trũng lên đến hàng chục mét.
Magma, kiến tạo:
- Magma xâm nhập:
Thành tạo đá xâm nhập chủ yếu là sự xuất hiện khối syenit và các loại đá
mạch thuộc phức hệ đá kiềm Pusamcap (asyE1pc). Khối syenit Đông Pao phân bố
trên diện tích 13 km2ở phía tây nam và tây bắc bản Đông Pao, có dạng kéo dài theo
phương TB - ĐN khoảng 5,5 km, chiều rộng lớn nhất khoảng 3,5 km. Đá syenit có thành phần chủ yếu gồm: felspat kali với hàm lượng thạch anh trong syenit thường < 10%, biotit 1 - 5%, ngoài ra còn có các khoáng vật phụ như zircon, rutil, apatit, manhetit, sphen[11].
- Đặc điểm kiến tạo:
Hoạt động kiến tạo ở đây rất mạnh mẽ, có nhiều giai đoạn với mức độ khác nhau. Dọc theo đứt gãy Đông Pao - Tam Đường thường gặp đá vôi dăm kết, đá phiến, cát kết bị cà nát, vò nhàu, nén ép mạnh. Về phía tây và tây nam cũng xuất hiện những đứt gãy có phương chung TB - ĐN và gây ra các hiện tượng cà nát, vò nhàu trong đá vây quanh.
Nguồn: [11]
Hình 3.1: Sơ đồ địa chất các thân quặng mỏ đất hiếm ĐôngPao